×

Assistant Manager Là Gì? Tất Cả Điều Bạn Cần Biết Về Vị Trí Assistant Manager

Ngày đăng: 17/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/02/2023

Assistant manager là gì? Dịch nôm la là “trợ lý giám đốc”, công việc và vai trò của vị trí này thoạt nghe có vẻ dễ hiểu và dễ hình dung. Thế nhưng không có quá nhiều người nắm rõ được cụ thể những công việc mà một Assistant Manager phải thực hiện.

Một công việc đáng mơ ước của nhiều người thật sự sẽ ra sao? Hãy cùng Glints tìm hiểu thêm nhé!

Assistant Manager là gì?

Assistant Manager là vị trí trợ lý giám đốc/ trợ lý điều hành – người có thể thay mặt giám đốc tham gia vào các cuộc họp, gặp gỡ đối tác khi cần thiết. Điều này đòi hỏi vốn kiến thức phong phú, kinh nghiệm chuyên môn và khả năng ứng xử nhạy bén, tài tình.

Không chỉ nằm ở kiến thức, những kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thương lượng cũng không thể qua loa. Là một cánh tay phải đắc lực cho giám đốc, mỗi hành động hay ứng xử đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấp trên của mình.

Vì vậy, dù thu nhập cao và là công việc nhiều người mơ ước, Assistant Manager vẫn là 1 trong những “nghề siêu khó” đối với những người theo con đường Assistant.

Công việc của Assistant Manager

Assistant Manager thường được tuyển dụng trong các môi trường văn phòng, bán lẻ hoặc dịch vụ thực phẩm để quản lý nhân viên, sắp xếp lịch trình, khắc phục sự cố thiết bị và phản hồi các khiếu nại hoặc vấn đề của khách hàng.

Assistant Manager thường hỗ trợ Giám đốc trong việc thực hiện các thay đổi đối với quy trình làm việc tại văn phòng, thực hiện đánh giá nhân viên, phát triển và thực hiện các chính sách và lập kế hoạch cho các sự kiện tiếp thị hoặc khuyến mại. 

Họ cải thiện hiệu quả nơi làm việc và giữ cho nhân viên hài lòng bằng cách đóng vai trò trung gian giữa quản lý cấp trên và các vai trò cấp dưới, những người làm việc trực tiếp với khách hàng.

công việc manager assistant
Công việc Assistant Manager bao gồm những gì?

Assistant Manager đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn các vị trí trợ lý khác như Executive Assistant hay Personal Assistant. Vì thế họ đảm đương nhiều công việc thách thức và khó nhằn hơn, cụ thể trợ lý giám đốc làm gì?

  • Hỗ trợ cấp trên quản lý các công tác hành chính trong doanh nghiệp.
  • Phụ trách giám sát và quản lý quá trình thực hiện công việc của các nhà quản lý cấp dưới và báo cáo cho cấp trên.
  • Thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao phó một cách rõ ràng, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Ghi nhận và triển khai hiệu quả các chỉ đạo từ cấp trên: Giữ hồ sơ chi tiết về chi phí và doanh thu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng; Quản lý hàng tồn kho và hợp đồng, hóa đơn.

Đọc thêm: Công việc của Assistant Brand Manager

Kỹ năng Manager Assistant nên có

Người Assistant Manager lý tưởng sẽ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực họ quản lý, khiếu ăn nói lưu loát, kỹ năng lãnh đạo, xử lý vấn đề, và trách nhiệm cao.

Vậy câu hỏi đặt ra: để có thể đảm nhiệm được hết những công việc khó nhằn kể trên, những kỹ năng cần có của một Assistant Manager là gì?

1. Bằng cấp cho ngành liên quan

Thông thường, Assistant Manager là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang quản lý từ trước. Cũng như bao công việc khác, đó sẽ là chuỗi ngày đi lên từ những cấp bậc nhỏ nhất và đích đến cuối là Assistant Manager.

Nhờ những kinh nghiệm tích lũy được từ trước, Assistant Manager sẽ dễ dàng hơn trong việc giám sát và định hướng nhân viên làm việc. Hơn cả kinh nghiệm, thứ họ cần cũng là những kiến thức nền tảng, vững chắc và toàn diện của ngành nghề mà họ quản lý.

