×

Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Biết Những Công Cụ Và Phần Mềm Gì?

Ngày đăng: 18/01/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Biết Những Công Cụ Và Phần Mềm Gì?

Đối với các bạn mới “nhập môn” thiết kế đồ họa, ngoài trau dồi kiến thức nền tảng cần thiết thì việc trang bị thiết bị, công cụ phù hợp, cũng như học về phần mềm chuyên dụng là điều chắc chắn không thể bỏ qua.

Vậy học thiết kế đồ họa cần chuẩn bị những gì? Đâu là phần mềm và công cụ phổ biến nhất dành cho một graphic designer? Cùng “bỏ túi” những gợi ý hay ho cùng Glints tại bài viết sau!

Gợi ý thiết bị và công cụ dành cho dân chuyên thiết kế đồ họa 

Đầu tư tìm kiếm những loại công cụ chuyên về thiết kế đồ họa chính là bước tiên quyết để bạn có thể thao tác và thực hiện sản phẩm sáng tạo của mình một cách mượt mà và năng suất nhất. 

Gợi ý thiết bị và công cụ dành cho dân chuyên thiết kế đồ họa 
© Freepik.com

Và đương nhiên, máy tính chính là công cụ đầu tiên bạn cần sở hữu.

Bạn có thể sắm cho mình những phụ kiện rời để lắp đặt thành một bộ máy tính PC hoàn chỉnh, hay mua các loại laptop chuyên về thiết kế đồ họa, tùy theo sở thích, nhu cầu và ngân sách cá nhân.

Đọc thêm: Graphic Design Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Thiết Kế Đồ Họa Dành Cho Người Mới

Cấu hình máy tính phù hợp

Dù là loại máy nào đi chăng nữa, bạn cũng nên đảm bảo bộ cấu hình máy đủ mạnh cho công việc thiết kế của mình. 

Khác với các loại máy cơ bản chỉ phù hợp cho tác vụ văn phòng, máy tính dành cho graphic designer cần năng suất hoạt động mạnh mẽ để “cân đủ” các loại phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng phức tạp. 

Bạn nên cân nhắc các lưu ý đặc điểm sau đây khi trước khi quyết định “chốt đơn” mua máy cho mình:

  • CPU: Tối thiểu intel từ 5 trở lên. Lựa chọn lý tưởng là intel 7 hoặc 9 để đảm bảo cấu hình xử lý mạnh mẽ.
  • Bộ nhớ trong (RAM): Với laptop đồ họa cơ bản thông thường là 8GB. Nếu bạn đang tự dựng bộ PC cho mình hay cần thao tác trên nhiều phần mềm thiết kế đồ họa phức tạp, dung lượng tối thiểu từ 16-32 GB sẽ phù hợp hơn cả.
  • Ổ cứng lưu trữ SSD 128GB hoặc 256GB. Bạn cũng có thể mua thêm ổ cứng di động HDD dung lượng từ 1TB để hỗ trợ sử dụng thêm.
  • Card đồ họa (VGA) tiêu biểu với hai dòng – NVIDIA và AMD, card có băng thông bộ nhớ càng cao thì khả năng xử lý hình ảnh, video càng nhanh; và dĩ nhiên, lượng bộ nhớ càng cao càng tốt. 
  • Bộ nguồn (Power): Tương ứng từ 500 – 600W tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Màn hình (Display): Bạn nên chọn màn hình full HD – (1920 x 1080) trở lên. Nếu được, bạn có thể quan tâm đến công nghệ màn hình IPS LCD, giúp hiển thị hình ảnh sắc nét và chuẩn xác hơn về màu sắc khi thiết kế.

