×

Critical Thinking Là Kỹ Năng Gì Mà Phổ Biến Và Quan Trọng Như Vậy?

Ngày đăng: 29/11/2022 | 1 phản hồi

Ngày cập nhật: 28/11/2022

Critical thinking là gì? Tại sao phương pháp này lại được sử dụng phổ biến trong giáo dục như vậy? Để tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp tư duy thú vị này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Critical thinking là gì?

Critical thinking là một dạng tư duy khi bạn đặt câu hỏi, phân tích, diễn giải, đánh giá và đưa ra phán đoán về những gì bạn đọc, nghe, nói hoặc viết. Tư duy phản biện tốt là đưa ra những đánh giá đáng tin cậy dựa trên những thông tin đáng tin cậy. 

Áp dụng tư duy phản biện không có nghĩa là tiêu cực và chỉ tập trung vào lỗi lầm mà nó làm rõ suy nghĩ của bạn để có thể chia nhỏ vấn đề, diễn giải nó và sử dụng cách diễn giải đó để đi đến một quyết định sáng suốt.

critical thinking là gì
Critical thinking không phải là biện minh mà là biện luận, phân tích tốt.

Vai trò của Critical thinking là gì?

Tư duy phản biện là phổ quát

Tư duy phản biện là một kỹ năng tư duy tổng quát trong lĩnh vực. Điều này có nghĩa là khi bạn theo đuổi bất kỳ con đường, nghề nghiệp nào những kỹ năng này luôn phù hợp và mang đến sự thuận lợi cho bạn.

Quan trọng cho nền kinh tế

Trong tương tai, chúng ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, thông tin và sự đổi mới. Tư duy phản biện hết sức cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển như chúng ta để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thúc đẩy sự sáng tạo

Rèn luyện tư duy phản biện không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng mà còn giúp chúng ta có những ý tưởng đổi mới, sáng tạo.

Tư duy phản biện cho phép chúng ta phân tích những ý tưởng này và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất.

Cải thiện kỹ năng trình bày và khả năng ngôn ngữ

Bằng cách suy nghĩ ra ràng và có hệ thống, chúng ta sẽ dễ dàng để thể hiện bản thân mình hơn. Việc rèn luyện tư duy phản biện giúp cải thiện khả năng phân tích, tư duy và hiểu của chúng ta.

Sự suy ngẫm

Con người cần có kỹ năng tư duy phản biện để tự phản ánh và biện minh cho lối sống, quan điểm của mình. Tư duy phản biện cung cấp chúng ta các công cụ để đánh giá bản thân theo cách chúng ta cần.

tư duy phản biện
Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong cả công việc và cuộc sống.

Cải thiện tư duy phản biện như thế nào?

Lập sơ đồ tư duy

Lập sơ đồ tư duy là một trong những cách làm hiệu quả để con người có thể chọn lọc ra những thông tin quan trọng, cần thiết nhất.

Trong sơ đồ tư duy, toàn bộ hệ thống được trình bày một cách khoa học, logic và hiệu quả, thông tin được chia theo từng tầng giúp người đọc có thể dễ dàng quan sát thấy và tìm ra những điểm quan trọng nhất của vấn đề. 

Tránh thiên vị

Cảm tính không nên được xuất hiện trong critical thinking, con người thường có tính thiên vị nhưng đôi khi chúng ta cần hạn chế nó. Bạn có thể thử qua một số cách như sau:

  • Thay đổi các câu hỏi mang tính cá nhân thành câu hỏi mang tính chung chung, khái quát. Ví dụ về câu hỏi “Điều này mang lại lợi ích gì cho họ?” Bạn có thể chuyển câu hỏi thành “Điều có lợi ích gì?”
  • Thực hiện đánh giá sự việc thay vì phán xét.
  • Chấp nhận quan điểm không đúng của bản thân, chủ động tiếp cận và thay đổi sao cho phù hợp nhất.
  • Học cách lắng nghe, phân tích quan điểm của người khác một cách khách quan nhất.
  • Loại bỏ cái tôi của bản thân.

Rèn luyện khả năng lập luận logic

Để rèn luyện tư duy phản biện bạn cần luyện tập khả năng lập luận một cách logic, kết nối, xâu chuỗi toàn bộ thông tin với nhau sao cho khoa học và dễ hiểu nhất.

