×

Trợ Lý Kinh Doanh Là Gì? Mô Tả Công Việc Trợ Lý Kinh Doanh Chi Tiết 2022

Ngày đăng: 27/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Trợ lý kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Sale Admin hay Sales Assistant. Đây là đội ngũ tham gia trực tiếp vào các công việc kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ chính của trợ lý kinh doanh là phối hợp và tham gia cùng bộ phận kinh doanh nhằm hỗ trợ hoạt động bán hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tích lũy được nhiều kỹ năng và đặc biệt là công việc trợ lý kinh doanh còn sở hữu một mức lương thu hút rất nhiều bạn trẻ hiện nay. 

Vậy trợ lý kinh doanh là gì, công việc của trợ lý kinh doanh làm gì? Hãy cùng Glints tham khảo bản mô tả công việc trợ lý kinh doanh chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Trợ lý kinh doanh là gì?

Bộ phận kinh doanh trong một doanh nghiệp được đánh giá là nắm phần tồn tại và phát triển được hay không, trong đó có trợ lý kinh doanh. 

Chính bởi vậy, để hoàn thành tốt công việc, trợ lý kinh doanh phải là những người có kiến thức kinh doanh hoặc các kiến thức chung về lĩnh vực mà họ đang theo đuổi. 

Trợ lý kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm các công việc cho phòng kinh doanh trong quá trình làm việc. Đồng thời sẽ liên kết với đội ngũ bán hàng để nhằm nâng cao doanh thu và phát triển lợi nhuận cho doanh nghiệp.

trợ lý kinh doanh là gì
Tìm hiểu vị trí trợ lý kinh doanh là gì?

Đọc thêm: Trợ Lý Là Gì Và Những Kỹ Năng Nhất Định Không Thể Thiếu 

Mô tả công việc trợ lý kinh doanh cụ thể nhất

Khi trở thành trợ lý kinh doanh bạn sẽ phụ trách các hạng mục những công việc có tính chất sau đây:

  • Cùng với trưởng bộ phận kinh doanh điều phối và giám sát các nhân viên làm việc hiệu quả để thực hiện những mục tiêu để đạt doanh số.
  • Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng vào mọi lúc họ cần, và giải quyết thắc mắc của họ trong các trường hợp cần thiết.
  • Giải quyết các đơn hàng gửi đến và chuyển đi, cập nhật chi tiết thông tin sản phẩm.
  • Mô tả một cách chính xác tính năng cũng như lợi ích của sản phẩm.
  • Thực hiện công việc khác theo chính sách và thủ tục của công ty.
  • Báo cáo thường xuyên tình hình kinh doanh với cấp trên, đồng thời phổ biến thông tin, điều phối cho nhân viên kinh doanh.
mô tả công việc trợ lý kinh doanh
Bản mô tả công việc trợ lý kinh doanh chi tiết

Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng

Có thể nói tính chất công việc khá giống với vị trí thư ký kinh doanh. Đây là công việc mà trợ lý kinh doanh có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ. 

Đối với Thư ký kinh doanh thì chỉ phụ trách vận chuyển giấy tờ cho các bên được chỉ định dựa theo sự yêu cầu của cấp trên, có nghĩa họ không có khả năng độc lập trong việc xử lý các giấy tờ đó. Nhưng ngược lại, đối với trợ lý kinh doanh, bạn bắt buộc phải làm được điều này.

Đặc biệt, trợ lý kinh doanh phải có kiến thức nền và kỹ năng về xây dựng, soạn thảo hợp đồng, cũng như đàm phán và ký kết giữa doanh nghiệp. 

Không chỉ vậy, trợ lý giám đốc kinh doanh còn phải tiếp nhận và biết cách giải quyết các vấn đề xuất phát từ phía khách hàng trong trường hợp có sự khiếu nại, phản hồi tiêu cực mà bộ phận chăm sóc khách hàng không có khả năng tự giải quyết.

Giám sát công việc của cấp dưới

Trợ lý kinh doanh được xem là một trợ thủ của ban lãnh đạo doanh nghiệp chính vì vậy chúng ta sẽ làm theo yêu cầu và sự phân công của ban lãnh đạo. 

