×

Cách Xây Dựng Và Quản Lý Talent Pool Cho Tuyển Dụng Hiệu Quả

Ngày đăng: 24/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 23/10/2022

Cách Xây Dựng Và Quản Lý Talent Pool Cho Tuyển Dụng Hiệu Quả

Tuyển dụng nhân sự là một trong những công việc quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng một công cụ gọi là Talent Pool để hỗ trợ trong mỗi đợt tuyển dụng nhân sự. Tuy vậy, không ít doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự biết đến sự hữu ích của công cụ này.

Trong bài viết này Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng và quản lý Talent Pool để phục vụ công tác tuyển dụng hậu quả nhé! 

Talent Pool là gì? 

Talent Pool là một “danh sách” các ứng viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp, đáp ứng được những tiêu chí đặt ra của Talent Pool. Ứng viên trong Talent Pool có thể bao gồm những ứng viên bị động (họ phù hợp về năng lực nhưng lại chưa có nhu cầu ứng tuyển tại các vị trí đang tuyển dụng), ứng viên tham gia ứng tuyển nhưng bị loại, hoặc có thể là cựu nhân viên, v.v.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một Talent Pool tổng, trong đó chứa tất cả các hồ sơ ứng viên họ có cùng nhiều Pools và mỗi Pool là một tiêu chí để phân loại ứng viên. Ngoài ra, một ứng viên cũng có thể thuộc một hoặc nhiều pools. 

Tùy theo chiến lược chung và các chiến lược nhân sự để doanh nghiệp có thể đưa ra tiêu chí nhằm xây dựng Talent Pools tương ứng. 

Talent Pool là gì? 
Talent Pool là gì? 

Đọc thêm: 8 Nghệ Thuật “Đọc Vị” Ứng Viên

Các nguồn để xây dựng Talent Pool 

Để doanh nghiệp xây dựng được một Talent Pool. Trước hết, doanh nghiệp đó cần phải có được những nguồn ứng viên tiềm năng. Dưới đây là một số nguồn mà Glints muốn giới thiệu đến doanh nghiệp của các bạn:

Ứng viên cũ

Họ là những người có tiềm năng đáng để xem xét lần thứ hai bởi họ vốn là những ứng viên đã lọt vào các vòng cuối cùng, nhưng có thể vì một sai sót nhỏ nên bị loại để nhường chỗ cho những ai làm tốt hơn.

Hồ sơ trực tuyến

Một số trang web tìm kiếm việc làm như Glints, không chỉ giúp mọi người tìm đến nhà tuyển dụng mà còn giúp nhà tuyển dụng tìm được những nhân viên tiềm năng bằng tính năng “kết nối”. Thêm vào đó, việc thu thập CV cũng vô cùng dễ dàng vì thông tin của ứng viên được công khai đầy đủ.

Báo chí trực tuyến

Có rất nhiều nguồn khai thác chân dung ứng viên tiềm năng hiện này, đó có thể là học sinh, sinh viên hoặc những người trẻ thành đạt. Từ đó, doanh nghiệp có thể thấy được và tìm kiếm thêm về thông tin của những người này.

Hoặc nếu có các dự án thú vị trên báo đài về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang quan tâm, hãy tìm hồ sơ của những cá nhân đang tham gia dự án đó.

Chương trình học nghề

Không thể phủ nhận vai trò của các chương trình thực tập, đây là nơi quy tụ rất nhiều ứng viên tiềm năng. Để trở thành ứng viên thực tập, sinh viên phải trải qua các kỳ thi vô cùng khắc nghiệt. Kể cả khi chưa là nhân sự chính thức, họ vẫn là nguồn nhân lực trẻ mà các doanh nghiệp nên cân nhắc vào “Tổ hợp nhân tài” của mình.

Thực tập sinh

Mỗi năm, số lượng sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp là rất lớn. Doanh nghiệp có thể theo dõi quá trình thực tập của từng ứng viên, từ đó rút ra được điểm mạnh của các thực tập sinh đó là gì và họ sẽ phù hợp với những vị trí nào.

Các cuộc thi

Đây là một nguồn hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các ứng viên tiềm năng.

