×

So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Flutter Vs React Native

Ngày đăng: 29/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/11/2022

Trên thị trường hiện nay, mặc dù có nhiều framework Cross-platform nhưng Flutter vs React Native vẫn là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về hai nền tảng này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Flutter là gì?

Flutter được phát hành vào năm 2018 bởi Google, là bộ công cụ giao diện người dùng di động để xây dựng các ứng dụng được biên dịch nguyên bản trên thiết bị di động, web máy tính để bàn từ một cơ sở mã duy nhất.

Flutter được phát triển trên ngôn ngữ Dart (cũng được phát triển bởi Google). Đây là một ngôn ngữ hướng đối tượng, bởi vậy trong quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng này sang ngôn ngữ tương tự khác sẽ diễn ra rất thuận lợi. 

Đọc thêm: Flutter Là Gì? Vì Sao Bạn Nên Học Ngôn Ngữ Flutter?

React Native là gì?

React Native được phát hành vào năm 2015 bởi Facebook, là một khung để xây dựng các ứng dụng bằng gốc React. Hiện nay, React Native được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn sử dụng.

react native là gì
(credit: mDevlopers)

So sánh Flutter vs React Native

Cùng Glints tìm hiểu chi tiết hơn về điểm giống và khác nhau giữa Flutter vs React Native nhé.

Điểm giống nhau

Cả Flutter vs React Native điều là các Cross – platform framework được thiết kế để giải quyết các vấn đề giống nhau. Một vài điểm tương đồng giữa Flutter và React Native có thể kể đến như:

  • Được phát triển bởi các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, do đó sẽ nhận được sự hỗ trợ liên tục. Người sử dụng Flutter và React Native chắc chắn rằng khi bug xảy ra sẽ được xử lý kịp thời. 
  • Miễn phí và đều open – source. Quyền truy cập vào code là một tính năng khiến cho hai công nghệ này trở nên tốt hơn nhiều so với các đối thủ khác. Các chuyên gia về công nghệ thông tin đánh giá cao khả năng tùy chỉnh và các framework với mã nguồn mở.
  • Trải nghiệm người dùng tốt đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của hai framework này. 
  • Đều sở hữu tính năng Hot Reload cho phép nhìn thấy sự thay đổi của giao diện ngay lập tức mà không cần phải load lại ứng dụng.
  • Nhờ việc sử dụng chung codebase mang đến sự phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả về mặt chi phí. Tuy vậy, chúng khá giống nhau đối với các framework đa nền tảng.

Điểm khác nhau

FlutterReact Native
Ngôn ngữDart – là một ngôn ngữ tương đối mới, khá kén người sử dụng. Mặc dù có nhiều bạn trẻ lựa chọn học ngôn ngữ này nhưng có khá ít người thành thạo.
Tuy nhiên, nếu đã từng làm việc với các ngôn ngữ hướng đối tượng thì việc sử dụng ngôn ngữ này sẽ thuận lợi hơn nhiều.
JavaScript – ngôn ngữ số 1 đối với 1 số lập trình viên. Gần 70% chuyên gia đang sử dụng ngôn ngữ này cho biết việc chuyển đổi sang React Native tương đối dễ dàng.
Hiệu năngFlutter nổi bật hơn React Native bởi công cụ C++ được sử dụng trong framework Flutter và thư viện đồ họa Skia. Quá trình viết mã nhanh hơn.React Native sử dụng một cầu nói Javascript để kết nối với ngôn ngữ native. Với các phương thức bất đồng bộ thì việc thông qua cây cầu sẽ khiến cho việc render trở nên chậm chạp hơn. 
APIs và UIKhả dụng hơn. Flutter có các thành phần render tích hợp có sẵn, điều hướng, các công cụ để kiểm tra, truy cập API thiết bị, v.v.React Native sử dụng các thư viện của bên thứ 3.
IDEFlutter không được nhiều lựa chọn để trở thành môi trường phát triển do công nghệ còn mới. Flutter được hỗ trợ bởi Visual Studio Code, IntelliJ và Android Studio.React Native có thể chọn hầu hết mọi IDE.
DeploymentVượt trội hơn. Bởi phương thức làm việc thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng lên Google play hoặc App Store. Chỉ có thể triển khai một ứng dụng với sự hỗ trợ của bên thứ 3. Bên cạnh đó, bạn còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hướng dẫn về cách thực hiện điều này.
Tài liệuPhong phúKhông hoạt động dựa trên hướng đó, phần tài liệu tập trung vào việc mô tả các quy trình phức tạp và hàm ý tất cả những người đọc nó đều đã quen với JavaScript.