Do đó, bạn có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ ban lãnh đạo điều hành, quản lý và giám sát công việc. Mục đích cuối cùng vẫn luôn hướng đến việc nâng cao thị trường và tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mỗi ngày hoặc mỗi tuần nhân viên kinh doanh sẽ phải tiến hành gửi báo cáo các hoạt động của mình cho cấp trên. Lúc này, trợ lý kinh doanh có nhiệm vụ tổng hợp lại tất cả các kết quả đó để báo cáo lên giám đốc kinh doanh hoặc lãnh đạo doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường và đề xuất triển khai chiến lược

Công việc quan trọng không kém của một nhân viên cần làm là kỹ năng phân tích, nghiên cứu thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh tối ưu nhất giúp công ty đi lên ở một thị trường đầy biến động như thời buổi ngày nay.

Công việc nghiên cứu thị trường mang lại nhiều kiến thức có thể hỗ trợ trợ lý kinh doanh nắm bắt năng suất làm việc của nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó biết được chiến lược đó có đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao hay không

Dựa vào đó, họ sẽ là người điều chỉnh, đề xuất các phương pháp, hướng khắc phục và kịp thời hạn chế các vấn đề bất ổn đang và sắp xảy ra để giúp hàng ngũ nhân viên có thể phát triển các kỹ năng nhằm tăng hiệu suất, thực hiện tốt công việc. 

Tham mưu cho Giám đốc, Phó Giám đốc kinh doanh

Ngoài những công việc hành chính nhân sự thì trợ lý cũng là người nắm bắt rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần biết xây dựng các bản kế hoạch giúp đưa ra các chính sách, tầm nhìn chiến lược trong tương lai của công ty. 

Mục tiêu chính của việc tham mưu cho các Giám đốc và Phó Giám đốc kinh doanh là làm sao đạt được doanh thu cao nhất, tiếp cận được nhiều khách hàng, gây dựng nên một lượng khách hàng trung thành nhất định.

Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Phó Giám Đốc, Vai Trò Của PGĐ Trong Doanh Nghiệp Là Gì?

Hỗ trợ Giám đốc, Phó Giám đốc kinh doanh     

Công việc của trợ lý kinh doanh là hỗ trợ Giám đốc và Phó giám đốc trong việc điều hành, ra các quyết định khi cần thiết trong trường hợp vắng mặt giám đốc. 

Không chỉ thế, trợ lý kinh doanh còn hỗ trợ cấp trên trong việc sắp xếp , nghiên cứu các giấy tờ kinh doanh.

Người trợ lý cũng phải thường xuyên cung cấp đủ thông tin, báo cáo hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp cho giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp biết, để họ nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra các phương án điều chỉnh.

Thu nhập và con đường thăng tiến của trợ lý kinh doanh

Thu nhập của một trợ lý kinh doanh nhìn chung là vô cùng lý tưởng, dao động từ 15-30 triệu đồng tùy vào doanh thu của công ty và quy mô mỗi doanh nghiệp. Đây được xem là mức lương tốt vì cần phải sử dụng nhiều chất xám và áp lực   

lương công việc trợ lý
Mức lương của một Trợ lý kinh doanh bao nhiêu?

Công việc trợ lý kinh doanh lương bao nhiêu?

Thu nhập hàng tháng của một trợ lý kinh doanh được tính dựa trên bao gồm mức lương cố định và thưởng dựa vào kết quả công việc, trung bình dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khối lượng công việc và năng lực của mỗi người, mỗi công ty khác nhau.

Ngoài ra, một số công ty khác có thể tính thêm tiền hoa hồng thưởng theo doanh số cho mỗi trợ lý kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Với mức thu nhập hấp dẫn đi cùng nhiều đãi ngộ như thế, trợ lý giám đốc kinh doanh đang là nghề được nhiều người lựa chọn.

