×

Embedded Software Engineer Là Gì? Công Việc Triển Vọng Cho Dân IT

Ngày đăng: 10/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

embedded software là gì

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, Internet of things (IoT) không còn quá xa lạ với dân IT. Trong đó, Embedded Software là một thuật ngữ mà hầu hết dân trong ngành đều biết và là một công việc có triển vọng trong tương lai. 

Vậy Embedded Software là gì và ứng dụng của Embedded System như thế nào? Embedded Software Engineer là gì và làm gì? Tất cả sẽ được Glints bật mí trong bài viết dưới đây nhé.

Embedded Software là gì?

Embedded Software hay còn gọi là phần mềm nhúng, chỉ những phần phềm được viết dựa trên một phần của phần cứng và phục vụ cho một mục đích nhất định. 

Hiểu một cách đơn giản, Embedded Software là một phần mềm nhỏ được “nhúng” vào phần cứng, giúp phần cứng hoạt động theo một chức năng định sẵn.

Embedded Software được sử dụng để kiểm soát các chức năng khác nhau của thiết bị và hệ thống.

Ví dụ: Phần mềm nhúng sử dụng trong thiết bị GPS, phần mềm nhúng nằm trong cánh tay robot công nghiệp, v.v.

embedded software là gì
Embedded Systems giúp mọi thứ thông minh hơn

Hiện nay, phần mềm nhúng dần trở nên quen thuộc và hữu ích trong những ngành công nghiệp tự động hoá, quan trắc như máy móc công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ô tô, máy bay, đồ điện tử, v.v.

Embedded Software là một phần nhỏ của Embedded Systems, hay còn gọi là Hệ thống nhúng. Đây là một sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm của máy tính được thiết kế cho một chức năng chung hoặc cụ thể trong hệ thống mẹ. 

Embedded System có khả năng tự thiết kế và điều hành tích hợp vào hệ thống mẹ tuỳ vào mục đích sử dụng. Nó sẽ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất trong một hệ thống lớn.

Ứng dụng trong cuộc sống của Embedded System là gì?

Embedded System có nhiều ứng dụng quan trọng và hữu ích trong cuộc sống của chúng ta như:

  • Công nghiệp ô tô

Hiện nay, quá trình tạo ra một chiếc ô tô có thể thực hiện với sự can thiệp xuyên suốt của embedded. Từ hộp số tự động, hệ thống chống cứng bó phanh, máy kiểm soát hành trình hay những cảm biến giúp xe di chuyển an toàn hơn và hạn chế được các rủi ro.

Đọc thêm: Automotive Là Gì? Tìm Hiểu Tương Lai Của Ngành Công Nghệ Ô Tô

  • Công nghiệp chế tạo

Ở bất kỳ nhà máy nào bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy hình ảnh của những thiết bị cảm biến từ cỡ nhỏ đến đơn vị lớn và tinh vi. 

Embedded Software giúp các thiết bị này thực hiện chức năng giám sát trực tuyến, điều khiển từ xa các máy móc cho đến việc thu thập dữ liệu và thay thế con người trong dây chuyền lắp ráp.

  • Thành phố thông minh

Việc ứng dụng IoT và các thiết bị điện tử vào quản lý mạng lưới hệ thống thông tin của thành phố đang được rất nhiều nước sử dụng. 

Dựa vào đó mà chính quyền có thể dễ dàng quản lý tình hình dân cư, giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ cộng đồng khác.

embedded software engineer là gì
Embedded Software giúp chính quyền quản lý thành phố hiệu quả hơn
  • Ngôi nhà thông minh

Có thể nói bất cứ ngôi nhà nào cũng có mặt của Embedded Software, từ chiếc TV, máy lạnh, máy ảnh hay robot hút bụi, điện thoại, v.v. Với phần mềm nhúng, chủ nhà sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức để thực hiện mỗi ngày.

  • Y tế

Embedded xuất hiện trong các thiết bị đeo và theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân cũng như giúp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khá hiệu quả. 

Cụ thể, bạn có thể bắt gặp embedded trong các thiết bị y tế như nhiệt kế điện tử đơn giản đến các máy EEG hay MRI.

  • Quân sự và không gian vũ trụ

 Các giải pháp embedded thực sự cần thiết trong việc chế tạo các cảm biến hiệu suất cao, các giải pháp điều hướng và liên lạc trong không gian và quân sự giúp việc điều khiển vệ tinh, tên lửa và chiến đấu hiệu quả hơn.

  • Ứng dụng trong hệ thống mạng và các thiết bị ngoại vi máy tính: như quản lý hệ thống mạng lưới, xử lý hình ảnh, thẻ mạng, các vật hiển thị, v.v.
  • Viễn thông: Embedded Software được sử dụng trong mạng lưới viễn thông, trong hệ thống truyền thông không dây và điện toán đám mây, v.v.

Nhiệm vụ của Embedded Software Engineer là gì?

Embedded Software Engineer là những kỹ sư phát triển phần mềm nhúng. Họ chính là những lập trình viên, kỹ sư phần mềm phối hợp với nhau để phát triển hệ thống nhúng. 

Công việc của một kỹ sư phần mềm nhúng khá đa dạng với những nhiệm vụ sau:

  • Viết và test code, tạo ra bản requirement và document cho sản phẩm.
  • Phối hợp với team để phát triển những application (như web, desktop hay mobile app), firmware, hệ điều hành và driver. 
  • Chịu trách nhiệm phân tích và lựa chọn giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất cho toàn bộ hệ thống nhúng.
  • Tham gia nghiên cứu và phát triển những thuật toán điều khiển bộ chuyển đổi nguồn..
  • Lập trình Firmware.
  • Thực hiện những công việc mà cấp trên giao.
embedded software
Embedded Software Engineer là gì và làm những công việc gì?

