×

Think Outside The Box Là Gì? Tại Sao Tư Duy Đột Phá Lại Quan Trọng?

Ngày đăng: 21/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 25/09/2023

Think outside the box là gì? Đây là một phương pháp tư duy hiệu quả giúp tìm ra những giải pháp hay ý tưởng sáng tạo trong công việc, học tập. Để hiểu hơn về lối tư duy này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Think outside the box là gì?

Think outside the box hay tư duy đột phá được hiểu là lối tư duy sáng tạo theo hướng khác biệt, không bị gò bó trong bất kỳ giới hạn nào, hay đi theo lối mòn thông thường.

Kiểu tư duy này có thể được sử dụng để đưa ra những quyết định khó khăn, bằng việc đưa ra những giải pháp thay thế hoặc tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Điều quan trọng là cần có khả năng suy nghĩ sáng tạo để duy trì tính cạnh tranh và nhìn thấy những cơ hội có thể bị bỏ qua.

think outside the box là gì
Thinking outside the box có nghĩa là tư duy đột phá, khác với số đông.

2. Tại sao cần think outside the box?

Think outside the box luôn được khuyến khích trong lĩnh vực sáng tạo. Bởi lối tư duy này giúp con người tìm ra những ý tưởng mới mẻ, hiệu quả và đột phá. Trong phần dưới đây, Glints sẽ bật mí cho bạn những lợi ích mà lối tư duy này mang lại cho người lao động và doanh nghiệp:

  • Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
  • Xác định cơ hội mà nó có thể bị bỏ qua
  • Tìm ra những ý tưởng phát triển sản phẩm/dịch vụ mang tính đột phá, sáng tạo
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc
  • Cải thiện mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong team và các bộ phận khác nhau
  • Khuyến khích tư duy sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp
  • Từng bước dẫn đầu thị trường 

Đọc thêm: Lateral Thinking Là Gì? Lateral Thinking “Super Hợp” Với Lĩnh Vực Nào?

3. Tại sao think outside the box lại khó đến vậy?

Mặc dù tư duy đột phá luôn được khuyến khích áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đây không phải là một điều dễ dàng. Vậy đâu là lý do?

3.1. Yêu cầu con người từng bước vượt ra khỏi vùng an toàn

Việc áp dụng thinking outside the box khó khăn bởi lối tư duy này yêu cầu con người phải từng bước vượt qua vùng an toàn và suy nghĩ sáng tạo. Con người có thể bị mắc kẹt trong những suy nghĩ giống nhau, để thay đổi bạn phải nỗ lực từng ngày. 

3.2. Chấp nhận rủi ro

Làm sao để chắc chắn rằng, một ý tưởng sản phẩm mới có thể mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp? Chấp nhận rủi ro từ những ý tưởng mới, hoặc có thể chưa thực sự rõ ràng là điều mà mọi người cần biết khi áp dụng lối tư duy đột phá vào cuộc sống.

Bạn cần chấp nhận đánh đổi giữa việc từ bỏ những giải pháp đã có sẵn và đầu tư thời gian, và công sức để tìm những giải pháp mới để có cơ hội cải tiến cao hơn. Tuy vậy, để chấp nhận điều này không phải dễ dàng.  

4. Cách để think outside the box

Làm thế nào để think outside the box? Mời bạn cùng tham khảo những gợi ý dưới đây.

4.1. Brain dump

Kỹ thuật này có thể hiểu đơn giản là việc bạn viết, và liệt kê ra tất cả ý tưởng của mình mà không cần cân nhắc đến tính logic, ngữ pháp. Điều này bắt buộc bạn cần tập trung vào vấn đề và thể hiện những ý tưởng của mình thành chữ viết trên giấy.

Điều này giúp viết ra những ý tưởng mà có thể bị bỏ qua hoặc không thể phát hiện ra khi bạn ngưng suy nghĩ về nó. Để tìm ra giải pháp tốt nhất, bạn sẽ đánh giá kỹ các ý tưởng này sau.

