×

Tất Tần Tật Về 6 Phong Cách Lãnh Đạo

Ngày đăng: 02/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 01/02/2023

6 phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách tiếp cận của người lãnh đạo nhằm đưa ra định hướng, thực hiện kế hoạch, cũng như tạo động lực cho nhân viên cấp dưới. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về các 6 phong cách lãnh đạo phổ biến.

Phong cách định hướng

Phong cách lãnh đạo định hướng phù hợp với tổ chức cần sự tăng trưởng đột phá hoặc giải quyết các công việc không đòi hỏi hướng dẫn chi tiết.

Nhà lãnh đạo theo phương pháp này phải là người hiểu rõ khả năng từng nhân sự của mình. Từ đó, hướng tầm nhìn mọi người đến một viễn cảnh và mục tiêu chung.

Có mấy phong cách lãnh đạo
Có mấy phong cách lãnh đạo?

Ưu điểm phong cách định hướng: Phương pháp này cho phép từng cá nhân phát huy tối đa khả năng, và sức sáng tạo của mình, do không bị gò bó bởi một cách làm cụ thể nào.

Thách thức của phong cách định hướng: Nhà lãnh đạo theo phong cách này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn tốt, khả năng truyền đạt ý tưởng và nhìn xa trông rộng.

Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc theo phong cách định hướng bạn cần thực hiện những điều dưới đây:

  • Không ngại thử và trải nghiệm những điều mới, dám đón nhận thất bại
  • Thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng, có tham vọng mà cả team hướng đến
  • Xác định rõ ràng các công việc giúp bạn và nhóm của mình hiện thực mục tiêu
  • Nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong nhóm khi cần phải đưa ra một quyết định quan trọng

Đọc thêm: Top 10 Phẩm Chất Của Người Lãnh Đạo Xuất Sắc

Phong cách kết nối

Đây là phong cách lãnh đạo giúp bạn gắn kết và thúc đẩy tinh thần của nhóm. Phong cách kết nối phù hợp trong những thời điểm căng thẳng, niềm tin giữa các thành viên có dấu hiệu rạn nứt.

Nhà lãnh đạo theo phong cách này hướng đến việc gắn kết mọi người và tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, thân thiện.

Ưu điểm của phong cách kết nối: Phong cách này giúp cho môi trường làm việc luôn hài hòa, mối quan hệ giữa các thành viên vững vàng

Thách thức của phong cách kết nối: Hình ảnh người lãnh được thể hiện không rõ nét, kết quả công việc có thể bị ảnh hưởng do mâu thuẫn nội bộ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc theo phong cách kết nối, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Kích thích, khuyến khích sự trao đổi giữa các thành viên
  • Chú ý đến cảm xúc của nhân viên
  • Có các hoạt động gắn kết thường xuyên

Phong cách huấn luyện

Người lãnh đạo theo đuổi phong cách huấn luyện là người luôn tập trung vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó giúp kết nối mục tiêu riêng của cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức.

6 phong cách lãnh đạo theo daniel goleman
Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Ưu điểm của phong cách huấn luyện: Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, năng lực chuyên môn giỏi, đảm bảo thực hiện các công việc được giao. 

Thách thức của phong cách huấn luyện: Nhân sự cảm thấy gò bó và thiếu tự tin khi người lãnh đạo quản lý quá chi tiết. Kiến thức và năng lực chuyên môn của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội ngũ nhân sự. Nhà lãnh đạo tập trung nỗ lực vào điểm yếu mà phớt lờ việc giúp họ phát huy tối đa điểm mạnh.

Để trở thành người lãnh đạo xuất sắc theo phong cách huấn luyện bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Luôn dành thời gian cho đội/nhóm của mình.
  • Khuyến khích nhân viên nêu ra những thách thức, vướng mắc của mình và đưa cho họ những hướng dẫn phù hợp. 
  • Hãy cung cấp cho nhân viên công cụ để họ tự mình giải quyết vấn đề thay vì cầm tay chỉ việc.

