×

Top 10 Việc Làm Lĩnh Vực Công Nghệ Không Cần Kỹ Năng Code 

Ngày đăng: 06/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 03/02/2023

việc làm it không cần code

Việc làm trong ngành công nghệ thông tin đang tạo cơ hội cho nhiều vị trí khác nhau không giới hạn ở những công việc đòi hỏi kỹ năng coding hay lập trình cao. Nhu cầu mở rộng về sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi các công ty công nghệ phải tăng cường nhận sự vào các mảng khác nhau. 

Đây là tin vui cho những ai mong muốn được làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng không thích hoặc không có chuyên môn cao về code hay lập trình. 

Nếu bạn là một trong số đó, bài viết này cực kỳ phù hợp với bạn. Đọc và cân nhắc một trong các việc làm IT không cần code được trả lương cao hiện nay nhé. 

1. User Experience Designer/User Interface Designer

80% mọi người sẵn sàng trả cao hơn để có được trải nghiệm tốt hơn. Đó là lý do vì sao các chủ website càng ngày càng chú ý hơn vào trải nghiệm của người dùng/khách hàng. Sự có mặt của User Experience Designer hay UX Designer và UI Designer trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

UX Designer
UX Designer

Đây là một công việc trong lĩnh vực công nghệ không đòi hỏi chuyên môn lập trình hay coding. Nghề UI/UX phổ biến trên thế giới được một thời gian khá lâu và ở Việt Nam thì công việc này còn khá mới mẻ. 

Nhiệm vụ của UX Designer là tạo ra một trải nghiệm tốt nhất cho website hay ứng dụng mobile, đảm bảo mọi việc hoạt động đúng với vai trò của nó. UI Designer chịu trách nhiệm với các yếu tố hình ảnh và tạo ra giao diện cho một trang web hoặc ứng dụng. 

UX Designer và UI Designer là hai công việc khác nhau, tuy nhiên hai vị trí này làm việc mật thiết với nhau và thường phối hợp chặt chẽ trong một đội với Designer, Developer và Project Manager. 

2. Tester 

Tester hay Software Quality Tester là một việc làm IT không cần code nữa vô cùng quan trọng và đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. 

Người tester có nhiệm vụ đảm bảo mỗi phần mềm/ứng dụng không có bất cứ trục trặc nào trước khi đưa ra thị trường. Nếu giỏi về sử dụng và nghiên cứu các phần mềm cũng như tạo ra các bài kiểm tra để thử các phần mềm với một tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, bạn có thể trở thành một tester. 

3. Technical Writer

Nếu bạn có đam mê nghiên cứu, đào sâu những chủ đề và thuật ngữ về kỹ thuật, công nghệ và sẵn sàng tạo ra nội dung hấp dẫn, rất có thể nghề nghiệp công nghệ không cần code này là dành cho bạn. 

Technical Writer là người sản xuất những nội dung chuyên sâu, cung cấp kiến thức ngành đa dạng.

4. Project Manager

Project Manager (quản lý dự án) đôi khi được gọi là Product Owner, cũng là một trong những vị trí phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà không cần đến kỹ năng lập trình. Công việc này cũng giống như quản lý sản phẩm nhưng ở quy mô nhỏ hơn. 

Các nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm giám sát các dự án lớn nhỏ từ khâu lên kế hoạch các giai đoạn tiến hành, dự đoán và lường trước các công việc từ bức tranh toàn cảnh cho đến từng chi tiết nhỏ. 

Project Manager phối hợp nhịp nhàng với các thành viên liên quan trong dự án để đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ, hiệu quả trong tầm ngân sách. 

5. Data Analyst

Nếu bạn là người giỏi và yêu thích làm việc với dữ liệu, công việc này có thể phù hợp với bạn đấy. Cơ hội việc làm cho vị trí này được cho là khá cao trên thị trường. Báo cáo dữ liệu do CrowdFlower thực hiện cho biết mỗi năm nhu cầu tuyển dụng Data Analyst và Scientist cao hơn so với số nhân lực có kỹ năng đáp ứng công việc này. 

