×

Các Vị Trí Trong Ngành Công Nghệ Thông Tin: 10 Công Việc IT Được Trả Lương Cao Nhất

Ngày đăng: 14/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/02/2023

Các Vị Trí Trong Ngành Công Nghệ Thông Tin- 10 Công Việc IT Được Trả Lương Cao Nhất

Lĩnh vực Công nghệ thông tin hiện nay đang là một trong những ngành học quan trọng được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại với công nghệ là một yếu tố không thể thiếu, nó trở thành một trong những ngành dễ kiếm việc nhất hiện nay.

Vậy ngành Công nghệ Thông tin là gì và các vị trí trong ngành công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào? Cùng Glints giải mã ngay qua những thông tin dưới đây!

Tổng quan ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam 

Lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay đang được ưa chuộng và nhận được mối quan tâm rộng rãi trong cuộc sống hiện đại. Do đó, những ngành học về công nghệ thông tin cũng chiếm được sự quan tâm không kém của giới trẻ hiện nay.

Ngành công nghệ thông tin chuyên về đào tạo và trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc về máy tính, phần mềm, dữ liệu công nghệ cũng như các quá trình liên quan hỗ trợ việc phân phối, xử lý, vận hành và lưu trữ dữ liệu số.

Bên cạnh những nền tảng về công nghệ, các sinh viên tham gia học ngành công nghệ thông tin cũng có cơ hội được tiếp cận với an ninh mạng – một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu trên khắp thế giới hiện nay.

Trong đó, ngành học công nghệ thông tin sẽ giúp bạn phát triển chuyên môn theo những định hướng chính sau đây:

  • Phân tích định lượng của doanh nghiệp bằng công nghệ.
  • Giám sát và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp bằng công nghệ.
  • Sử dụng công nghệ để ứng dụng vào tiếp thị, truyền thông
  • Sử dụng công nghệ cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Cơ hội làm việc trong ngành công nghệ thông tin đang rộng mở với nhu cầu tuyển dụng khá cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia ngành công nghệ thông tin với rất nhiều các vị trí trong IT với chuyên môn đa dạng, thú vị cùng mức thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn.

các vị trí trong ngành it
Ngành công nghệ thông tin là lựa chọn hàng đầu hiện nay của giới trẻ.

Các vị trí trong ngành công nghệ thông tin có mức lương cao nhất

10.  Project Manager (Quản lý dự án)

Project Manager trong tiếng Việt còn được gọi là quản lý dự án, viết tắt là PM.

Trong các các vị trí trong ngành IT, Project Manager thường chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành, vận hành một dự án được chỉ định, từ bước lên kế hoạch đến triển khai, nghiệm thu và bàn giao dự án cho đối tác và khách hàng.

Họ cũng chính là cầu nối quan trọng để kết nối, giao tiếp giữa các yêu cầu của khách hàng, đối tác với quá trình thực thi của đội ngũ thực hiện dự án bằng một khả năng truyền đạt hiệu quả và rành mạch.

9. AI Engineer (Kỹ sư lập trình AI)

Một kỹ sư chuyên về lập trình AI – trí tuệ nhân tạo thường tham gia các công việc liên quan đến quản lý và vận hành, giám sát các dự án AI trong một tổ chức, doanh nghiệp. Một người thiết kế phần mềm công nghệ về AI thường là những nhân tố rất xuất sắc về toán học và thống kê.

Mức lương trung bình hàng năm của một kỹ sư AI thường nhận được tối thiểu từ 230 triệu đồng mỗi năm trở lên. Tuy nhiên, đây là công việc có đòi hỏi cao về mặt chuyên môn công nghệ!

Đọc thêm: Top 10 Các Công Ty Công Nghệ Thông Tin Hàng Đầu Việt Nam

8. Full-stack Developer (Lập trình viên full-stack)

So với đa số các vị trí trong ngành IT, công việc lập trình viên full-stack hiện tại đang trở thành một trong những nghề công nghệ thông tin được trả lương cao nhất.

Rất khó để có thể định nghĩa một cách rõ ràng nhất về công việc của một lập trình viên full-stack, tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản lập trình viên full-stack chính là người có khả năng thành thạo về cả front-end và back-end. 

Bên cạnh đó, đây cũng là người có khả năng đảm nhiệm mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm công nghệ, từ bước thiết kế đến bước hoàn thiện cuối cùng.

7. Cloud Architect (Kiến trúc sư điện toán đám mây)

Kiến trúc sư điện toán đám mây cũng là một trong những công việc được trả lương cao nhất hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Một kiến ​​trúc sư điện toán đám mây thường chịu trách nhiệm đưa chiến lược điện toán đám mây của một tổ chức đi vào hoạt động và vận hành.

Trách nhiệm công việc cụ thể của kiến ​​trúc sư điện toán đám mây:

  • Am hiểu toàn diện về cách hoạt động của khung kiến ​​trúc ứng dụng đám mây
  • Chuyên môn về các nền tảng đám mây từ Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google
  • Khả năng giao tiếp và truyền đạt
  • Một kiến ​​trúc sư đám mây chịu trách nhiệm xác định kiến ​​trúc đám mây, lập chiến lược đám mây và quản lý việc thực thi và triển khai nó được diễn ra chính xác

6. DevOps Engineer (Kỹ sư DevOps)

Vị trí kỹ sư DevOps là một trong những công việc khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Kỹ sư DevOps vừa thực hiện các công việc triển khai hệ thống phần mềm vừa thực hiện công việc vận hành quá trình hoạt động của các phần mềm đó.