Điểm danh một số loại laptop phù hợp cho thiết kế đồ họa

Nếu bạn là một graphic designer yêu thích sự gọn gàng và tiện lợi để có thể dễ dàng mang theo di chuyển khắp nơi, máy tính xách tay – hay laptop sẽ là “công cụ” thiết kế phù hợp. 

laptop phù hợp cho thiết kế đồ họa
© Freepik.com

Một số dòng máy tiêu biểu tại gợi ý sau đây của Glints có lẽ cũng sẽ là lựa chọn lý tưởng cho khối lượng sử dụng các phần mềm thiết kế của bạn, cũng nhu cầu khác theo từng phân khúc giá thành khác nhau:

  • Tầm 10-15 triệu đồng:
    • Acer Nitro 5
    • Dell Precision T3600 
    • Dell Inspiron N3576
    • HP Zbook 15 G2 hoặc G3. 
  • Tầm giá 20 triệu đồng:
    • HP Pavilion 15
    • Dell XPS 7390
    • MSI GL65
    • Lenovo Ideapad 5
    • ASUS VivoBook K570UD
    • MSI Modern 15 A5M R7
    • Acer Aspire 7
    • Dell Inspiron 7570
    • HP Omen 15
  • Khoảng 30-40 triệu đồng:
    • Razer Blade 15
    • ASUS TUF Dash F15
    • Lenovo Legion 5
    • Acer Predator Helios 300
    • Macbook Pro 2021
    • Dell XPS
    • Microsoft Surface Book 3
    • Ngoài ra với tầm giá này bạn có thể sắm được PC rất ổn cho công việc thiết kế đồ họa của mình.

Đọc thêm: Tổng Hợp Các Yếu Tố Và Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ Họa Cho Người Mới Bắt Đầu

Các công cụ khác hỗ trợ bạn thiết kế đồ họa 

Bảng vẽ đồ họa

Ngoài máy tính ra, bảng vẽ đồ họa cũng là một công cụ thiết kế tuyệt vời. Trong đó, Wacom chính là hãng chuyên cung cấp bảng vẽ đồ họa được nhiều nhà thiết kế tin dùng nhất.

Bạn có thể sử dụng bảng vẽ phục vụ cho các công việc liên quan đến vẽ minh họa và thao tác tạo dựng nét, hình ảnh trên các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, v.v.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bảng vẽ để làm các tác vụ thiết kế thay thế cho con chuột máy tính nếu cảm thấy tiện dụng và làm việc hiệu quả hơn. 

Máy tính bảng

Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thêm bên mình một chiếc máy tính bảng gọn nhẹ nhưng cấu hình vẫn đủ mạnh dành cho công việc và các thao tác văn phòng.

Nhưng, điều này không đồng nghĩa rằng bạn bắt buộc phải sắm một chiếc máy tính bảng mới làm thiết kế được. Tùy vào tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể xem xét về loại công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa này.

máy tính bảng
© Freepik.com

Nói đến công dụng của máy tính bảng thì vô số kể. Ngoài sự tiện lợi, gọn nhẹ, bạn có thể dùng máy tính bảng để ghi chú và phác thảo nhanh ý tưởng, thực hiện các thiết kế và chỉnh sửa đơn giản, quay chụp, v.v.

Bút cảm ứng

Đi kèm với bảng vẽ đồ họa hay máy tính bảng, chúng ta không thể không nhắc tới “người bạn đồng hành” quen thuộc – bút cảm ứng. 

Hãy tìm cho mình một chiếc bút có độ nhạy áp lực để có thể điều chỉnh nét thanh, nét đậm cho bản vẽ đồ họa của bạn trên máy. Ngoài ra, đừng quên xem xét thêm về độ “mượt” và khả năng tương thích của bút với thiết bị của bạn.

Một số cái tên bạn nên cân nhắc trước khi mua có thể kể đến như: Wacom Bamboo Sketch, Stylus Pen, Adonit Mark, và Apple Pencil.

Chuột máy tính

Tất nhiên, chuột máy tính cũng là “cánh tay phải đắc lực” cho dân graphic design để có thể thao tác mượt mà, hiệu quả trên hàng loạt các phần mềm thiết kế đồ họa phức tạp.

Các dòng chuột chuyên dụng cao cấp bạn có thể quan tâm khi sắm sửa công cụ thiết kế cho mình có thể kể đến như Logitech MX Master, Apple Magic Mouse, Razer DeathAdder Chroma, và các dòng chuột dành cho gaming.

