×

11 Biểu Hiện Của Người Có Tư Duy Phản Biện & Cải Thiện Critical Thinking Như Thế Nào?

Ngày đăng: 28/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/03/2023

Tư duy phản biện là gì? Biểu hiện của người có tư duy phản biện như thế nào? Người không có tư duy phản biện biểu hiện ra sao? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng critical thinking? Có thể nói, critical thinking là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở ứng viên. 

Trong bài viết này, Glints sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan, cũng như chia sẻ cho bạn cách nâng cao kỹ năng tư duy phản biện cho bản thân.

Tư duy phản biện là gì?

Critical thinking hay tư duy phản biện là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng suy luận logic, hợp lý và hiểu được mối liên hệ giữa các khái niệm, sự kiện và ý tưởng.

Trong công việc, một nhân viên sở hữu tư duy phản biện tốt có thể đơn giản việc:

  • Giải quyết các vấn đề phức tạp cho nhóm, khách hàng
  • Phát triển các giải pháp tốt nhất cho cả khách hàng và doanh
  • Sáng tạo các ý tưởng mang tính đột phá, mang lại hiệu quả và năng suất công việc cao
  • Phát hiện và ngăn chặn sớm các vấn đề có thể tác động xấu đến doanh nghiệp

Do đó, có thể dễ hiểu tại sao đây lại là kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao và tìm kiếm ở ứng viên như vậy.

Đọc thêm: Tổng Hợp 10 Kỹ Năng Nhà Tuyển Dụng Cần Ở Ứng Viên

11 đặc điểm của người có tư duy phản biện

Thế nào là người có tư duy phản biện? Dưới đây là những những đặc trưng của người có tư duy phản biện.

Lập trường rõ ràng

Dấu hiệu đầu tiên của người có tư duy phản biện là lập trường vô cùng rõ ràng. Họ thường không tiếp cận vấn đề và đưa ra kết luận một cách quá nhanh chóng. 

đặc điểm của người có tư duy phản biện
Đặc điểm của người có tư duy phản biện là có lập trường.

Ví dụ về người có tư duy phản biện, họ không bao giờ đánh giá những điều họ chưa biết rõ ràng dù đã được nghe kể của một ai đó. Họ có xu hướng quan sát, xem xét sự việc và bản thân mình một cách kỹ lưỡng.

Bắt đầu một việc với lý do rõ ràng

Người có tư duy phản biện thường không thực hiện một điều gì đó nếu họ chưa biết rõ về nó. Họ sẽ không bao giờ đồng ý về một vấn đề với lý do “người khác nói vậy”. Thay vào đó, họ cần biết chính xác lý do trước khi bắt đầu làm một việc gì đó.

Không quan trọng hóa lời nói của người khác

Bạn biết đấy, việc đưa ra quan điểm và ý tưởng đi ngược lại đám đông có thể khiến bản thân bị cô lập. Với những người sở hữu critical thinking họ thường không nghĩ về vấn đề này mà họ quyết định làm theo cái mà họ cho là đúng, không đi vào lối mòn của người đi trước để tạo ra sự thay đổi thật sự. 

Tôn trọng sự thật

Tôn trọng sự thật và ưu tiên đưa ra quyết định dựa trên sự thật là một trong những biểu hiện của người có tư duy phản biện. Chẳng hạn, khi mua một chiếc áo, thứ họ quan tâm nhiều hơn là công dụng của sản phẩm hơn và hình thức của nó.

Xác thực và dẫn nguồn tham khảo

Như Glints vừa chia sẻ ở phần trên, người có tư duy phản biện luôn xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng và không đưa ra kết luận một cách vội vã. Họ có xu hướng tìm tòi và nghiên cứu các thông tin hữu ích, tin cậy trước khi đưa ra một quyết định nào đó.

những đặc trưng của người có tư duy phản biện
Những đặc trưng của người có tư duy phản biện.

Tư duy đột phá

“Những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới là những người thực sự làm được điều đó” – Steve Jobs.

Người có tư duy phản biện thường không quan tâm đến lời nói của người khác, và sẵn sàng vượt qua các khuôn mẫu truyền thống. Đây là tiền đề cho những ý tưởng đột phá mà người có tư duy theo lối mòn khó mà phát hiện ra.

