×

Có Nên Làm Trái Ngành? Xin Việc Trái Ngành Có Khó Như Bạn Nghĩ?

Ngày đăng: 09/04/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 16/06/2023

laptop đặt trên bàn làm việc gỗ

Câu chuyện về làm trái ngành luôn là vấn đề nhức nhối đối với bất cứ sinh viên sắp tốt nghiệp hay cả những ai đang muốn chuyển nghề. Thực tế việc lựa chọn một công việc không liên quan đến ngành học đã trở nên phổ biến và thậm chí tỷ lệ này ngày càng tăng. Theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, mỗi năm có đến 60% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành. 

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Được và mất khi làm trái ngành và làm thế nào để tìm được công việc trái ngành cho bản thân? 

Glints sẽ giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết này.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm trái ngành? 

Lựa chọn sai ngành học

Việc học sinh không có định hướng tương lại, không biết mình thích gì dẫn đến những lựa chọn sai lầm về ngành học và trường đại học. Vì không biết cụ thể mai sau mình sẽ làm gì, nhiều bạn tốt nghiệp cấp ba rồi chọn đại cho mình một ngành học nào đó hoặc chạy theo các ngành đang hot hiện nay mà không tìm hiểu kỹ. 

Việc không có sự chuẩn bị cả về nhận thức, hiểu biết, lẫn định hướng từ người lớn càng làm cho vấn đề này diễn ra phổ biến hơn. Hậu quả là sinh viên không hứng thú với ngành học của mình. Nhiều bạn đã lên sẵn một kịch bản làm trái ngành ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. 

Không có định hướng công việc rõ ràng 

Thực tế, nhiều sinh viên ra trường mơ hồ về tương lại mình sẽ làm gì do không có định hướng cụ thể. Tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở những bạn trẻ đang theo học chuyên ngành mình yêu thích. 

định hướng công việc
Không có định hướng công việc

Một khi không có kế hoạch thể sau khi tốt nghiệp, dù chọn đúng hay sai ngành, sinh viên cũng rất dễ làm trái ngành. Do không biết chính xác mình muốn làm gì, sinh viên dễ dàng chọn lựa những công việc có lợi ích trước mắt mà quên đi những gì mình được học trên trường. 

Thiếu chuyên môn, khó xin việc đúng ngành

Trong trường hợp này, nhiều người làm trái ngành đôi khi cũng chỉ là bất đắc dĩ vì chuyên môn và năng lực không đáp ứng tiêu chuẩn để làm việc đúng ngành. Nhất là những ngành nghề mang tính chất đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao.

Xã hội luôn phát triển, các công ty cũng áp dụng những công nghệ và cách thức mới trong vận hành. Điều này đòi hỏi sự nâng cấp và cập nhật liên tục để thích nghi. Do đó, nguyên nhân sâu xa khiến nhiều bạn trẻ điêu đứng khi tìm việc cho thiếu chuyên môn có thể đến từ hai phía: ý thức học tập của họ và chương trình giảng dạy của nhà trường. 

Xu hướng chạy theo ngành nghề “hot” 

Tại một thời điểm nào đó, luôn có những công việc thu hút sự chú ý của người lao động bởi cơ hội rộng mở, mức lương hậu hĩnh, hay bao gồm cả “hào quang nghề nghiệp”. Những tiêu đề công việc nghe thật hấp dẫn và nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều bạn trẻ. 

làm trái ngành vì việc hot
Làm trái ngành vì chạy theo xu hướng

Bất chấp công việc đó không liên quan đến chuyên ngành của mình, nhiều bạn sinh viên mới ra trường vẫn quyết định đi theo số đông, lao vào những nghề nghiệp “hot”. 

Chọn theo đuổi “đam mê” thay vì phụ thuộc vào tấm bằng đại học

Như đã đề cập ở trên, khi không biết mình thích gì, các bạn trẻ thường dễ dàng chọn nhầm ngành học. Và sau khoảng thời gian, khi đã tìm ra được sơ thích, đam mê của mình, các bạn ấy sẵn sàng hy sinh tấm bằng đại học để theo đuổi nghề nghiệp mơ ước. 

Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến sinh viên ra trường làm trái ngành nhiều. Được làm việc mình thích nhưng đồng thời cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ. 

Vậy cụ thể, quyết định dấn thân vào con đường làm trái ngành sẽ mang lại cho bạn “trái ngọt”“trái đắng” gì? 