Thông thường các Assistant Manager sẽ có trong tay tấm bằng cử nhân hoặc một số dạng chứng chỉ để tự tin hơn khi làm việc.

Bạn cần bằng cấp để làm một trợ lý chuyên nghiệp.

2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Khó khăn của một Assistant Manager là gì? Chắc hẳn rồi, đó là sự bất đồng giữa hệ tư tưởng và quan điểm đối với các nhân viên.

Vốn dĩ với đặc thù của công việc quản lý và kiểm soát người khác, công việc này đòi hỏi người làm Assistant Manager một tâm lý vững chắc trước những lời chỉ trí, nhận xét, đánh giá và thiếu tôn trọng từ người ngoài.

Đọc thêm: Thành Công Hơn Nhờ Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

3. Khả năng lãnh đạo

Không chỉ dừng lại ở việc thay mặt cấp trên quản lý nhân viên, một Assistant Manager còn phải biết biến hóa thành 1 nhà lãnh đạo của chính mình. Trong những lúc cấp trên vắng mặt, hay những trường hợp quan trọng cần phải giải quyết ngay lập tức, vai trò của 1 nhà lãnh đạo sẽ là rất cần thiết trong thời điểm này.

Chưa dừng lại ở đó, không một ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có những vấn đề hay biến cố sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Lúc này, người làm Assistant Manager cần phải nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề, thương lượng đàm phán để giải quyết tranh chấp, khắc phục sự cố xảy ra.

4. Kỹ năng xử lý vấn đề

Kỹ năng lãnh đạo luôn đi kèm với việc giải quyết vấn đề. Một khi vấn đề trong công việc leo thang đến đỉnh điểm, người làm Assistant Manager cần tìm các giải quyết thật thông thái và cẩn trọng.

Bởi quyết định của Assistant Manager không chỉ đơn thuần là họ tự ý, mà còn là sự đối chiếu và cẩn trọng cân nhắc xem sếp mình sẽ xử lý như thế nào khi rơi vào trường hợp đó.

Điều này đòi hỏi một trình độ phán đoán, phân tích, đánh giá sự việc một cách nhanh chạy, và đưa ra hướng giải quyết thật chính xác, công bằng cho các bên.

Đọc thêm: Cách Ứng Xử Với Đồng Nghiệp “Phiền Phức” Thật Khéo Léo

5. Có trách nhiệm

Đôi khi mọi việc không được diễn ra theo chiều hướng mong muốn. Điều mà Assistant Manager tiếp tục cần đáp ứng được đấy chính là có trách nhiệm với công việc mình làm. 

Là bộ mặt của doanh nghiệp, việc chịu trách nhiệm với công việc của mình không chỉ giúp ghi điểm trong mắt mọi người mà còn là yêu cầu tối thiểu cần có của người làm quản lý.

Khi bạn thể hiện trách nhiệm, tổng giám đốc của bạn sẽ tin tưởng vào khả năng tiếp quản của bạn nếu cần. Chịu trách nhiệm cũng giúp cấp trên tin tưởng rằng bạn có thể xử lý những khó khăn bất ngờ có thể xảy ra.

Thu nhập của trợ lý giám đốc

Điều đầu tiên bạn quan tâm trước khi quyết định ứng tuyển vào bất kì công việc nào có lẽ là mức lương. 

Mức lương trung bình của Assistant Manager giao động trong khoảng từ 13-22 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn sở hữu vài năm kinh nghiệm và đạt tới “độ chính” trong kỹ năng, kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc, mức lương của bạn có thể cán mốc 45 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh mức lương “khủng, Assistant Manager còn có chế độ đãi ngộ hấp dẫn, có thể kể đến như xét tăng lương định kỳ, các khoản thưởng dự án, thưởng KPI, thưởng Tết, thưởng tháng 13,… đồng thời được đóng bảo hiểm và các phúc lợi đầy đủ theo quy định của pháp luật. 

Cơ hội làm Assistant Manager

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc ở vị trí trợ lý giám đốc/trợ lý điều hành, Glints có thể mang đến cho bạn rất nhiều lựa chọn. Tìm vị trí Assistant Manager phù hợp với bạn ngay dưới đây:

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X