12 Phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng mà Graphic Designer cần biết

Bạn đã có kiến thức, bạn đã có “con trâu”, việc của bạn bây giờ chính là vận hành “máy cày” để bắt đầu vào công việc. Và chiếc “máy cày” ở đây không gì khác… chính là những phần mềm thiết kế đồ họa. 

12 Phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng mà Graphic Designer cần biết
© Freepik.com

Cùng Glints tham khảo qua các phần mềm sau và lựa chọn đâu là “công cụ” mà bạn cần thành thạo cho mục đích công việc thiết kế của mình:

Adobe Photoshop

Là “phần mềm quốc dân” đến từ nhà phát hành Adobe, biết sử dụng Photoshop chính là điều kiện cơ bản của bất kỳ ai muốn bắt đầu công việc như một nhà thiết kế đồ họa.

Bên cạnh xử lý và chỉnh sửa hình ảnh, phần mềm này còn cho phép bạn sáng tạo ra những sản phẩm phức tạp hơn, bao gồm: thiết kế ấn phẩm truyền thông như áp phích, poster, thiết kế logo, thiết kế trang web, vẽ minh họa… và kể cả thiết kế đồ họa 3D. 

Adobe Illustrator

Tương tự như Photoshop, Adobe Illustrator – viết tắt là AI – cũng là một phần mềm thiết kế đồ họa cơ bản mà không chỉ dân chuyên mà những người mới bắt đầu vẫn có thể sử dụng thành thạo.

Được xây dựng trên nền tảng ảnh vector – khác với pixel, AI cho phép người thiết kế sản xuất hình ảnh chất lượng không, hầu như không bị vỡ nét với màu sắc chuẩn.

Adobe Illustrator

Do đó, AI thường sử dụng trong in ấn dưới hệ màu CMYK, cũng như các sản phẩm thiết kế khác như logo, áp phích, danh thiếp, minh họa, v.v.

Adobe InDesign

InDesign thường được biết đến là loại phần mềm đồ họa lý tưởng cho công việc thiết kế dàn trang; giúp xuất bản tài liệu in ấn. Chẳng hạn như thiết kế bố cục dàn trang cho tạp chí, báo, brochure, menu, v.v.

Adobe InDesign

Bên cạnh đó, InDesign cũng cho phép kết nối với các công cục khác (như Photoshop và AI) giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng.

AutoCad

AutoCad là phần mềm được dùng không chỉ trong thiết kế đồ họa mà còn ở đa dạng lĩnh vực khác, như thiết kế công trình, kiến trúc, nội thất, bản vẽ cơ khí… 

Với các tính năng chuyên nghiệp cho phép biểu diễn hình dạng, kích thước, cấu tạo, đặc điểm, tính chất vật liệu và so đo sản phẩm,nhà thiết kế đồ họa có thể dùng phần mềm này để triển khai các ý tưởng từ bản thiết kế vẽ tay thành các bản vẽ 2D, thậm chí có thể mô phỏng hình ảnh 3D.

Adobe Lightroom

Là một nhà thiết kế đồ họa, việc xử lý và chỉnh sửa hình ảnh là một trong những công việc bắt buộc bạn cần phải thành thạo. 

Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể dùng Photoshop với đầy đủ các công cụ chỉnh sửa hình ảnh, file raw, màu sắc, ánh sáng. 

Adobe Lightroom

Tuy nhiên, phần mềm thiết kế đồ họa Lightroom này sẽ giúp bạn sắp xếp, quản lý và xử lý hậu kỳ một lượng hình ảnh – thậm chí cả một thư viện hình ảnh lớn – một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng gốc của hình ảnh.

Adobe After Effect

Đây là một trong những phần mềm phổ biến của dân chuyên thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphic Designer).

Với chức năng chính là hỗ trợ tạo ra những chuyển động đồ họa ấn tượng, đẹp mắt, After Effect thường được dùng kết hợp với một số công cụ thiết kế đồ họa trong cùng hệ sinh thái Adobe (AI, Photoshop,…) để dành cho các mục đích sáng tạo trong kỹ xảo truyền thông – quảng cáo, game, cũng như thiết kế giao diện người dùng, v.v.

