×

Kế Hoạch Digital Marketing Là Gì? Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing

Ngày đăng: 24/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Kế Hoạch Digital Marketing Là Gì? Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing

Digital Marketing mang lại cơ hội cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp trong thời đại số. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai Digital Marketing một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp. Và một trong những các làm để đi đúng hướng đó là lập kế hoạch Digital Marketing, điều này sẽ được nói kỹ hơn ở những nội dung dưới đây.

Kế hoạch Digital Marketing là gì?

Kế hoạch Digital Marketing (hay còn gọi là kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số) là một tài liệu mà trong đó bạn sẽ phải vạch ra chiến lược liên quan đến mục tiêu truyền thông trên các nền tảng số của mình, cũng như thêm vào các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra.

Nếu bản kế hoạch Digital Marketing không được bạn xác định rõ ràng về các chỉ số, về mục tiêu hay cả những kênh truyền thông, bạn có thể lãng phí tiền bạc hay không tạo ra những kết quả như mong muốn. Với kế hoạch này, bạn cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận và phải vận dụng tất cả các kênh tiếp thị mà doanh nghiệp đang sở hữu để tạo nên một kết quả lớn. 

Bản kế hoạch Digital Marketing cần xác định rõ về các chỉ số và mục tiêu
Bản kế hoạch Digital Marketing cần xác định rõ về các chỉ số và mục tiêu

Các bước lập kế hoạch Digital Marketing

Trong bài viết này Glints sẽ mách bạn 8 bước để lập ra một bản kế hoạch Digital Marketing hiệu quả:

Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch 

Việc quan trọng nhất trong khâu xác định mục tiêu đó là phải chắc chắn rằng mục tiêu của bạn có thể đo lường và đánh giá được. Nếu doanh thu cần được tối đa hóa, vậy phải tối đa đến bao nhiêu? Doanh thu sau 1 tháng hoặc 1 năm sẽ tăng bao nhiêu phần trăm? Nếu là xây dựng nhận biết thương hiệu, ước tính cần bao nhiêu người biết đến thương hiệu? Và họ biết đến thương hiệu của bạn thông qua hình ảnh nào? Làm sao để đo lường chúng?

Sau đó, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc giữa quy mô với ngân sách cho kế hoạch Digital Marketing nhằm đưa ra mục tiêu thích hợp. 

Để lập kế hoạch Digital Marketing cần xác định rõ mục tiêu
Để lập kế hoạch Digital Marketing cần xác định rõ mục tiêu

Đọc thêm: Top 7 Công Cụ Digital Marketing Phổ Biến Nhất

Bước 2: Phân tích sản phẩm

Bạn nên áp dụng mô hình SWOT vào sản phẩm của mình để tìm ra những khác biệt và lợi thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

  • S – Strengths (Điểm mạnh): liệt kê những lợi thế chính mà công ty bạn làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: thời gian vận chuyển vùng nội thành chỉ trong 24 giờ, hoặc máy móc sản xuất hiện đại hơn, hay có thể là đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao, v.v.
  • W – Weaknesses (Điểm yếu): yếu tố nào khiến bạn không thể bán được hàng hóa? Bạn yếu hơn đối thủ ở điểm nào? Ví dụ: Có thể đối thủ của bạn nổi tiếng hơn trên Instagram, hoặc nhân sự bán hàng của bạn còn thiếu nhiều kinh nghiệm, v.v.
  • O – Opportunities (Cơ hội): từ những điểm mạnh mà bạn mới liệt kê và dựa theo xu hướng của thị trường, hãy tự hỏi doanh nghiệp của mình có thể tận dụng điều gì. Ví dụ: Gen Z ngày nay thích sử dụng Instagram, với điểm mạnh là đội ngũ nhân sự trẻ trung, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể xây dựng nội dung Instagram tiếp cận dễ dàng với đối tượng GenZ.
  • T – Threats (Thách thức): đi cùng với những điểm yếu cần khắc phục là những thách thức mà doanh nghiệp bạn cần đối mặt. Đối thủ của bạn có thể đánh cắp thị phần? Hay có bất kỳ trở ngại nào đang cản trở tăng trưởng kinh doanh không? Ví dụ: Với nhân sự chưa được đào tạo bài bản nhưng tỷ lệ khách chốt đơn tăng lên đáng kể.

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi đưa sản phẩm của bạn ra thị trường, bạn nên biết mình sẽ bán cho ai. Đối tượng là người già hay trẻ? Họ đang sinh sống và đưa ra quyết định mua hàng ở đâu? Thói quen tiêu dùng và sở thích của họ là gì? Nhu cầu của họ là gì? Làm thế nào để thương hiệu giải quyết được những yêu cầu của họ?

Chân dung khách hàng mục tiêu càng chi tiết, cụ thể thì khả năng doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng càng cao. Ngoài ra, bạn cũng phải xem xét tính phù hợp và nên xác thực thông tin khi đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên. 

Đa phần những câu trả lời sẽ xuất phát từ các cuộc khảo sát do doanh nghiệp tạo, hoặc khảo sát người tiêu dùng ở các tổ chức; hay các buổi phỏng vấn chuyên sâu 1-1 giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. 

Bước 4: Xác định hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là hành trình thương hiệu tích hợp nội dung và các công cụ phần mềm giúp khách hàng ra quyết định mua hàng, mua lại và xây dựng niềm tin vững chắc của khách hàng với thương hiệu. 