Một số kỹ năng mà kỹ sư DevOps cần có là khả năng viết code hoặc thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, phần mềm.

Kỹ sư DevOps các vị trí trong ngành it
Kỹ sư DevOps cần có khả năng viết code.

5. Blockchain Engineer (Lập trình viên Blockchain)

Một lập trình viên blockchain là chuyên gia trong việc thiết kế và đưa ra kiến ​​trúc, giải pháp dựa trên nền tảng của blockchain. 

Một kỹ sư blockchain thường thành thạo khả năng lập trình và có sự am hiểu về công nghệ như Bitcoin, Ripple, Ethereum, R3, v.v.

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các hoạt động tài chính, sự phát triển của blockchain cùng ngày càng được thúc đẩy nhanh chóng hơn và dần được quan tâm rộng rãi trong giới tài chính hiện nay.

Đọc thêm: Embedded Software Engineer Là Gì? Công Việc Triển Vọng Cho Dân IT

4. Software Architect (Kiến trúc sư phần mềm)

Kiến trúc sư phần mềm cũng là một công việc phổ biến ngành công nghệ thông tin hiện nay. Trong đó, vị trí này thường đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong việc thiết kế và thiết lập các tiêu chuẩn cho việc mã hóa, công cụ và nền tảng công nghệ.

Trách nhiệm chính về công việc của một kiến ​​trúc sư phần mềm sẽ bao gồm:

  • Mô hình hóa dữ liệu
  • Tạo ra khung xương cho toàn bộ hệ thống
  • Lập trình và kết nối, liên kết, phối hợp các phần mềm với nhau
  • Phân tích các vấn đề và xây dựng hệ thống nhanh chóng
  • Đảm bảo hệ thống hoạt động liền mạch với hiệu suất tối ưu

3. Big Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu)

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực Big Data và AI để nắm bắt xu hướng phát triển công nghệ từ những dữ liệu khổng lồ này.

Trong đó, công việc của một kỹ sư dữ liệu sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát toàn bộ vòng đời của quy trình phát triển, triển khai các ứng dụng Big Data quy mô lớn.

Hiện nay, Big Data đang là một trong những xu hướng phát triển dữ liệu chính, do đó, các công việc liên quan đến Big Data cũng đang có nhu cầu nhân sự rất lớn.

2. IoT Solutions Architect (Kỹ sư IoT)

Kỹ sư IoT là một trong những công việc công nghệ phổ biến nhất và được trả lương hấp dẫn hiện nay. Vị trí kỹ sư IoT sẽ chịu trách nhiệm chính về các chiến lược về xây dựng và sử dụng các giải pháp IoT. 

Bên cạnh đó, một kỹ sư IoT cũng là người am hiểu về công nghệ máy học, đồng thời cũng am hiểu về việc thiết kế và xây dựng phần cứng.

Kỹ sư IoT là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển hệ sinh thái IoT dựa trên các giải pháp công nghệ.

Kỹ sư IoT các vị trí trong it
Kỹ sư IoT có mức lương hấp dẫn hiện nay.

Đọc thêm: IoT Là Ngành Gì? 8 Ứng Dụng Của IOT

1. Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu)

Trong các vị trí trong IT, Data Scientist chính là công việc hấp dẫn sở hữu mức thu nhập khủng nhất. 

Tuy nhiên, để trở thành một nhà khoa học dữ liệu thực thụ, bạn cần có một nền tảng kiến thức chuyên môn và khả năng hiểu, phân tích những loại dữ liệu phức tạp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức đưa ra quyết định phù hợp hơn, nhanh chóng hơn dựa trên dữ liệu.

Trách nhiệm công việc của một nhà khoa học dữ liệu:

  • Xác định các thuật toán cho máy học
  • Tạo mô hình dữ liệu
  • Mã hóa dữ liệu bằng các ngôn ngữ phân tích như Python, R, SAS và các ngôn ngữ khác
  • Xác định các mối quan tâm, nhu cầu và các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải
  • Ra quyết định và đề xuất, cung cấp các giải pháp phù hợp, kịp thời dựa trên các phân tích thực hiện bởi dữ liệu

Đọc thêm: Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin Là Gì? Lương Kỹ Sư & Những Điều Bạn Cần Biết

Kết luận

Với các thông tin đầy đủ và chi tiết về ngành Công nghệ thông tin được cung cấp bởi Glints Việt Nam trên đây, hi vọng bạn có thể hình dung đầy đủ về ngành Công nghệ Thông tin và các vị trí trong ngành công nghệ thông tin hiện nay.

Tiếp tục theo dõi những bài viết và chia sẻ hữu ích để cùng Glints Việt Nam chinh phục hành trình nghề nghiệp mà bạn mơ ước trong tương lai!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X