Đọc thêm: Tư Duy Logic Là Gì? Cẩm Nang Rèn Luyện Tư Duy Logic Trong Công Việc & Học Tập

Tự tin

Người sở hữu critical thinking thường tự tin vào bản thân mình và không sợ sai. Họ quyết tâm trong việc bảo vệ quan điểm và lập trường của mình. Tuy nhiên, họ sẵn sàng học hỏi và rút kinh nghiệm khi mắc sai lầm.

“Kẻ phản diện” trong mắt đồng nghiệp

Trong một nhóm, nếu bạn thường xuyên đưa ra những ý kiến phản bác hoặc chỉ ra những điểm được coi là chưa tốt thì bạn có thể được coi như là một “kẻ phản diện”. Tuy vậy, mục đích của bạn cũng chỉ muốn công việc trở nên tốt hơn. 

thế nào là người có tư duy phản biện
Đôi lúc bạn như là kẻ xấu trong mắt người khác.

Tự nhận thức

Người có tư duy phản biện thường thích sự rõ ràng, do đó họ không ngừng xem xét, và tự nhận thức về bản thân mình rằng “Lý do tôi làm điều này là gì?”, “Tôi làm điều này vì chính mình hay vì người khác?”. Qua đây giúp họ xác định con đường đúng đắn cho bản thân.

Luôn đặt câu hỏi

Vì mong muốn mọi thứ được trở nên rõ ràng, người có tư duy phản biện luôn đặt ra các câu hỏi để trả lời cho vấn đề của mình được cụ thể nhất. Điều này giúp họ rất nhiều trong việc đưa ra một quyết định hiệu quả.

Biểu hiện của người không có tư duy phản biện

Biểu hiện của người không có tư duy phản biện sẽ như thế nào? Người không có tư duy phản biện sẽ ra sao? Trong phần trên bạn đã được biết về các biểu hiện của người có tư duy phản biện, cùng tìm hiểu trong phần dưới đây những đặc điểm cho thấy một người không sở hữu kỹ năng này nhé.

  • Thường suy nghĩ một cách không rõ ràng, thiếu chính xác
  • Giả vờ như mình là người biết nhiều nhưng thực ra còn thiếu sót rất nhiều
  • Thiếu nhận thức về những thành kiến và định kiến của bản thân
  • Tư duy theo đám đông, thiếu sự suy xét kỹ lưỡng
  • Dễ dàng bị phân tâm và khó tập trung vào bản chất của một vấn đề nào đó
  • Thiếu kiên trì khi gặp trở ngại hoặc khó khăn về trí tuệ
  • Niềm tin thường được dựa vào sở thích cá nhân, lợi ích mang tính cá nhân
người không có tư duy phản biện sẽ ra sao
Biểu hiện của người không có tư duy phản biện.

Đọc thêm: Bạn Có Đang Mắc Phải 5 Lỗi Tư Duy Phổ Biến Này?

Cách cải thiện tư duy phản biện

Làm thế nào có thể cải thiện kỹ năng tư duy phản biện? Theo đó, để cải thiện các kỹ năng tư duy phản biện, bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây:

  • Mở rộng vốn kiến thức của mình: Việc mở rộng kiến thức hoặc kỹ năng trong lĩnh vực của mình có thể giúp bạn tiếp cận và xác định các vấn đề một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể xem xét tham gia các khóa học thuộc lĩnh vực của mình yêu cầu khả năng tư duy phản biện và phân tích.
  • Chủ động tìm kiếm các cơ hội học hỏi: Bạn có thể tình nguyện tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, để có hội học hỏi và rèn luyện tư duy nghiên cứu, và phân tích dữ liệu.
  • Mở rộng mối quan hệ: Tìm kiếm lời kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực của mình cũng là một cách giúp bạn tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả hơn. Qua đó, bạn cũng có thể học hỏi và thấu hiểu về cách tư duy giải quyết vấn đề của họ. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm cách cải thiện kỹ năng critical thinking qua bài viết sau từ Glints: Cách cải thiện tư duy biện luận hiệu quả

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về 11 biểu hiện của người có tư duy phản biện mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về chủ đề này, cũng như giúp bạn biết cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Lượt đánh giá: 7

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X