Đọc tiếp để có câu trả lời cho mình nhé. 

Được và mất khi làm trái ngành

Làm trái ngành cho bạn những gì? 

Thoả mãn đam mê, làm những gì mình yêu thích

Nếu đã tìm ra được đam mê nghề nghiệp của mình và quyết tâm theo đuổi nó, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn là phải chịu đựng một công việc tạm bợ. Có đam mê và nhiệt huyết, bạn cũng sẽ làm việc một cách thoải mái và hiệu quả hơn. 

theo đuổi đam mê
Theo đuổi đam mê, sở thích

Được chinh phục những thử thách mới 

Làm trái ngành đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại từ con số 0. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để bạn tiếp cận với những lĩnh vực khác trong xã hội. Sẽ có nhiều kiến thức bạn học được trong quá trình tìm hiểu và làm một công việc mới. 

Khám phá và hiểu hơn về bản thân

Lựa chon một công việc trái ngành thúc đẩy bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Từ đó, không chỉ xuất phát từ kỷ luật của bản thân, mà ngành nghề mới đó sẽ thực sự cần bạn xông pha để biết bản thân mình có phù hợp hay không. 

Làm trái ngành lấy đi của bạn những gì? 

Bỏ phí 4 năm đại học và kiến thức hiện tại

Bước chân vào một công việc trái ngành, có thể bạn sẽ không bao giờ dùng tới các kiến thức đã học. Điều này tương đương với việc khoảng thời gian dùi mài kinh sử trên giảng đường đại học sẽ bị bỏ phí. 

Một công việc trái ngành ưng ý có thể phải được đánh đổi bởi thời gian, tiền bạc, và sức lực tuổi trẻ của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Kiến thức hay trải nghiệm của bạn sẽ luôn có giá trị và giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh nào đó. 

Tốn thời gian học tập kiến thức và kỹ năng mới

Thay vì ra trường và đi làm luôn, hãy xác định rằng bạn có thể sẽ mất thêm thời gian để trau dồi kiến thức chuyên môn trước khi bắt tay vào làm trái ngành. 

học tập kiến thức mới
Tốn thời gian học thêm kiến thức mới

Điều này sẽ khiến bạn có vẻ như thụt lùi so với bạn bè cùng trang lứa. Có thể bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có được một công việc trái ngành như ý muốn. Nhưng nếu đã quyết định tìm việc làm trái ngành, hãy cứ tập trung vào con đường của riêng mình.

Xin việc trái ngành có khó như bạn nghĩ? Các bước để có một việc làm trái ngành

Bước 1: Suy nghĩ cẩn thận và xác định mục tiêu nghề nghiệp

Khi bạn cảm thấy chán nản công việc hiện tại, chưa chắc đó là lúc bạn muốn bước vào hành trình xin việc trái ngành. Có khả năng, bạn chỉ đang muốn tìm việc mới cùng lĩnh vực với thử thách cao hơn và phúc lợi tốt hơn mà thôi. 

Hãy tự hỏi bản thân, lý do khiến bạn không muốn theo đuổi chuyên ngành ban đầu là gì? Bạn đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách đó trước khi quyết định tìm một công việc hoàn toàn mới hay chưa?

xac-dinh-muc-tieu-nghe-nghiep
Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Đừng vội xin việc trái ngành nếu bạn chưa thật sự cố gắng khắc phục những khó khăn tồn đọng với chuyên ngành cũ.

Rất có thể bạn đang bị bối rối bởi những khó khăn và mất niềm tin vào khả năng của bản thân, thay vì cảm thấy rằng chuyên ngành hiện tại không còn phù hợp.

Khi các câu hỏi đã có lời đáp rõ ràng và bạn vẫn muốn tìm việc mới thì hãy cùng Glints tiến đến giai đoạn tiếp theo.

Đọc thêm: Cách Ghi Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Ấn Tượng

Bước 2: Lên kế hoạch tìm việc cụ thể

Sau khi xác định mục tiêu nghề nghiệp mới; bạn hãy bắt đầu nghĩ đến loại công việc khiến bạn muốn thức dậy mỗi ngày. Điều làm bạn hạnh phúc từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều là gì?

