×

Nhân Viên Truyền Thông Là Gì? Mô Tả A-Z Công Việc Nhân Viên Truyền Thông

Ngày đăng: 22/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/05/2023

Trong những năm gần đây, truyền thông luôn là yếu tố được các nhãn hàng, thương hiệu quan tâm đặc biệt. Một thương hiệu có yếu tố truyền thông mạnh sẽ được người dùng dễ dàng nhớ đến. 

Chính vì thế, vai trò của nhân viên truyền thông ngày càng được xem trọng. Vậy nhân viên truyền thông là gì? Công việc của ban truyền thông có vai trò như thế nào đối với thương hiệu? Và đâu là bảng mô tả công việc nhân viên truyền thông chuẩn xác nhất? 

Cùng Glints tìm hiểu từ A đến Z về nghề truyền thông!

Nhân viên truyền thông là gì?

Nhân viên truyền thông, hay còn gọi là nhân viên PR, là người xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung hoặc sự kiện để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu. 

Từ những thông tin mong muốn được truyền tải, nhân viên truyền thông sẽ dẫn dắt sự chú ý của mọi người. Một khi khách hàng có thiện cảm và dành sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty, họ sẽ góp phần gia tăng doanh số hoặc thị phần. 

Mô tả công việc nhân viên truyền thông

Để hiểu hơn về nhân viên truyền thông là gì, đầu tiên bạn cần nắm chi tiết những công việc cũng như nhiệm vụ của một nhân viên truyền thông.

1. Nghiên cứu thị trường

Nhân viên truyền thông cần nghiên cứu về thái độ và hình vi của đối tượng mục tiêu, từ đó lên kế hoạch cho các chương trình truyền thông. Việc nghiên cứu này có thể được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn, thảo luận với đối tượng mục tiêu về quan điểm của họ. 

Bên cạnh đó, để đánh giá thái độ của đối tượng mục tiêu về công ty mình và đối thủ cạnh tranh thì nhân viên truyền thông phải theo dõi các diễn đàn, trang mạng xã hội, các nền tảng đánh giá sản phẩm hay báo chí.

nhân viên truyền thông làm gì
Làm truyền thông là gì?

Để có những chiến dịch truyền thông sáng tạo, thu hút đối tượng mục tiêu, nhân viên truyền thông cần theo dõi các trend (xu hướng) trên mạng xã hội nhằm “bắt trend” nhanh chóng. 

Ngoài ra, nhân viên truyền thông còn phân tích và đánh giá về hiệu quả các chiến dịch truyền thông, từ đó rút kinh nghiệm cho những chiến dịch trong tương lai.

Đọc thêm: Communication trong marketing là gì?

2. Truyền thống tư vấn, định hướng

Trong quá trình xem xét nghiên cứu, nhân viên truyền thông cần phải chú ý đến thái độ tích cực lẫn tiêu cực đối với công ty của mình. Bạn cần khuyến nghị cho nhóm quản lý và các chuyên gia tiếp thị về việc xây dựng một thái độ tích cực hơn thông qua các báo cáo. 

Nhân viên truyền thông có thể sắp xếp các cuộc phỏng vấn với các giám đốc điều hành cấp cao trên phương tiện truyền thông, thúc đẩy các giám đốc điều hành bình luận về các vấn đề trên báo chí. 

Tại các hội nghị, nhân viên truyền thông là người chuẩn bị giấy tờ, bài thuyết trình, bài phát biểu cho các giám đốc điều hành.

3. Giám sát, xây dựng các mối quan hệ báo chí

Nhân viên truyền thông cung cấp thông tin về công ty và các sản phẩm của công ty cho giới truyền thông báo chí. Từ trước khi sản phẩm được ra mắt hoặc nâng cấp các sản phẩm hiện có, bạn cần chuẩn bị các bản tin tức liên quan. 

Nếu công ty giành được hợp đồng quan trọng hay cải thiện vị trí thị trường của mình thì bạn cũng có thể phát hành những bài truyền thông để thông cáo. Nhân viên truyền thông viết các bản tin về sự thay đổi của công ty, ví dụ như:

  • Các vị trí trong hội đồng quản trị
  • Ban điều hành được bổ nhiệm
  • Kết quả tài chính mới nhất
  • Một chương trình đầu tư vốn lớn
  • Một sự kiện lớn như sáp nhập hoặc mua lại…

Điều cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào là việc xây dựng được những mối quan hệ mật thiết và tốt đẹp với giới truyền thông như báo chí, các công ty truyền thông quảng cáo, các cơ quan nhà nước và nhân viên truyền thông chính là người thực hiện công việc này. 

Bạn cần phải khéo léo trong việc xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông nhằm giúp hình ảnh công ty của bạn trở nên đẹp hơn trên các bài báo. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm được những cơ hội để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp như đăng ký chứng nhận thương hiệu, làm nhà tài trợ cho các sự kiện.

