×

Dấu Hiệu Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Không Phù Hợp

Ngày đăng: 20/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 02/07/2024

Khi đi làm, ai cũng muốn được làm việc trong một môi trường phù hợp với bản thân. Vậy như nào là phù hợp và không phù hợp? Trên thực tế, xác định môi trường làm việc là việc khá khó để thực hiện, bởi mỗi người sẽ có những mong muốn riêng và cũng chẳng có một môi trường làm việc nào phù hợp cho tất cả mọi người. Đôi khi, chúng ta cần thích ứng và thay đổi để phù hợp với một môi trường làm việc mới.

Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn một số dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc không phù hợp với một số cá nhân.

1. Đồng nghiệp liên tục nói xấu công ty, công việc của mình

Trong quá trình làm việc, nếu bạn nhận thấy đồng nghiệp hay nói xấu về công ty, cấp trên hay phàn nàn về công việc của mình, đây có thể là dấu hiệu của đồng nghiệp độc hại và một môi trường làm việc độc hại.

2. Không nhận được ý kiến nhận xét, phản hồi

Nếu công ty, cấp trên của bạn độc đoán, không bao giờ tiếp thu hay lắng nghe ý kiến của nhân viên, trong khi đó, bạn thích một môi trường cởi mở, nơi mà mọi người có thể giao tiếp và trao đổi với nhau một cách công bằng thì đây có thể là một môi trường không phù hợp với bạn.

3. Không có cơ hội để phát triển, học hỏi

Một công ty không tạo cơ hội cho nhân viên được học hỏi và phát triển, họ có thể sẽ đánh mất nhiều nhân sự tài năng. Cơ hội học hỏi và phát triển là một trong những tiêu chí được người lao động đánh giá để lựa chọn nơi làm việc.

Văn hóa làm việc độc hại
Văn hóa làm việc độc hại là khi nhân viên không có cơ hội học hỏi, phát triển.

4. Cơ sở vật chất lỗi thời, xuống cấp

Cơ sở vật chất xuống cấp và lỗi thời cũng có thể là một lý do khiến nhân sự rời bỏ công ty. Không gian làm việc và cơ sở hạ tầng xuống cấp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, thậm chí an toàn lao động.

Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng có thể phản ánh phần nào năng lực tài chính và mức độ quan tâm không tốt của doanh nghiệp đến nhân viên. Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ không để điều này diễn ra trong thời gian dài.

5. Mức độ gắn bó của nhân viên trong công ty thấp

Tỷ lệ nhân sự rời bỏ cao có thể là một red flag của một doanh nghiệp. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ lý do các nhân sự nghỉ việc là gì để có định hướng công việc phù hợp nhé.

6. Tương tác giữa các thành viên trong team không tốt

Tương tác giữa các đồng nghiệp không tích cực là một dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic. Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường làm việc lành mạnh và văn minh thì đây có thể là môi trường làm việc không phù hợp.

Đọc thêm: 15 Tật Xấu Nơi Công Sở Tưởng Lạ Mà Quen

7. Khả năng lãnh đạo của cấp trên thấp

Nếu cấp trên hoặc quản lý trực tiếp của bạn có những quyết định sai lầm, giao việc không hợp lý, thiên vị trong việc, không có trách nhiệm trong việc, v.v, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự rời đi của những nhân sự tài năng.

Nếu bạn tìm kiếm một người sếp công tâm, giàu kinh nghiệm để học hỏi và đưa ra những chỉ đạo hợp lý thì môi trường này có thể không phù hợp với bạn.

8. Khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nếu bạn là một người ưu thích môi trường làm việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì đây không phải là môi trường lý tưởng của bạn.

Bạn sẽ không thể phải tăng ca liên tục, check tin nhắn khách hàng hay cấp trên 24/7, kiểm tra email ngay lập tức, v.v.

môi trường toxic khi đi làm
Môi trường toxic khi đi làm sẽ không cho bạn cân bằng cuộc sống, kể cả khi bạn đã cố gắng quản lý thời gian.

9. Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc không phù hợp vào ngày onboard

Ngày đầu tiên đi làm cũng có thể giúp bạn nhận định môi trường mới liệu có phù hợp với bạn hay không. Hãy chú ý khi có một số dấu hiệu sau:

  • Không nhận được chào đón của đồng nghiệp mới: Vào ngày đầu tiên đi làm, nếu bạn không nhận được sự chào đón của đồng nghiệp mới, đây có thể là một dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại.
  • Bạn phải tự mình làm mọi thứ trong ngày đầu làm việc mà không nhận được sự giúp đỡ của HR hay đồng nghiệp.
  • Đồng nghiệp túm ba tụm năm nói về bạn.
  • Công việc trao đổi trong phỏng vấn một kiểu thực tế đi làm một kiểu.

Đọc thêm: 9 “Red Flag” Cho Thấy Bạn Không Nên Nhận Việc Bạn Đang Được Offer

Tạm kết

Để xác định môi trường làm việc có phù hợp với bản thân hay không, trước hết, bạn hãy liệt kê những yêu cầu về môi trường làm việc mong muốn. Tiếp đó, hãy so sánh với điều kiện thực tế. Nếu thiếu một (hoặc nhiều) yêu cầu, hãy đánh giá về tầm quan trọng của nó đến hiệu quả công việc của bạn, và khả năng bạn có thể thích ứng và thay đổi như thế nào. Nếu mức độ ảnh hưởng không quan trọng, và bạn có khả năng thích ứng thì đây vẫn là một môi trường phù hợp với bạn.

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc không phù hợp” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X