×

Tự Học ReactJS Cơ Bản – Các Khái Niệm Cần Nắm Rõ

Ngày đăng: 01/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 01/12/2022

ReactJS là gì? Cần tìm hiểu những gì khi bắt đầu làm quen với với ReactJS? Có thể tự học ReactJS cơ bản không? Tất cả các câu trả lời về ReactJS sẽ được Glints giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

ReactJS là gì?

ReactJS là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được phát triển bởi Facebook nhằm tạo ra các ứng dụng web nhanh và hiệu quả với mã nguồn.

Mục đích chính của ReactJS là khiến cho website hoạt động mượt mà, khả năng mở rộng cao và đơn giản. 

Thay vì làm việc trên toàn ứng dụng web, ReactJS cho phép các nhà phát triển có thể phá vỡ giao diện người dùng phức tạp một cách thuận lợi thành các thành phần đơn giản.

Tại sao ReactJS được nhiều doanh nghiệp lựa chọn?

Với bất kỳ công ty công nghệ nào, họ luôn mong muốn tìm kiếm những phương pháp phát triển công nghệ tốt nhất để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

reactjs co ban
Tại sao bạn nên học ReactJS?

ReactJS là một trong những công nghệ đáng để doanh nghiệp lựa chọn nhằm hiện thực mục tiêu vượt mặt đối thủ cạnh tranh. ReactJS cho phép doanh nghiệp tạo ra các ứng dụng web có UI tốt hơn, qua đó nâng cao trải nghiệm của người dùng như lượt tương tác, tỷ lệ click, lượt chuyển đổi. 

Các doanh nghiệp sử dụng ReactJS có giao diện ứng dụng tốt hơn các đơn vị sử dụng các framework khác vì ReactJS ngăn chặn việc cập nhật của DOM giúp ứng dụng nhanh và truyền tải tốt hơn UX.

Các khái niệm về ReactJS

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về tự học ReactJS cơ bản, chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản về công nghệ này nhé.

Học ReactJS cơ bản: Virtual Dom

DOM hay Document Object Model là một cấu trúc trừu tượng của text. Mỗi đoạn mã của HTML được gọi là một HTML DOM, các yếu tố trong HTML là các nodes của DOM đó. 

Tại sao chúng ta cần virtual DOM vì khi nodes thay đổi các nodes khác cũng cần thay đổi. Chẳng hạn, bạn có 10 items nhưng nếu bạn thay đổi 1 thì DOM cững thay đổi 9 items còn lại quay trở lại trạng thái ban đầu.

Điều này là không thực sự cần thiết, bởi tốc độ xử lý của DOM nhanh nhưng với các ứng dụng SPA việc thay đổi các DOM liên tục sẽ xảy ra khá chậm và không mang tính khả thi cao khi triển khai ứng dụng lớn. Khi đó virtual DOM sẽ được sử dụng để thay thế, được xây dựng dựa trên DOM thực tế.

Khi thực hiện render một JSX element, các virtual DOM object sẽ được cập nhật khi virtual DOM được cập nhật. ReactJS so sánh virtual DOM với virtual DOM trước đó nhằm đảm bảo trước khi thực hiện cập nhật, cập nhật trên DOM thật sau đó và hiển thị trên màn hình.

Việc sử dụng virtual DOM  sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên và tốc độ xử lý nhanh hơn vì virtual DOM tập trung cập nhật 1 items duy nhất.

Component

Khi làm việc trong các project lớn, UI có độ phức tạp cao và cần được chia thành các thành phần nhỏ được gọi là component. 

Trong ReactJS có hai loại component chính là Class component và Function component.

react js cơ bản
Hướng dẫn học ReactJS cơ bản: không thể bỏ qua các khái niệm sau.

Đọc thêm: Machine Learning Là Gì? 8 Khóa Học Machine Learning Online Miễn Phí

JSX

JSX là thuật ngữ viết tắt của Javascript XML cho phép việc viết đoạn mã HTML trong React trở nên đơn giản, dễ dàng và có cấu trúc hơn. Cú pháp gần tương tự với HTML.

Props & State

Props và State là hai kiểu dữ liệu React. Nếu bạn chỉ mới tìm hiểu thì khá khó để phân biệt ngay từ đầu, nhưng khi bạn bắt đầu công việc code thì sẽ nhanh chóng có thể phân biệt được hai loại dữ liệu này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai kiểu dữ liệu này: Trong khi state thì private và chỉ thay đổi bên trong component thì Props mang tính external, được truyền từ component cao hơn theo phân cấp. 

Cụ thể:

Props là tham số được chuyển qua lại giữa các React component và được truyền qua các component với cú pháp tương tự HTML attributes.

State là một object lưu trữ giá trị của các thuộc tính trong component và tồn tại trong phạm vi của component đó. Khi giá trị của state được thay đổi, component sẽ được render lại.

Cách để cài đặt state khá đơn giản là việc cài đặt hàm getInitialState() vào component, và trả về bất cứ gì bạn muốn cài đặt trong state của component này.

Để thay đổi state, chúng ta gọi hàm this.setState(), và truyền vào state mới giống như một tham số.

Đọc thêm: So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Flutter Vs React Native 

React Lifecycle

React Lifecycle là một vòng đời của component. Trong khi render một component thì ReactJS thực hiện nhiều tiến trình khác nhau và được lặp lại nhiều lần với các component.

Khi một component được gọi lên trước, nó sẽ tiến hành cài đặt props và state tiếp đó là mounting, unmounting, update, v.v khi đó bạn cần sử dụng hỗ trợ của các hàm lifecycle.

học react js
Học React JS như thế nào?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về học ReactJS cơ bản, cũng như các khái niệm cơ bản về công nghệ thú vị này mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ReactJS cơ bản cũng như các khái niệm liên quan. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.2 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X