4. Chỉ định ấn phẩm

Trong công việc của ban truyền thông, nhân viên truyền thông là người chịu trách nhiệm về nội dung, hình ảnh của ấn phẩm, các bài phát biểu, tài liệu marketing để truyền đạt nội dung, thông điệp của sản phẩm, dịch vụ đến công chúng.

Các nhiệm vụ khác khi làm truyền thông là gì? Bạn sẽ phải viết tài liệu truyền thông tiếp thị.

Bạn cần lập kế hoạch nội dung và viết bản sao cho các ấn phẩm như tài liệu quảng cáo sản phẩm, tờ rơi bán hàng, tài liệu quảng cáo công ty, báo cáo hàng năm cho cổ đông, bản tin và tạp chí khách hàng… 

mô tả công việc nhân viên truyền thông
Nhân viên truyền thông làm gì?

Bạn sẽ là người viết các nghiên cứu điển hình và hướng dẫn sản phẩm cho lực lượng bán hàng. Nội dung trên các trang web hay kịch bản video, bài truyền hình đều do nhân viên truyền thông đảm nhận.

Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác từ marketing, nghiên cứu sản phẩm, nhà thiết kế và quản lý trang web là điều cần thiết để bạn thu thập thông tin. 

Kỹ năng của chuyên viên truyền thông

1. Kiến thức chuyên môn

Về trình độ, vị trí nhân viên truyền thông từ công ty hoặc doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên của mình tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Nếu bạn tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan như Truyền thông, Quan hệ công chúng, Ngoại ngữ… thì đó là một điểm mạnh.

Để làm được công việc này, bạn cần có một số kiến thức cơ bản về Digital Marketing, tối ưu website, lên kế hoạch Marketing Online, adwords, social marketing… Những kiến thức này sẽ giúp công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp và gây ấn tượng với khách hàng trong thời đại mà Marketing online đã và đang trở thành một xu thế lớn mạnh.

Đọc thêm: Top 20 Thuật Ngữ Marketing Trong Tiếng Anh Bạn Cần Biết

2. Khả năng sáng tạo

Đây là một trong những khả năng vô cùng cần thiết đối với nhân viên truyền thông. Để có được những chiến dịch truyền thông thu hút khách hàng, những nội dung, ấn phẩm nổi bật thì đòi hỏi bạn cần có sự sáng tạo mạnh mẽ. 

Tư duy và khả năng sáng tạo của bạn sẽ giúp cho thành phẩm mà bạn tạo ra đạt chất lượng cao, thu hút độ nhận diện cho công ty. Do đó, nếu có tính sáng tạo thì bạn rất phù hợp để theo đuổi ngành này. 

2. Sử dụng phần mềm đồ hoạ

Nhân viên truyền thông là một công việc gắn liền với video, hình ảnh để quảng bá cho công ty nên nếu bạn biết sử dụng các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Premiere… thì sẽ là một điểm cộng rất lớn. 

Cấp trên đôi khi sẽ yêu cầu bạn thiết kế ấn phẩm như áp phích hoặc banner cho một chương trình hoặc sự kiện nào đó của công ty thì việc biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, video chuyên nghiệp này giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng và ghi điểm trong mắt của cấp trên.

4. Năng động, tự tin

Công việc của nhân viên truyền thông đòi hỏi bạn phải có sự thích nghi nhanh với môi trường và tiếp cận với những xu hướng mới. Vì thế, sự năng động, tự tin học hỏi những điều mới sẽ là điều cần thiết với bạn.

Đóng vai trò như một cầu nối giữa các bộ phận trong công ty, giữa công ty với khách hàng và đối tác nên nhân viên truyền thông thường phải tiếp xúc với nhiều người. 

Mang trong mình sự tự tin và nguồn năng lượng tích cực khi giao tiếp giúp bạn tạo được thiện cảm với đối phương, là bước đệm để xây dựng, phát triển các mối quan hệ tốt đẹp, hỗ trợ cho công việc của bạn sau này.

5. Quản lý thời gian

Để đảm bảo chất lượng công việc, nhân viên truyền thông cần hoàn thành công việc được giao đúng hạn và phân bổ chúng sao cho hiệu quả. 

Thông tin cần được trao đổi một cách nhanh chóng và chính xác nên người làm truyền thông phải chắc chắn quản lí được thời gian của mình, tránh làm ảnh hưởng đến công việc.

Cơ hội làm việc tại Glints

Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên truyền thông rất đa dạng và phong phú. Các ứng viên thường khó đưa ra lựa chọn về vị trí công việc hay đơn vị tuyển dụng phù hợp. 

Nếu bạn yêu thích và có mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên truyền thông thì Glints là một lựa chọn không thể bỏ qua dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo các công việc liên quan đến ngành truyền thông hoặc nhiều ngành nghề khác tại:

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.6 / 5. Lượt đánh giá: 7

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X