Đọc thêm: Hệ Thống Quản Lý Hồ Sơ Ứng Viên – Applicant Tracking System Và Những Điều Cần Biết

Các tiêu chí xây dựng Talent Pool  

Talent Pools gồm các nhân viên thuộc một nhóm hoặc nhiều nhóm và các tiêu chí chính để xây dựng Talentpool đó là:

  • Theo địa điểm: ví dụ như các ứng viên ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, hoặc các tỉnh thành khác. Cách này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân viên tiềm năng nếu có nhiều chi nhánh, để đáp ứng đủ nhân lực từng chi nhánh.
  • Theo vị trí: Pool áp dụng cho các vị trí Nhân sự, Bán hàng, Kế toán, v.v. Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tìm được nhân viên ở các vị trí còn trống.
  • Theo năng lực chuyên môn: Nhóm ứng viên lãnh đạo, quản lý, quan hệ đối ngoại, kết nối, v.v. Việc bố trí theo năng lực giúp doanh nghiệp tìm được người có thể giải quyết nhanh chóng những vấn đề tồn đọng.
  • Theo thời gian: Intern, Part-time, Full-time, v.v. để cân nhắc tìm kiếm ứng viên phù hợp với thời điểm mà doanh nghiệp cần.
Talent Pool là danh sách các ứng viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp
Talent Pool là danh sách các ứng viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp

Các bước xây dựng và quản lý Talent Pool hiệu quả 

Hoạt động xây dựng và quản lý Talent Pool sẽ trải qua 4 bước như sau: 

Xác định và liên kết chiến lược của doanh nghiệp với kế hoạch tuyển dụng

Bước đầu trong việc lên kế hoạch cho tất cả hoạt động tuyển dụng là phải hướng về phục vụ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

Một hệ thống Talent Pool nếu không đáp ứng được đầy đủ mục tiêu mà chiến lược kinh doanh đề ra là một hệ thống lãng phí, dù nó có đồ sộ tới đâu.

Việc tuyển dụng ai và tuyển dụng vị trí nào đều phải tuân thủ chặt chẽ các mục đích cụ thể, ví dụ như việc tuyển dụng để phục vụ chiến lược mở rộng khu vực địa lý, chiến lược sát nhập doanh nghiệp, hay chiến lược đưa ra một dòng sản phẩm mới.  

Xác định các tiêu chí cụ thể cho Talent Pool 

Sau khi xác định được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bạn nên dựa vào những yếu tố của chiến lược này để xây dựng lên các tiêu chí Talent Pool thật sự cần thiết. Ví dụ, doanh nghiệp bạn đang muốn mở rộng thêm chi nhánh tại địa bàn Đà Nẵng, bạn chắc chắn sẽ cần thiết lập một Talent Pool bao gồm các ứng viên tiềm năng đang sinh sống tại Đà Nẵng.

Chỉ khi hệ thống Talent Pool khớp hoàn toàn với chiến lược kinh doanh thì nguồn ứng viên khổng lồ mà bạn  đã thu thập được mới thực sự mang lại giá trị.

Xây dựng và khai thác các nguồn cho Talent Pool 

Sau khi đã có đủ tiêu chí để xây dựng các Talent Pools, việc tạo ra nguồn và đưa ứng viên về các pool trở nên rất đơn giản. Họ là những ứng viên đã có độ tương tác nhất định với doanh nghiệp và cần được đảm bảo nhất định về mặt chất lượng:

  • Các ứng viên được săn đón
  • Những người để lại liên lạc tại các sự kiện tuyển dụng mà doanh nghiệp tổ chức
  • Các ứng viên từng bị loại ở các lần tuyển dụng trước đây
  • Các nhân viên từng hoặc đang làm việc tại doanh nghiệp mà họ phù hợp cho các vị trí khác trong tương lai
  • Thực tập sinh tại doanh nghiệp

Phân loại ứng viên trong Talent Pool

Sau khi các ứng viên đã được phân chia về các Talent Pool, bạn có thể làm công việc phân loại ứng viên này bằng vài thao tác đơn giản như gắn hashtag và xếp hạng (ranking) cho những ứng viên này. Qua đó, giúp đảm bảo mọi dữ liệu được đưa vào Talent Pool đều được sắp xếp và tổ chức khoa học.

Với việc gắn ranking trình độ của các ứng viên trong một Talent Pool, giúp bạn có thể lọc ra những ứng viên có trình độ cao nhất để doanh nghiệp liên hệ ngay trong đợt tuyển dụng mới. 

Bên cạnh việc phân loại theo các tiêu chí, bạn nên cân nhắc lưu trữ những ghi chú, trao đổi của nhóm tuyển dụng xuyên suốt quá trình làm việc với các ứng viên. Các nhận xét từ thành viên khác trong nhóm chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về ứng viên.

Để xây dựng và quản lý Talent Pool hiệu quả cần có chiến lược rõ ràng
Để xây dựng và quản lý Talent Pool hiệu quả cần có chiến lược rõ ràng

Đọc thêm: 3 Tiêu Chuẩn Đánh Giá Ứng Viên Cho Nhà Tuyển Dụng

Lời kết

Thông qua bài viết này Glints hy vọng rằng các bạn đã có thể hiểu hơn về công cụ Talent Tool là gì, cách sử dụng nó để nhận được những chức năng đặc biệt và khả năng hiệu quả khi sử dụng nó trong việc tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X