Một bản đồ hành trình khách hàng gồm có:

  • Mục tiêu của bản đồ (xây dựng niềm yêu thích thương hiệu và nhận biết thương hiệu hay doanh thu)
  • Khách hàng mục tiêu
  • Các điểm chạm của thương hiệu: Thương hiệu xuất hiện ở vị trí nào trong trải nghiệm khách hàng?
  • Một vài công cụ phổ biến giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng hành trình khách hàng phải kể đến đó là: Hubspot, Salesforce, v.v.

Đọc thêm: Marketing Analytics Là Gì? Lợi Ích và Tầm Quan Trọng Của Marketing Analytics

Bước 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước quan trọng giúp đưa ra những định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Đây cũng là cách để doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giống như bạn phân tích sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình phân tích SWOT nói trên, hoặc dùng bộ 16 câu hỏi phân tích sản phẩm để phân tích đối thủ của mình. 

Ngoài ra, để cho quá trình phân tích trở nên thực tế hơn, hãy tận dụng các công cụ phân tích đối thủ mà các nền tảng hỗ trợ như:

– Công cụ phân tích Fanpage đối thủ:

  • Facebook Insights: cung cấp cho bạn số liệu chi tiết về những bài viết và mức độ tương tác của chúng. Trong đó có thể bao gồm dữ liệu về các khách hàng của bạn và  bao gồm cả nhân khẩu học, vị trí địa lý. Nhờ đó, bạn mới hiểu được những nội dung giúp thu hút khách hàng. 
  • Facebook “Info and Ads”: công cụ có thể giúp bạn biết được đối thủ của bạn đang chạy những bài quảng cáo với nội dung như thế nào và hình ảnh hay câu chữ họ dùng cho bài quảng cáo ra sao. Nhờ vậy, bạn sẽ biết cách để tối ưu quảng cáo của mình sao cho đạt hiệu quả. 
  • Fanpage Karma: công cụ này không chỉ giúp bạn phân tích fanpage của bạn mà còn giúp bạn phân tích những trang của đối thủ để đưa ra một vài bảng so sánh về chỉ số. 

Bước 6: Lên chiến lược Digital Marketing và phân công nhiệm vụ

Sau khi xác định rõ các mục tiêu trong chiến dịch của mình, việc của bạn bây giờ là thực hiện chúng ở đâu và làm như thế nào. Với mỗi mục tiêu Digital Marketing khác nhau sẽ có những chiến lược thực hiện chúng khác nhau.

Các hình thức Digital Marketing mà bạn có thể sử dụng trong chiến dịch:

  • SEO (Tối ưu công cụ tìm kiếm)
  • PPC (Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột)
  • Social Media
  • Influencer
  • Email Marketing

Với mỗi mục tiêu, bạn sẽ có những hình thức Digital Marketing phù hợp giúp bạn đạt được các mục tiêu dễ dàng hơn. Nhiệm vụ của bạn là kết hợp nhuần nhuyễn chúng với nhau để thực hiện tối đa mục tiêu của mình.

Thị trường ngày càng đông đảo, bạn cần phải tạo ra nội dung chất lượng hơn đối thủ để chiếm được sự quan tâm từ khách hàng. Dù bạn làm gì thì khi quảng bá nội dung, hãy luôn nhớ phải cung cấp nội dung trung thực, và phải có giá trị thực đối với khách hàng và cả thương hiệu.

Bước 7: Quyết định ngân sách

Thiết lập ngân sách là một phần đặc biệt quan trọng trong việc lập kế hoạch Digital Marketing. Bạn phải biết doanh nghiệp có thể chi trả được bao nhiêu cho kế hoạch này của mình. Khi có con số cụ thể, bạn cần ước tính được mình phân bổ như thế nào cho đúng nhiệm vụ và mục đích của từng kênh truyền thông. 

Bước 8: Triển khai, đo lường và cải thiện

Để biết kế hoạch có thành công hay không, chúng ta phải biết đo lường kết quả. Bạn có thể phải đặt ra các chỉ số KPI cho bản kế hoạch của mình. Việc mà bạn cần làm đơn giản là so sánh các chỉ số KPI với thời gian bạn đã đặt ra cho từng hạng mục. Đối chiếu xem bạn kết quả là đã đạt được những chỉ tiêu nào, chỉ tiêu nào vẫn còn thiếu sót, tại sao thiếu sót và làm cách nào để cải thiện chúng. 

Nếu kế hoạch của bạn đang đi đúng hướng hoặc KPI bạn đặt ra đúng như kỳ vọng, xin chúc mừng bạn đã thành công. Còn nếu KPI đang thấp hơn dự định ban đầu, hãy xem xét lại từng bước trong quá trình đã làm, xem bản kế hoạch đã và đang gặp vấn đề ở đâu.

Từ đó, hãy dựa vào lý do đó mà tìm ra cách khắc phục kịp thời, để cho kế hoạch đạt được mục tiêu cuối cùng.

 Thường xuyên đo lường để bản kế hoạch đạt được kết quả đã đề ra
Thường xuyên đo lường để bản kế hoạch đạt được kết quả đã đề ra

Đọc thêm: CPR Trong Marketing Là Gì? Giải Mã Vai Trò Và Cách Tính CPR

Lời kết

Để công cuộc marketing của doanh nghiệp hiệu quả hơn, việc lập kế hoạch Digital Marketing là một phương án cần thiết và đúng đắn. Đừng quên truy cập vào Glints để biết thêm những thông tin hữu ích và tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X