Phong cách dân chủ

Phong cách dân chủ phù hợp khi nhà lãnh đạo cần đưa ra những quyết định quan trọng hay lập kế hoạch. Tuy nhiên, trong các tình huống nguy cấp thì đây không phải là sự lựa chọn thích hợp.

phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ

Theo cách tiếp cận này, mọi nhân viên đều có quyền đưa ra ý kiến đóng góp nhằm đưa đến một quyết định chính xác và đúng đắn nhất.

Ưu điểm của phong cách dân chủ: Thu hút được nhiều ý tưởng mới, môi trường làm việc sáng tạo, bình đẳng.

Thách thức của phong cách dân chủ: Quá trình ra quyết định cần có nhiều thời gian do cần sự chấp thuận từ nhiều người.

Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc theo phong cách dân chủ, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Tin tưởng nhân viên
  • Đưa ra một vài đề xuất ban đầu cũng như truyền đại mong muốn thu thập ý kiến để khuyến khích sự tham gia của mọi người
  • Cởi mở với các ý tưởng và chia sẻ suy nghĩ của bạn với team

Phong cách chỉ huy

Phong cách chỉ huy chỉ phù hợp khi tổ chức đang đối mặt với khủng hoảng. Mặc dù vậy, đây vẫn là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề tốt nhất hoặc trừ khi đó là môi trường quân đội.

Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường dùng mệnh lệnh, trừng phạt nhằm kiểm soát nhân viên. Có thể nói, điều này gây tác động tiêu cực đến môi trường làm việc.

Ưu điểm của phong cách chỉ huy: Đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, nhà lãnh đạo bình tĩnh trước tình huống khủng hoảng.

Thách thức của phong cách chỉ huy: Tạo ra môi trường làm việc căng thẳng, gò bó, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo xa cách. Đồng thời, các ý tưởng mới và sáng tạo khó có thể phát hiện.

Trong trường hợp nhà lãnh đạo bắt buộc phải sử dụng phong cách chỉ huy, bạn cần hiểu rõ những vấn đề sau:

  • Thay vì ra lệnh cho nhân viên, bạn nên tạo cảm hứng và cho họ thấy về toàn cảnh vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt.
  • Đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong tình thế khủng hoảng.

Phong cách dẫn đầu

Phong cách dẫn đầu phù hợp đối với tổ chức đang cần kết quả nhanh chóng, trong đó đội ngũ nhân sự đã có đầy đủ năng lực chuyên môn. Tuy vậy, nhà lãnh đạo không nên quá lạm dụng phong cách dẫn đầu, bởi điều này sẽ khiến nhân viên bị quá tải công việc, dẫn đến các vấn đề về tâm lý và giảm hiệu quả công việc.

Người theo phong cách dẫn đầu luôn đặt mục tiêu cao và thúc đẩy nhân viên của mình bằng mọi cách phải đạt được.

Ưu điểm của phong cách dẫn đầu: Mục tiêu rõ ràng, hiệu suất công việc được đảm bảo.

Thách thức của phong cách dẫn đầu: Nhân viên có thể bị quá tải công việc, tinh thần suy sụp dẫn đến hiệu quả công việc có thể bị giảm sút.

Để trở thành một nhà lãnh đạo theo phong cách này, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn ghi nhận nỗ lực của từng cá nhân
  • Nên áp dụng trong ngắn hạn và đảm bảo team của bạn cũng biết điều này
  • Khuyến khích các thành viên nỗ lực vì sự phát triển chung của tổ chức

Đọc thêm: 6 Vai Trò Quan Trọng Của Người Lãnh Đạo – Cách Để Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về 6 phong cách lãnh đạo thường gặp mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những góc nhìn đa chiều về các phong cách lãnh đạo, đồng thời giúp bạn định hình phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân, doanh nghiệp và từng hoàn cảnh cụ thể.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X