4.2. Mở rộng phạm vi liên quan đến vấn đề

Khi cố gắng giải quyết một vấn đề, bạn có thể dễ bị cuốn vào việc chỉ tập trung vào các thông tin liên quan trực tiếp đến vấn đề. Tuy vậy, điều này sẽ khiến bạn có thể bỏ lỡ những giải pháp hiệu quả ngay trước mắt.

Thay vì giới hạn phạm vi giải quyết vấn đề, bạn nên nhìn vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau, mở rộng tầm nhìn về nó.

Ví dụ, khi bạn cần gọt một chiếc bút chì nhưng chiếc gọt bút bị hỏng. Nếu bạn chỉ bó hẹp giải pháp của mình là việc bạn phải sửa gọt bút chì hoặc tìm mua một chiếc một chiếc gọt bút mới, điều này không thể giúp bạn giải quyết vấn đề ngay lập tức. Thay vào đó, bạn có thể mở rộng phạm vi tư duy đến việc sử dụng một vật sắc có thể gọt được như dao, hoặc kéo. Khi đó, vấn đề của bạn có thể được giải quyết một cách nhanh hơn. 

cách think outside the box
Làm thế nào để phát triển thinking outside the box?

4.3. Đặt ra giới hạn cho bản thân

Một ví dụ cho hoạt động này có thể kể đến như việc bạn đặt ra deadline bạn hoàn thành một nhiệm vụ trong công việc. Dưới áp lực của thời gian phải hoàn thành công việc, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để thực hiện và có những ý tưởng táo bạo. 

Nếu bạn quá nuông chiều bản thân, bạn rất khó có thể hoàn thành công việc đúng hạn, thậm chí hiệu quả công việc cũng không được đảm bảo. 

4.4. Tìm sự giúp đỡ từ một người ngoài lĩnh vực của bạn

Đôi khi, chúng ta bị bế tắc trong việc suy nghĩ ra một ý tưởng sáng tạo bởi những nguyên tắc và quy tắc trong chuyên môn của mình. Khi đó, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của một người ngoài ngành, dưới góc nhìn của ngoài ngành họ có thể đưa ra cho bạn những ý tưởng và lời khuyên mà bạn chưa nghĩ đến. 

4.5. Hỏi một đứa trẻ

Trẻ em có một cái nhìn rõ ràng về thế giới và cách mọi thứ đang hoạt động. Đối với chúng, mọi thứ đều có thể. Khi bạn đưa ra vấn đề của mình cho một đứa trẻ, chúng có thể đưa ra cho bạn những góc nhìn mà bạn không nghĩ đến bạn. 

4.6. Giải quyết vấn đề cho người khác

Việc giải quyết vấn đề của một người khác cũng có thể giúp bạn tìm ra ý tưởng giải quyết vấn đề của mình. Khi giải quyết vấn đề của người khác, bạn sẽ nhìn vấn đề của họ một cách mới, điều này có thể gợi mở cho bạn góc nhìn mới về chính vấn đề của mình mà trước đó bạn chưa phát hiện ra.

Bên cạnh đó, mỗi cơ hội được giải quyết vấn đề thực tế cũng giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.

4.7. Brainstorming

“Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Nếu việc tư duy một mình không giúp bạn tìm ra một ý tưởng hiệu quả, tại sao bạn không thử brainstorming cùng đồng nghiệp.

Góc nhìn và ý tưởng của mỗi thành viên sẽ giúp bạn rút ra những hướng giải quyết hiệu quả và phù hợp nhất mà một mình bạn khó có thể nhận ra.

Đọc thêm: 11 Biểu Hiện Của Người Có Tư Duy Phản Biện

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Think outside the box là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hơn về lối tư duy đặc biệt này, và biết cách để khai phá ra những ý tưởng đột phá.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X