×

Bí Mật Kinh Doanh Là Gì? Người Tiết Lộ Bí Mật Kinh Doanh Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Ngày đăng: 27/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/10/2023

bí mật kinh doanh là gì

Bí mật kinh doanh là gì? Người tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bí mật kinh doanh là gì?

Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), bí mật kinh doanh được định nghĩa như sau:

“Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

tiết lộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được hiểu là gì?

2. Điều kiện đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), điều kiện chung để đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh như sau:

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng mà có được.
  • Bí mật kinh doanh được sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ lợi thế hơn so với những người không nắm giữ/không sử dụng.
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh không bị lộ và không dễ dàng để có được.

3. Tại sao cần đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là công cụ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, và lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tính cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, do vậy, để tồn tại mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra những nét riêng cho doanh nghiệp của mình. 

tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh?

Việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của mình. Qua đó, giúp doanh nghiệp bảo vệ được điểm khác biệt và ưu thế cạnh tranh của mình.

4. Người tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiết lộ bí mật kinh doanh có sao không? Theo đó, đây là một hành vi bị cấm.

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 45, Luật Cạnh tranh năm 2018, cấm các hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh qua các hình thức như dưới đây:

  • Tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu.
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Như vậy, theo quy định trên, việc tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi bị cấm.

Khoản 2, Điều 21, Bộ Luật Lao động 2019 quy định khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền loại và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Do vậy, trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận về việc bảo vệ bí mật kinh doanh mà người lao động vẫn vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật và xử phạm theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin bí mật kinh doanh bằng việc chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

4.1 Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức xử lý sau:

  • Bị sa thải theo quy định tại Điều 125, Bộ Luật Lao động 2019. 
  • Xử phạt vi phạm hành chính đối căn cứ quy định tại Điều 16, Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
  • Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Đọc thêm: Sa Thải Nhân Viên Như Thế Nào Là Đúng Luật?

4.2 Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn của hợp đồng lao động

Trong trường hợp này, người lao động sẽ xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2, Điều 130, Bộ Luật Lao động 2019. Khoản 2, Điều 130, Bộ Luật Lao động được hướng dẫn tại Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó
Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý như thế nào?

4.3 Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm khi đã chấm dứt hợp đồng đồng lao động

Trường hợp này, người lao động sẽ bị xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Bí mật kinh doanh là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X