×

Nên Học Ngành Kinh Doanh Nào? Top Các Ngành Tiềm Năng Nhất

Ngày đăng: 12/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 27/06/2024

Có nên học các ngành Kinh doanh không? Cơ hội việc làm khối ngành Kinh doanh ra sao? Để giải đáp những câu hỏi trên, cũng như tìm hiểu thêm về các ngành Kinh doanh, cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Triển vọng của các ngành Kinh doanh

1.1. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kinh doanh

Cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, kinh doanh như thế nào? Theo Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm đến 70.71% (Dữ liệu dự báo năm 2023). Điều này phản ánh phần nào, nhu cầu lao động qua đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại hiện nay khá lớn.

Cơ hội nghề nghiệp khối ngành Kinh doanh khá đa dạng, cho phép người lao động có thể làm việc ở nhiều vị trí và môi trường làm việc khác nhau.

1.2. Xu hướng phát triển trong tương lai

Xu hướng của ngành Kinh doanh thường phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế, công nghệ và hoạt động tiêu dùng. Trong tương lai, hoạt động kinh doanh có thể có một số thay đổi như:

  • Chuyển đổi số có thể thay đổi cách tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp và sử dụng dữ liệu để ra quyết định.
  • Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao có thể ảnh hưởng đến cách quản lý dữ liệu, dự đoán xu hướng kinh doanh, tối ưu hóa quy trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, v.v.
  • Xu hướng phát triển bền vững có thể khuyến khích doanh nghiệp quan tâm và tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh bền vững với môi trường, và xã hội.
  • Sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi và thích nghi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

2. Nhóm ngành Kinh doanh gồm những ngành nào?

2.1. Ngành Quản trị kinh doanh

ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh luôn nằm trong top các ngành hot nhất.

Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho người học đầy đủ các kiến thức cơ bản về khối ngành kinh tế như quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán, marketing, v.v. Ngoài ra, người học cũng được rèn luyện khả năng tư duy và kỹ năng lãnh đạo.

Đọc thêm: Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Định Hướng Học Tập Và Cơ Hội Nghề Nghiệp

2.2. Ngành Kinh doanh Quốc tế

Đây là một ngành học hot trong khối ngành kinh doanh, kinh tế hiện nay.

Ngành Kinh doanh quốc tế cung cấp cho người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh, cũng như kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, v.v.

Đọc thêm: Các Ngành Kinh Tế Tiềm Năng – Học Ngành Nào Ra Trường Lương Cao?

2.3. Ngành Kinh doanh thương mại

kinh doanh thương mại có phải là ngành kinh doanh hot
Kinh doanh thương mại là cái nôi của nhiều doanh nhân thành đạt.

Ngành Kinh doanh thương mại cung cấp cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến hoạt động thương mại trong nước và quốc tế như: marketing, phân tích tài chính, quản lý bán hàng, v.v.

Đọc thêm: Kinh Doanh Thương Mại Ra Làm Gì? Liệu Có Dễ Xin Việc?

2.4. Ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế là ngành học tập trung nghiên cứu về các hoạt động trao đổi, giao thương, logistics, bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, công ty và các tổ chức kinh tế. Ngành học này có thể bao gồm nhiều chuyên ngành khác như: Kinh tế học, Tài chính – Ngân hàng, v.v.

2.5. Ngành Marketing

Ngành Marketing trang bị cho người học kiến thức nền tảng về marketing hiện đại, bao gồm nhiều khía cạnh như: nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, marketing hỗn hợp, v.v.

Đây là một trong những ngành học hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay.

Đọc thêm: Học Marketing Ra Làm Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Ngành Học Cực HOT Mỗi Mùa Tuyển Sinh

2.6. Một số ngành khác

Một số ngành học khác thuộc khối kinh tế, kinh doanh có thể kể đến như:

3. Sinh viên kinh tế cần trang bị kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường?

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng nguyện vào các ngành kinh tế, kinh doanh luôn ở mức cao. Năm 2019, con số này vào khoảng 32% hồ sơ, đứng thứ hai trong nhóm các ngành tuyển sinh.

Tuy nhiên, số lượng cử nhân kinh tế ra trường ngày càng nhiều, nhưng không ít trường hợp chật vật trong việc tìm kiếm việc làm, phải làm trái ngành hay thậm chí thất nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sinh viên ra trường chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường tuyển dụng.

Để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra trường, sinh viên kinh tế bên cạnh việc trau dồi vững vàng kiến thức chuyên môn cần chủ động trong việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công nghệ.

Đây đều là những kỹ năng vô cùng quan trọng để tồn tại trong thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số mạnh mẽ.

nhu-cau-tim-kiem-viec-lam-cua-sinh-vien
Sinh viên cần trang bị những gì để gia nhập thị trường lao động?

Đọc thêm: Tổng Hợp 10 Kỹ Năng Nhà Tuyển Dụng Cần Ở Ứng Viên

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Nên học ngành Kinh doanh nào?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X