×

Mô Tả Công Việc Phó Giám Đốc, Vai Trò Của PGĐ Trong Doanh Nghiệp Là Gì?

Ngày đăng: 22/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/10/2022

mô tả công việc phó giám đốc

Mô tả công việc phó giám đốc bao gồm những gì? Được xem là một trong những vị trí nòng cốt của doanh nghiệp, Phó Giám Đốc nắm giữ những vai trò và quyền hạn vô cùng quan trọng. Vậy Phó Giám Đốc là gì? Đâu là bảng mô tả công việc phó giám đốc chuẩn xác nhất? Hàng ngày, công việc của phó giám đốc sẽ ra sao? Cùng Glints tìm hiểu nhé!

1. Phó giám đốc là gì? 

Phó giám đốc là vị trí nằm trong nhân sự cấp cao c-level của một công ty. Khi giám đốc vắng mặt, Phó Giám Đốc sẽ thay mặt xử lý các công việc được ủy quyền và đưa ra các quyết định thay giám đốc. Bên cạnh đó, công việc của phó giám đốc bao gồm việc quản lý và điều hành của công ty.

Hơn cả thế, vị trí phó giám đốc cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như pháp luật. 

Đọc thêm: Tìm Hiểu Các Chức Danh Giám Đốc Trong Công Ty

2. Mô tả công việc phó giám đốc nói chung

Nắm vai trò chủ đạo trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, thế nên bảng mô tả công việc Phó Giám Đốc sẽ bao gồm những đầu việc chính như sau:

  • Quản lý các khâu sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Thực hiện quản lý nhân sự trong phòng ban của mình.
  • Phối hợp với giám đốc để thiết lập những quy chế, quy định phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Quản lý ngân sách và dòng tiền cho các kế hoạch kinh doanh, sản xuất, nhân sự,…

3. Mô tả công việc của phó giám đốc theo từng chức năng cụ thể

công việc của phó giám đốc
Công việc của phó giám đốc

Bộ máy của doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều phòng ban khác nhau: nhân sự, tài chính, marketing, kinh doanh,… Mỗi phòng ban sẽ có một vị trí Phó giám đốc riêng để quản lý từng mảng riêng. 

Cùng Glints tìm hiểu sự khác nhau của các vị trí phó giám đốc trong từng phòng ban nhé!

Phó giám đốc điều hành

Chức năng của phó giám đốc bao gồm: 

  • Hỗ trợ điều hành, quản trị các hoạt động của công ty cùng giám đốc.
  • Quản lý và tổ chức thực hiện những kế hoạch được đề ra.
  • Đại diện giám đốc thực hiện công việc đối ngoại với các cơ quan nhà nước, đối tác, khách hàng,…
  • Phối hợp với kế toán – kiểm toán để lên kế hoạch tài chính, xác định nhu cầu ngân sách của các dự án hiện tại và tương lai.
  • Cùng giám đốc thiết lập, sửa đổi và bổ sung các quy chế, văn bản,… liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp cao.

Phó giám đốc tài chính 

Nhiệm vụ của phó giám đốc tài chính bao hàm các công việc như sau:

  • Quản lý các hoạt động trong phòng ban Tài chính – Kế toán.
  • Tổng hợp các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chi phí đầu tư. Từ đó báo cáo cho giám đốc và hội đồng quản trị.
  • Kiểm tra, xem xét các chứng từ tài chính liên quan đến hoạch thu chi của doanh nghiệp. 
  • Kiểm kê và ký duyệt các sổ sách, chứng từ liên quan đến tài chính – kế toán.
  • Cùng giám đốc tài chính xây dựng các quy định, quy chế quản lý tài chính, các định mức chi phí cho dự án,…
  • Kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Lập ngân sách và báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
  • Cập nhật và nắm vững các quy định, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế,… của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế,…

Phó giám đốc kinh doanh

Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kinh doanh sẽ gồm những đầu việc như sau:

  • Lập kế hoạch kinh doanh thường niên để đảm bảo các hoạt động ấy khớp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình thị trường, từ đó đề xuất kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp.
  • Phối hợp cùng đội ngũ Marketing để thực hiện các dự án phát triển sản phẩm.
  • Đánh giá năng năng lực của các cửa hàng, đại lý,… và đề xuất các giải pháp phù hợp để giúp họ bán hàng tốt hơn.
  • Báo cáo các hoạt động kinh doanh với giám đốc kinh doanh và hội đồng quản trị.
  • Tư vấn, hỗ trợ trong việc xác định chiến lược kinh doanh và marketing, phát triển cửa hàng/ đại lý,…

Phó giám đốc sản xuất 

Phó giám đốc điều hành sản xuất sẽ đảm nhiệm các công việc:

  • Thiết lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho giám đốc cho các hoạt động sản xuất: kế hoạch sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất, lao động,…
  • Phối hợp cùng các phòng ban khác trong doanh nghiệp để triển khai sản xuất các sản phẩm theo quy trình và dây chuyền sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hiện các giải pháp tức thời khi xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Báo cáo tiến độ của quy trình sản xuất sản phẩm cho giám đốc và các cấp lãnh đạo.

Phó giám đốc nhân sự 

Đối với phó giám đốc nhân sự, công việc hàng ngày của họ sẽ là:

  • Quản lý tất cả mọi hoạt động liên quan đến vấn đề nhân sự.
  • Hoạch định và quản lý chiến lược nhân sự: phát triển nguồn nhân lực, cách thức nâng cao chất lượng nhân sự, lương thưởng & đãi ngộ,…
  • Điều hành các hoạt động tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp: thu hút nhân tài, luân chuyển nhân sự,…
  • Thiết lập quy trình liên quan đến hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự: quy trình tuyển dụng, cơ chế đãi ngộ, đào tạo và phát triển,…
  • Phân công công việc, đồng thời giám sát, đốc thúc và hỗ trợ nhân sự khi cần thiết.
  • Cùng với giám đốc xây dựng lộ trình phát triển nhân sự phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa của doanh nghiệp. 

4. Yêu cầu đối với phó giám đốc

Phó giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm quản lý trong các phòng ban khác nhau. Để trở thành phó giám đốc, bạn cần hội tủ đủ các yếu tố như: trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý và kỹ năng chuyên môn.

công việc phó giám đốc
Yêu cầu đối với phó giám đốc

Đối với trình độ học vấn, phó giám đốc phải các bằng cấp liên quan đến quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực. Các bằng cấp này thường phải ở mức cử nhân trở lên. Nếu sở hữu bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ thì cơ hội thăng chức để trở thành phó giám đốc cũng dễ dàng hơn. 

Đối với kinh nghiệm quản lý, bạn buộc phải làm việc tại các vị trí quản lý tối thiểu 5 năm. Càng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý, bạn sẽ có càng nhiều lợi thế hơn.

Đối với kỹ năng chuyên môn, phó giám đốc phải từng đảm nhiệm các công việc thực thi và quản lý trong ít nhất 3-5 năm để hiểu rõ mọi khâu trong quy trình của phòng ban. 

5. Lương của phó giám đốc 

Dựa trên mô tả công việc phó giám đốc, dễ dàng thấy rằng vị trí này đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm. Chính vì thế, mức lương của họ cũng sẽ dao động ít nhất từ 40 – 60 triệu/tháng. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức lương này càng tăng cao.

Kết luận

Để mô tả công việc phó giám đốc, ta có thể nói rằng đây chính là “cánh tay phải” đắc lực của giám đốc. Vị trí này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý và đặc biệt là độ thâm niên cao. 

Ngay từ bây giờ, nếu tham vọng trở thành phó giám đốc, bạn hãy trau dồi thật nhiều về chuyên môn, kỹ năng quản lý, đồng thời đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ,… Có thế, khi đủ chín muồi, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội trở thành phó giám đốc trong tay.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X