Cinema 4D

Cinema 4D cũng là một “công cụ nòng cốt” dành cho các bạn thiết kế đồ họa đang tham gia dự án làm hay, thiết kế game hay đồ họa hoạt cảnh nói chung.

Nếu bạn muốn xây dựng nhân vật hay mô hình 3D một cách chân thật với khả năng biểu diễn vật liệu, chất liệu xuất sắc thì đây chính là loại công cụ bạn sẽ cần đấy.

cinema 4d

Ngoài ra, Cinema 4D còn cho phép bạn kết nối nhanh chóng với phần mềm thiết kế đồ họa khác – After Effect, cũng như khả năng quan sát sản phẩm bằng góc nhìn đa chiều một cách rõ nét và vô cùng chi tiết.

Procreate

Khác với các loại phần mềm kể trên, Procreate là một ứng dụng vẽ kỹ thuật số chuyên dụng dành riêng cho iPad.

Chỉ với một chiếc máy tính bảng và cây bút cảm ứng độc quyền nhà “Táo” – Apple Pencil, bạn có thể thiết kế và chỉnh sửa các bản đồ họa chuyên nghiệp trực tiếp trên máy mọi lúc mọi nơi. 

Và tất nhiên, bạn sẽ hầu như chẳng gặp bất kỳ rào cản nào trong quá trình xử lý tác vụ hình ảnh, bản vẽ – hiểu nôm na là sẽ không “loạn” giữa vô vàn công cụ trong phần mềm – nhờ giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng của Procreate 

Sketch

Sketch có lẽ sẽ là một sự cân nhắc lý tưởng cho những ai chuyên về thiết kế kỹ thuật số như thiết kế trang web, ứng dụng di động và giao diện người dùng (UI). 

Sketch

Điểm nổi bật của Sketch chính là khả năng mời cộng tác trên chính nền tảng này. Bên cạnh đó, nó cũng thuộc dạng phần mềm khá nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều tài nguyên máy tính.

GIMP

GIMP là phần mềm thiết kế đồ họa miễn phí trên đa nền tảng, từ Windows, tới Linux và Mac OS. 

Đặc tính của phần mềm này là chương trình tự do nguồn mở, chuyên dụng cho việc tạo ra và xử lý đồ họa raster – nhưng vẫn hỗ trợ hình cho cho đồ họa vector. 

GIMP

GIMP thường sử dụng trong chỉnh sửa hình ảnh, vẽ tự do, thiết kế giao diện, mô hình, cũng như thiết kế in ấn.

CorelDraw

Một phần mềm thiết kế đồ họa được điều khiển bằng vector khác chính là CoreIDraw.

Nhờ vào tính năng nổi trội này, CoreIDraw cũng sẽ cho phép bạn thiết kế nhiều loại sản phẩm sáng tạo khác nhau, từ thiết kế in ấn, kỹ thuật, cho đến thiết kế website với những thao tác rất đơn giản, dễ học dành cho người mới. 

CorelDraw

Hơn thế nữa, công cụ này còn lưu trữ sẵn rất nhiều hình ảnh, phông chữ, template, khung hình đa dạng để bạn có thể tự do lựa chọn trong quá trình thiết kế của mình.

Figma

Figma là một cái tên khá mới nhưng cũng rất thân thuộc với các bạn graphic designer hiện nay. 

Phần mềm này cho phép người dùng biên tập và thiết kế đồ họa vector, dựng prototype; sau đó, tất cả các dữ liệu sẽ được lưu trữ trên hệ thống đám mây.

figma

Với nền tảng chủ yếu hoạt động trên nền trình duyệt web, Figma sẽ cho phép bạn chia sẻ trang làm việc tới những thành viên khác trong đội ngũ và cùng hợp tác thiết kế — tương tự như tính năng của Google Docs. 

Đọc thêm: Animation Là Gì? Học Gì Để Làm Animation?

Đây cũng được xem là một trợ thủ đắc lực cho công việc thiết kế giao diện người dùng (UI).Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Graphic Design bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Thiết kế đồ họa nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X