Một lập luận logic phải đảm bảo dựa trên những bằng chứng xác thực, dẫn chứng cụ thể và mang tính thuyết phục tốt. Những lập luận này phải đem người nghe đến với vấn đề và phải giải quyết được vấn đề này.

Nếu bạn đưa ra những đáp án cho câu hỏi mà không thể giải thích được nó thì đây chưa phải là khả năng lập luận logic.

Tìm hiểu và thu thập thông tin thường xuyên

Cơ sở của tư duy phản biện đều dựa trên thông tin chính xác. Do vậy, để có được những tư duy phản biện và đưa ra hướng giải quyết có tính thuyết phục cao nhất thì bạn cần có đầy đủ thông tin, hiểu biết về vấn đề đó. 

Những luận cứ, dẫn chứng của bạn phải mang tính cụ thể, xác thực thì mới có thể thuyết phục mọi người và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Luôn thắc mắc để tốt hơn

Nếu không biết điều gì bạn hoàn toàn có thể đi hỏi những người có hiểu biết về vấn đề đó. Năng lực thật sự của bạn sẽ không bị đánh giá chỉ qua một vài câu hỏi. 

Bằng việc đi hỏi để giải đáp những thắc mắc của mình, bạn sẽ có thêm được những thông tin và kiến thức mới. Để có tư duy phản biện tốt thì việc bổ sung thêm nhiều thông tin là điều cực kỳ cần thiết. 

Đọc thêm: Biện Luận Là Gì? Cách Cải Thiện Tư Duy Biện Luận Hiệu Quả

Các cấp độ của Critical thinking

Tư duy phản biện bao gồm 6 cấp độ, cùng Glints tìm hiểu nhé.

Cấp độ 1 – Nói rõ ràng về 1 nội dung cụ thể

Có thể nói, đây là một vấn đề điển hình mà các cơ quan, tổ chức, hay các cơ sở giáo dục gặp phải, đây cũng là nguyên nhân gây tốn nhiều thời gian trong các cuộc thảo luận, hội ý mà không đưa ra một giải pháp hay phương án giải quyết cuối cùng. 

Thêm nữa, việc cá nhân có thể hiểu được vấn đề cốt lõi hay không là điều không thể chắc chắn và việc trình bày quan điểm không rõ ràng sẽ càng khiến họ không thể hiểu được, gây mất nhiều thời gian để giải thích và phân tích lại.

kỹ năng phản biện
Các cách giúp bạn cải thiện kỹ năng phản biện.

Cấp độ 2 – Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm

Để làm được điều này, người nói cần diễn đạt theo một cấu trúc cụ thể để đối phương có thể dễ dàng hiểu được vấn đề mà không tốn quá nhiều thời gian để giải thích, trình bày. 

Cấp độ 3 – Tranh luận cơ bản

Tranh luận là việc thường xuyên xảy ra ở các buổi thuyết trình, hùng biện từ hai hay nhiều phía nhằm phản bác và đưa ra những lập luận bằng các dẫn chứng mang tính thuyết phục tốt để bảo vệ quan điểm của mình, cũng như lắng nghe và tiếp thu ý kiến phù hợp từ người khác.

Cấp độ 4 – Tranh luận hiệu quả

Một cuộc tranh luận sẽ rất dễ trở thành một cuộc cãi vã nếu không biết cách tiết chế. Để hạn chế tối đa tình trạng này thì cần nhận định được toàn bộ các giả thiết sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có tư duy logic để phản biện và giải thích lại những ý kiến của đó.

Cấp độ 5 – Thực hành thường xuyên

Tư duy phản biện không phải là kỹ năng tự sinh ra mà cần phải trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên. Do đó, hãy thường xuyên luyện tập để từng ngày nâng cao khả năng tư duy của mình.

Cấp độ 6 – Tư duy hiệu quả

Đây là cấp độ khẳng định trình độ cao nhất của con người và đáp ứng đầy đủ các yếu tố như công bằng, khiêm tốn, can đảm, chính trực, v.v. Bạn có thển kết hợp đọc sách critical thinking để có thể phát triển tối ưu.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Critical thinking mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “Critical thinking là gì?”, cũng như những góc nhìn mới mẻ về kỹ năng tư duy này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Một bình luận cho “Critical Thinking Là Kỹ Năng Gì Mà Phổ Biến Và Quan Trọng Như Vậy?”

  1. Thu Hà viết:

    hay, giờ mình hiểu hơn về nó. Cố để học để cãi sếp. hehe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X