Cơ hội nghề nghiệp của trợ lý kinh doanh

Đối với bất cứ ai cũng vậy, khi đang trên con đường phát triển sự nghiệp thì cơ hội thăng tiến chính là nguồn động lực để cố gắng làm việc mỗi ngày.  

Trợ lý kinh doanh người đóng vai trò phải đem lại nhiều hoạch định phát triển kinh doanh, các giải pháp mang lại nhiều lợi nhuận, có thể nói vị trí này sẽ giúp bạn có tương lai mở rộng trong nghề 

Những yêu cầu cần có của trợ lý kinh doanh là gì?

Công việc của trợ lý kinh doanh sẽ không cần quá nhiều về kỹ chuyên môn, nhưng cần bạn am hiểu kiến thức kinh doanh từ cơ bản đến nâng cao. 

Một người trợ lý cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hoặc các chuyên ngành liên quan khác như kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh cũng như một số kỹ năng mềm cần phải có.

Yêu cầu về trình độ

Để trở thành trợ lý giám đốc kinh doanh, ứng viên phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Một số yêu cầu chính có thể bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc ở vai trò trợ lý kinh doanh, nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên trong ngành bán lẻ.
  • Hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc bán hàng và thực hành dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Biết theo dõi hồ sơ doanh thu.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
  • Bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên.

Yêu cầu về kỹ năng

Về kỹ năng, một trợ lý giám đốc kinh doanh luôn phải trau dồi thường xuyên bởi bạn không chỉ là người đóng vai trò quan trọng mà còn ngày càng mở rộng. 

Công việc của trợ lý kinh doanh rất đa dạng nên cần học hỏi một số kỹ năng để có thể đa nhiệm và thích ứng tốt, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm v.v.

Đọc thêm: Khái Niệm Kỹ Năng Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Trong Cuộc Sống

Yêu cầu về kinh nghiệm

Công việc trợ lý kinh doanh đòi hỏi độ khó cao và yêu cầu cần kinh nghiệm để có thể đảm nhận vị trí. Hầu hết các công ty sẽ yêu cầu mức kinh nghiệm cho vị trí này là 3-5 năm trở lên, số năm không hề nhỏ. 

Vì vậy mỗi người cần cố gắng từ vị trí nhân viên kinh doanh để có thể những bước có bản ứng tuyển vị trí trên nhé.  

Thái độ làm việc quyết định sự nhìn nhận của ban lãnh đạo đối với bạn, tuân thủ quy định công ty, làm việc chủ động, sắp xếp một cách hợp lý và luôn học hỏi để bản thân trở nên tốt hơn. 

Đặc biệt công việc cũng đòi hỏi bản thân chịu được áp lực song song mức lương bạn nhận cũng sẽ xứng đáng.

Muốn làm trợ lý giám đốc kinh doanh học trường nào?

Muốn trở thành một trợ lý ngoài những kỹ năng mềm thì kiến thức là rất quan trọng để làm việc một cách hiệu quả, mọi người có thể tham khảo các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế của  những trường học sau dựa vào năng lực của mình để học tập nhé.

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia
  • Đại học Thương mại

Cơ hội việc làm khi định hướng chọn lựa theo đuổi ngành nghề này rất lớn hiện nay do đa số doanh nghiệp, công ty đều cần đến vị trí trợ lý kinh doanh. Nếu bạn cảm thấy tự tin về khả năng của mình thì còn chần chờ gì mà không đăng ký ứng tuyển ngay để nhận thông tin việc làm hấp dẫn.

Kết luận

Bài viết trên đây cũng đã phần nào cung cấp những thông tin về trợ lý kinh doanh là gì và công việc của trợ lý kinh doanh là làm gì.

Nếu thật sự yêu thích ngành này, bạn cần cố gắng, trang bị cũng như củng cố cho mình thật nhiều kinh nghiệm để có thể đạt được vị trí Trợ lý giám đốc kinh doanh nhé. Hãy cùng kết nối với Glints Việt Nam để tìm được vị trí bản thân mong muốn nào!

Đọc thêm: Sales Admin Là Làm Gì? – Bảng Mô Tả Công Việc Chi Tiết

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X