Đọc thêm: Các Loại Ngôn Ngữ Lập Trình Phổ Biến Dành Cho Developer

Ưu điểm và nhược điểm của React Native vs Flutter 

Ưu nhược điểm của Flutter

1. Ưu điểm của Flutter

  • Hot reload: Flutter có khả năng phát triển ứng dụng năng động và nhanh hơn. Đây là điều tuyệt vời nhất về công nghệ này, được đánh giá cao bởi các công ty phát triển phần mềm. Các nhà phát triển có thể thay đổi codebase một cách nhanh chóng và thấy được sự thay thế ngay lập tức trên ứng dụng. Điều này giúp việc thêm tính năng, sửa lỗi hoặc thử nghiệm ý tưởng mới ngay lập tức.
  • Một codebase: Flutter chỉ có thể viết một cơ sở mã cho hai ứng dụng bao gồm cả iOS và Android. Flutter không phụ thuộc vào nền tảng vì nó có các tiện ích và được thiết kế riêng. Điều này cho phép bạn có thể có cùng một ứng dụng trên hai nền tảng.
  • Kiểm tra ít hơn tới 50%: Nếu bạn có cùng một dụng trên hai nền tảng thì quy trình bảo đảm chất lượng sẽ nhanh hơn vì có thể bạn sẽ phải kiểm tra ít hơn. Flutter viết các bài kiểm tra tự động ít hơn khoảng 50% vì các bài kiểm tra được tạo ra giống nhau để chạy trên cả hai nền tảng, giảm nhu cầu với team QA. Bạn sẽ vẫn phải chạy thử nghiệm thủ công ở cấp độ tương tự như với lập trình gốc – vì các chuyên gia QA sẽ phải kiểm tra thủ công cả hai ứng dụng trên từng nền tảng.
  • Ứng dụng nhanh hơn: Flutter sử dụng thư viện đồ họa Skia, do đó giao diện người dùng được vẽ lại khi chế độ xem thay đổi. Flutter UI hoạt động mượt mà nhờ hầu hết các công việc được thực hiện trên GPU – đơn vị xử lý đồ họa. Tuy vậy, bạn vẫn cần cẩn thận trong quá trình phát triển để không gây ra việc vẽ lại các thành phần của chế độ xem không thay đổi dữ liệu. 
  • Thiết kế mà người dùng của bạn sẽ yêu thích: Flutter có bộ tiện ích tùy chỉnh, được hiển thị và quản lý bởi công cụ đồ họa của khung. Các ứng dụng Flutter có giao diện thân thiện với người dùng, đặc biệt tại các chi tiết hình ảnh. 
  • Giao diện người dùng ứng dụng giống nhau ngay cả trên thiết bị cũ hơn. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc  hỗ trợ các thiết bị cũ hơn.
  • Hoàn hảo cho MVP – Minimum Viable Product: Nếu bạn cần xây dựng MVP thì Flutter là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

2. Nhược điểm của Flutter

  • Flutter có cộng đồng nhở hơn, ít kinh nghiệm hơn React Native. Ngôn ngữ lập trình Dart không được sử dụng rộng rãi như JavaScript.
  • Thư viện và hỗ trợ ấn tượng nhưng chưa phong phú bằng nhà phát triển bản địa. 
  • Flutter thiếu hỗ trợ cho các nền tảng CI như Travis, Jenkins.
  • Rủi ro cho nền tảng nếu Google rút hỗ trợ cho dự án.
  • Kích thước của các ứng dụng viết bằng Flutter lớn hơn các ứng dụng gốc.

Ưu nhược điểm của React Native

1. Ưu điểm của React Native

  • Hot reload: về cơ bản tính năng cũng tương tự như với Flutter.
  • Một codebase, 2 nền tảng di động hoặc hơn: Điều này hoàn toàn giống với Flutter. 
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình phổ biến JavaScript.
  • React Native cho phép nhà phát triển quyết định chính xác giải pháp họ muốn sử dụng; theo yêu cầu của dự án hoặc tùy chọn của họ.
  • Có thời gian phát hành tương đối lâu, đội ngũ phát triển có nhiều thời gian để ổn định API và khắc phục sự cố.
  • Cộng đồng nhà phát triển lớn, nhiều hướng dẫn, thư viện và khung giao diện người dùng. 
  • Dễ học với các nhà phát triển React: Nếu bạn là người đã có nền tảng về phát triển web, sử dụng các giải pháp React phổ biến thì việc làm việc với React Native trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Kiểm tra ít hơn tới 50%: Các bài kiểm tra tự động ít hơn 50% vì chúng có thể được tạo ra giống nhau để chạy trên cả hai nền tảng, giảm nhu cầu với team QA. 
Phân biệt Fltter vs React Native như thế nào?

2. Nhược điểm của React Native

  • Không thực sự thân thiện: Cũng giống như bất kỳ giải pháp cross – platform, không chỉ trải nghiệm giao diện người dùng mà hiệu suất cũng sẽ không giống như trong các ứng dụng gốc.
  • Ít sự đột phá: React Native chỉ hỗ trợ các thành phần cơ bản.
  • Quyền tự do lựa chọn của nhà phát triển: Sau khi tạo dự án mới, họ cần quyết định gói điều hướng, cũng như quản lý trạng thái toàn cầu nào sẽ sử dụng. Điều này có thể tốn nhiều thời gian để hiểu các sắc thái của các giải pháp và đưa ra quyết định những giải pháp tốt nhất cho dự án. 
  • React Native có nhiều thư viện nhưng nhiều trong số chúng có chất lượng thấp, hoặc đã bị bỏ rơi hoàn toàn.
  • Giao diện của người dùng dễ vỡ: Sau khi cập nhật giao diện người dùng hệ điều hành, các thành phần của ứng dụng sẽ được nâng cấp ngay lập tức. Điều này có thể phá vỡ giao diện người dùng của ứng dụng. Tuy nhiên khả năng xảy ra tình trạng này là không cao.
  • Kích thước ứng dụng thường lớn hơn các ứng dụng gốc.

Đọc thêm: Các Khóa Học Lập Trình Cho Người Mới Bắt Đầu (Online) 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Flutter vs React NativeGlints muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về Flutter và React Native. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X