Hay nói cách khác, một công việc mà dẫu có nhiều thử thách, bạn vẫn cảm thấy học được nhiều điều mới; hoặc bạn luôn cảm thấy hứng khởi khi nghĩ đến những giá trị mình có thể tạo ra trong công việc đó.

lap-ke-hoach-tim-viec-trai-nganh
Lên kế hoạch tìm việc làm trái ngành

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét các kỹ năng, tính cách và sở thích bản thân thông qua các bài kiểm tra nghề nghiệp phù hợp. Từ đó, quyết định mình sẽ đi theo con đường sự nghiệp nào. 

Việc lập kế hoạch rõ ràng về định hướng nghề nghiệp tương lai giúp bạn có sự chuẩn bị chu toàn trước một lĩnh vực mới; và tránh được những va vấp không đáng có khi xin việc trái ngành.

Đọc thêm: 12 Công Việc Có Ích Nên Thử Trong Thời Gian Thất Nghiệp

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin việc thật cẩn thận

Điều khó khăn nhất khi xin việc trái ngành chính là bạn thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần.

Kể cả khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm với công việc cũ, không dễ để thuyết phục nhà tuyển dụng hiện tại nếu không có sự liên kết nào giữa những kinh nghiệm này và công việc mới.

Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, đừng chỉ tập trung vào phần mô tả những công việc cũ. Thay vào đó, hãy tìm ra những kỹ năng mềm và chuyên môn đã được rèn luyện mà bạn nghĩ có thể hữu ích với công việc mới. 

Hãy tìm mọi cách để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể chuyển đổi và áp dụng những kinh nghiệm cũ cho chuyên ngành mới này như thế nào.

Đọc thêm: Viết CV Trái Ngành Như Thế Nào?

Bước 4: Nắm bắt mọi cơ hội trải nghiệm công việc mới

Tận dụng mạng lưới kết nối là một cách hữu hiệu để quá trình xin việc trái ngành của bạn suôn sẻ hơn.

nắm bắt cơ hội làm trái ngành
Nắm bắt cơ hội mới

Hãy cân nhắc những phương án như trở thành trợ lý ngắn hạn, hoặc các vị trí làm việc tự do, bán thời gian với một người bạn/người hướng dẫn mà bạn tin tưởng.

Điều này không chỉ giúp bạn có thêm được những kinh nghiệm thực tế; mà còn cho bạn biết những kiến thức, kỹ năng liên quan nào bạn cần tiếp nhận và rèn luyện. 

Đây cũng là khoảng thời gian giúp bạn nhận ra mình liệu có phù hợp với công việc đó hay không và quyết định chuyển việc liệu có chính xác. Nếu yêu thích công việc mới, bạn có thể bắt tay vào rèn luyện kỹ năng ngay tức thì.

Bước 5: Nói lời tạm biệt công việc cũ trong vui vẻ

Sau cùng, hãy nói lời tạm biệt công việc cũ trong tâm trạng vui vẻ và nhìn nhận những giá trị mà công việc này mang lại. 

Thực chất, ngay cả khi bạn rời bỏ ngành nghề cũ để tiến tới một sự lựa chọn mới thì những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ sẽ vẫn mang lại lợi ích không nhỏ cho bạn.

Đọc thêm: Cách Viết Thư Giới Thiệu Bản Thân Gây Ấn Tượng Từ Dòng Đầu Tiên

Họ có thể là những người tham chiếu cho những kỹ năng và tính cách cá nhân của bạn. Hoặc biết đâu, họ sẽ trở thành đối tác kinh doanh của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy luôn giữ vững phong thái chuyên nghiệp dù bạn làm việc ở đâu, hay trong lĩnh vực nào nhé!

Tóm lại là: Có nên làm trái ngành hay không? 

Ai cũng mong muốn có thể tìm được một công việc đúng với chuyên môn và sở thích của mình. Điều này dẫn đến một giải pháp duy nhất là tìm hiểu nghề nghiệp sớm bằng cách khám phá bản thân để biết mình phù hợp với công việc gì. 

Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp phải làm trái ngành, hãy cân nhắc thật kỹ các yếu tố được và mất để quyết định liệu sự chuyển đổi này có cần thiết không. 

Đọc thêm: Bí Kíp Tiếp Cận Hidden Job Market

Dù làm trái ngành hay đúng ngành, bạn phải đảm bảo rằng công việc đó có thể nuôi sống bản thân mình, tạo ra ý nghĩa, và cho phép bạn được vui vẻ hưởng cuộc sống của mình. Chúc bạn tìm được một công việc phù hợp để không còn cảm thấy chông chênh nữa. Đừng quên ghé thử Glints để biết thêm nhiều ngành nghề và vị trí tiềm năng cho mình nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X