×

CPM Là Gì? Bí Quyết Tối Ưu Hiệu Quả Chi Phí Quảng Cáo Hiển Thị

Ngày đăng: 11/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 16/10/2023

Chỉ số CPC và CPM là gì? Làm thế nào để tối ưu hiệu quả chi phí quảng cáo hiển thị? CPM là một chỉ số quan trọng mà các marketer, đặc biệt là nhà quảng cáo nào cần hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về chủ đề thú vị này, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. CPM là gì?

CPM trong marketing là gì? CPM hay Cost per mile, chỉ số này dùng để chỉ giá trên mỗi 1000 lượt hiển thị của một bài quảng cáo. 

cpm quảng cáo hiển thị
CPM là chỉ số đo lường chi phí quảng cáo hiển thị.

2. CPM, CPC, CPA khác nhau như thế nào?

CPM dùng để đo lường chi phí trên 1000 lượt hiển thị. Hình thức quảng cáo này được sử dụng cho các mục tiêu liên quan đến tăng nhận diện thương hiệu, không quan trọng vấn đề tương tác từ công chúng.

CPC dùng để đo lường chi phí trên mỗi lượt click. Hình thức quảng cáo này được dùng cho các mục tiêu liên quan đến sự tương tác với thương hiệu.

CPA hay Cost per Acquisition được hiểu là chi phí cho mỗi hành động mong muốn của công chúng, chẳng hạn như mua sắm, subscribe, v.v. Do đó, chỉ số này được sử dụng để đo lường các mục tiêu liên quan đến hành động cụ thể mà nhà quảng cáo mong muốn. 

Đọc thêm: CPR Trong Marketing Là Gì? Vai Trò Và Cách Tính CPR

3. Ý nghĩa của CPM là gì?

CPM, hay “Cost Per Mille,” là một trong những phương thức định giá linh hoạt trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số. Trong mô hình này, giá quảng cáo được tính dựa trên mỗi nghìn lượt hiển thị quảng cáo trên trang web hoặc nền tảng quảng cáo.

Đối với quảng cáo kỹ thuật số, có nhiều chỉ số tiếp thị khác nhau như tần suất xuất hiện quảng cáo, số lượt nhấp, và kết quả giao dịch mua. CPM giúp điều chỉnh giá theo mục tiêu cụ thể của chiến dịch quảng cáo. Mặc dù có nhiều phương pháp định giá khác nhau, nhưng CPM thường được chọn cho các chiến dịch nhấn mạnh vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu hoặc truyền đạt thông điệp cụ thể.

Mô hình CPM đặc biệt phù hợp cho những nhà quảng cáo muốn tập trung vào việc tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ, không nhất thiết phải đo lường mỗi lần nhấp. Điều này làm cho CPM trở thành lựa chọn ưa thích khi mục tiêu là tăng cường nhận thức thương hiệu và truyền đạt thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả.

4. Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo hiển thị

4.1. Ưu điểm

Một số ưu điểm của hình thức quảng cáo hiển thị có thể kể đến như:

  • Đơn giản, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Hiệu quả về mặt chi phí, phù hợp với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu.
  • Mang lại hiệu quả cho cả nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp vị trí quảng cáo. Nhà quảng cáo tiếp cận được công chúng mục tiêu, đơn vị cung cấp thu được doanh thu thụ động từ hoạt động này.

4.2. Nhược điểm

Hiệu quả quảng cáo không cao nếu đặt quảng cáo trên các website có lượt truy cập thấp. Nếu đặt quảng cáo trên các website có lượt truy cập lớn, tỷ lệ cạnh tranh giữa các thương hiệu sẽ tăng lên, và đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí hơn.

Cách tối ưu CPM là gì
Cách tối ưu CPM là gì?

Đọc thêm: Điểm Mặt 10+ Hình Thức Quảng Cáo Hiệu Quả Nhất

5. Bí quyết tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo

5.1. Xác định mục tiêu quảng cáo rõ ràng

Để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả, nhà quảng cáo bắt buộc phải xác định rõ ràng mục tiêu quảng cáo của mình. Ngay cả khi bạn chỉ là một cá nhân kinh doanh có mong muốn thực hiện quảng cáo.

5.2. Mở rộng nền tảng quảng cáo

Mở rộng các nền tảng quảng cáo là một điều cần thiết để nhà quảng cáo có thể hiện thực mục tiêu chung của mình. Có nhiều người mặc định quảng cáo CPM được triển khai duy nhất trên Google Adwords, tuy nhiên, có nhiều nền tảng khác mà bạn có thể quảng cáo như Google display, Ad Network.

Để thực hiện quảng cáo hiệu quả, bạn cần nghiên cứu và phân tích cặn kẽ từng nền tảng, từ đó chọn ra nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu.

5.3. Tối ưu nội dung quảng cáo

Một quảng cáo để đạt được hiệu quả cần đảm bảo chất lượng về mặt nội dung. Khi nội dung thú vị, ấn tượng giúp tăng khả năng hấp dẫn công chúng, qua đó giúp tối ưu chỉ số CPM.

5.4. Xác định chính xác đối tượng mục tiêu

Việc xác định chính xác công chúng mục tiêu giúp quảng cáo hiển thị đúng đến người dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Điều này giúp bạn tối ưu hiệu quả chi phí bỏ ra, khi hạn chế được các trường hợp nhắm quảng cáo sai đối tượng. 

5.5. Lựa chọn thời điểm quảng cáo thích hợp

Thời điểm hiển thị quảng cáo cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quảng cáo. Do đó, dựa vào dữ liệu phân tích công chúng mục tiêu, bạn cần lựa chọn khung giờ quảng cáo phù hợp nhất.

5.6. Kết hợp với các công cụ quảng cáo khác

Để một chiến dịch marketing nói chung, hay chiến dịch quảng cáo nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên cân nhắc đến việc kết hợp nhiều công cụ quảng cáo, và marketing khác nhau, chẳng hạn như khuyến mãi, tổ chức sự kiện, v.v.

5.7. Hiểu về các hoạt động của nền tảng quảng cáo

Ngoài việc cần hiểu đúng công chúng mục tiêu, và hiểu về cách các nền tảng quảng cáo hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn biết cách tối ưu từng nền tảng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của chiến dịch.

Đọc thêm: Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Quả Marketing Trên Social Media

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chỉ số CPM là gì mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số đặc biệt này, và biết cách để tối ưu chỉ số CPM trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X