Đọc thêm: Lập Trình Mobile Là Gì? Lập Trình Mobile App Cần Học Những Gì?

Embedded Software Engineer cần biết những gì?

Vậy để trở thành một embedded Software, bạn cần những kiến thức và kỹ năng gì? Cùng Glints tham khảo câu trả lời dưới đây nhé.

  • Nắm vững các kiến thức chuyên môn về lập trình C, C++ và những ngôn ngữ lập trình khác cũng rất hữu dụng.
  • Hiểu được cách tương tác giữa công nghệ, ngoại cảnh với phần mềm. 

Bằng cấp là một điểm cộng nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Bạn vẫn có thể trở thành một kỹ sư embedded với những hiểu biết cơ bản về embedded và có kinh nghiệm về lập trình và công nghệ điện.

Ngoài ra, một số kỹ năng khác cũng giúp bạn trở thành một kỹ sư embedded thành công như:

  • Phát triển trình điều khiển thiết bị và giao diện phần cứng, phần mềm.
  • Tối ưu hóa trong ngôn ngữ bậc thấp.
  • Quản lý cấu hình phần mềm với các công cụ như Perforce, SVN, Git.
  • Quản lý dự án và vòng đời phát triển sản phẩm.
  • Kỹ năng đọc sơ đồ điện tử và nhận biết vấn đề để có phương án khắc phục kịp thời.
  • Một số kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý dự án và khả năng cập nhật xu hướng công nghệ, v.v.

5 Triển vọng đầy tươi sáng của Embedded Software

Sự phát triển nhanh chóng của Embedded Software

Trong thời đại công nghệ hiện nay, các thiết bị điện tử ứng dụng embedded software ngày càng phát triển. Đặc biệt, ngành ô tô đang tăng trưởng rất nhanh và đa số các thiết bị trong xe ô tô đều chạy bằng embedded. 

Ngoài ra, sự phát triển về AI, robot, dụng cụ y khoa, vật dụng gia đình, v.v., làm cho mọi thứ trở nên thông minh hơn. Chính xu hướng tăng trưởng này sẽ mở ra cơ hội lớn để bạn phát triển sự nghiệp.

Ứng dụng tuyệt vời trong đời sống

Embedded giúp mọi thứ trở nên thông minh hơn, giúp chiếc máy giặt hay chiếc máy pha cà phê có thể tự hoạt động tốt hơn. Nó giúp mở ra nhiều cơ hội và giá trị cho con người.

Embedded khiến mọi thứ trở thành hiện thực

Trong những năm trở lại đây, ứng dụng web và mobile được đánh giá rất cao, nhưng đa số các ứng dụng này chỉ hiển thị hoặc xử lý thông tin. 

Sự tương tác giữa web và mobile với thế giới thực rất hạn chế. Nhưng Embedded Software thì khác, nó khiến mọi thứ thành hiện thực trong thế giới thật với thời gian thật.

Sự khan hiếm nhân lực Embedded

Embedded đang phát triển rất nhanh trên thế giới và cả ở Việt Nam nhưng nguồn nhân lực cho nghề này rất khan hiếm. Đây là một cơ hội rất tốt để bạn theo đuổi một công việc mới, hightech và có tính ứng dụng rất cao.

lập trình nhúng embedded
Embedded software – Một xu hướng nghề nghiệp triển vọng

Lập trình nhúng Embedded dễ hình dung hơn so với các vị trí IT khác

Nếu nói về hệ thống phần mềm, chắc hẳn thế hệ bố mẹ của chúng ta sẽ không hiểu được vì khó có thể hình dung cụ thể. 

Nhưng đối với embedded software, bạn có thể nói về hệ thống đèn trong xe ô tô tự bật sáng giúp đảm bảo an toàn khi lái xe vào ban đêm. Họ sẽ dễ hình dung hơn.

Đọc thêm: Top 10 Các Công Ty Công Nghệ Thông Tin Hàng Đầu Việt Nam

Bật mí thu nhập đáng mơ ước của Embedded Software Engineer

Trong thị trường lao động, các kỹ sư IT được nhận mức lương khá cao so với mặt bằng lương chung. Đặc biệt, các kỹ sư Embedded Software có mức lương tương đối cao.

Tại Việt Nam, nguồn nhân lực về embedded còn hạn chế, nhân sự chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng. 

Cùng với mức lương dao động từ 20 – 25 triệu đồng/tháng cho một kỹ sư Embedded có kinh nghiệm và 15 – 20 triệu/tháng đối với một nhân viên mới vào nghề.

Có thể nói, thị trường nhân lực khan hiếm và mức lương cao so với mặt bằng chung, Embedded Software hứa hẹn trở thành một xu hướng nghề nghiệp trong tương lai được nhiều bạn trẻ hướng đến.

Kết luận

Khi công nghệ ngày một càng phát triển sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ các yêu cầu để đảm nhận các vị trí mới này.

Đây vừa là cơ hội nghề nghiệp, vừa là thách thức cho thế hệ trẻ khi họ phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thì mới có thể đảm nhận công việc này. 

Glints mong rằng bài viết này giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về Embedded Software là gì cũng như những kiến thức, kỹ năng cần trang bị để giúp bạn trúng tuyển vào vị trí này nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X