6. IT Business Analyst

IT business analyst
IT Business Analyst

IT Business Analyst là người đưa ra các insight cần có để đạt được sự thành công của một dự án. Họ là người quyết định và đưa ra giải pháp về các công cụ và quy trình cần thiết để hoàn thành một dự án. 

Những IT Business Analyst đóng vai trò là người liên lạc giữa nhà phát triển và khách hàng, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được lắng nghe và chuyển thành các giải pháp khả thi.

Đọc thêm: Business Analyst Là Gì? Tất Cả Về Nghề BA Cực Hot Hiện Nay

7. QA Engineer 

Quality Assurance Engineer (kỹ sư đảm bảo chất lượng) đảm nhận công việc kiểm tra phần mềm hoặc ứng dụng, đảm bảo mọi chức năng hoạt động trơn tru. Khi giai đoạn phát triển tính năng đã hoàn thành, các QA Engineer sẽ tiến hành công cuộc kiểm tra ở nhiều mức độ khác nhau. Mục đích là để xác định các vấn đề có khả năng xảy ra. 

QA Engineer chịu trách nhiệm cho chất lượng của sản phẩm. Và đương nhiên rồi, công việc này không cần đến kỹ năng coding chuyên sâu. 

Đọc thêm: QA là gì, QC là gì? Sự khác biệt giữa QA và QC

8. Technical Recruiter

Technical Recruiter là một việc làm IT không cần code. Đúng vậy!

Tuy nhiên, việc không phải dành cả ngày để viết những đoạn code dài ngoằng không có nghĩa là bạn hoàn toàn không làm gì liên quan đến coding. 

Technical Recruiter là người tuyển dụng những nhân tài trong lĩnh vực công nghệ như Developer, IT Specialist, Programmer, v.v. Do đó, để là một nhà tuyển dụng tài năng trong lĩnh vực này, bạn cần có những am hiểu nhất định về coding, những thuật ngữ, biệt ngữ về code. 

Có như vậy, bạn mới có thể đánh giá khách quan ứng viên IT của mình. 

Đọc thêm: IT Recruiter là gì? Mô tả công việc của IT Recruiter

9. Tech Support Specialist

Vị trí chuyên viên Tech Support thường đảm nhận giải quyết những vấn đề khá đơn giản và có thể là cầu nối giữa khách hàng với Developer, người có chuyên môn cao hơn có thể giải quyết dứt điểm vấn đề. 

Thường thì công việc của Tech Support Specialist chủ yếu cần vận dụng kỹ năng giao tiếp nhiều. Tuy nhiên, tuỳ từng công ty mà họ sẽ cần phải giải quyết vấn đề bằng các kỹ năng kỹ thuật cao cấp hơn. 

10. System Administrator 

Người quan trị hệ thống của một công ty đảm bảo các hoạt động kỹ thuật của công ty được diễn ra suôn sẻ. Họ làm việc với máy tính, tổ chức, cài đặt và hỗ trợ hệ thống máy tính của một công ty/tổ chức. 

Tuy là một công việc không yêu cầu kỹ năng coding, một System Administrator có thể học thêm về code nếu nó phục vụ cho công việc của họ. 

Kết

Công nghệ thông tin luôn là một ngành hấp dẫn mà nhiều người muốn theo đuổi. Tuy nhiên, nếu không quá đam mê với việc phát triển phần mềm, lập trình hay viết code, bạn có thể tham khảo những việc làm IT không cần code bên trên. 

Danh sách này không chỉ dừng lại ở đây. Những nghề nghiệp ngành công nghệ không yêu cầu kỹ năng code sẽ tiếp tục được bổ sung. Để là người cập nhật sớm nhất, bạn có thể theo dõi Glints Blog trên Facebook hoặc đăng ký nhận newsletter từ Glints.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X