×

Lateral Thinking Là Gì? Lateral Thinking “Super Hợp” Với Lĩnh Vực Nào?

Ngày đăng: 03/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/08/2023

lateral thinking

Trong một thế giới nơi mà sự đối mới đang ngày càng trở nên quan trọng, phương pháp “lateral thinking” nổi lên như một ngọn hải đăng dẫn đường. Vậy lateral thinking là gì? Làm sao để áp dụng kiểu tư duy này vào thực tế? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn kỹ hơn về chủ đề này.

Lateral thinking là gì?

Lateral thinking hay tư duy đột phá được đặt ra bởi nhà tâm lý học Edward de Bono. Tư duy đột phá (lateral thinking) dựa trên điều gì? Cách tư duy này tiếp cận giải quyết vấn đề một cách gián tiếp và sáng tạo mà lối tư duy thông thường không thể giải quyết được. 

Khác với lối tư duy truyền thống theo khuôn mẫu và các bước logic được thiết lập sẵn, lateral thinking khám phá các khía cạnh khác nhau, tạo ra sự kết nối bất ngờ và phá vỡ các quy trình suy nghĩ thông thường để tìm ra các giải pháp sáng tạo đột phá.

lateral thinking là gì
Lateral thinking là gì?

Lateral thinking khuyến khích suy nghĩ “outside the box”, thách thức các giả thuyết và xem xét khả năng có thể chưa rõ ràng ngay lập tức. Cách tư duy này thường liên quan đến các kỹ thuật như brainstorm, sử dụng phép loại suy, tư duy ngược, và cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các giải pháp rõ ràng nhất.  

Bản chất của lateral thinking thúc đẩy tư duy sáng tạo, linh hoạt và cởi mở với những ý tưởng mới, cho phép con người tiếp nhận các thách thức từ nhiều góc nhìn đa dạng và khám phá những điều mới mẻ.

Tư duy đột phá (lateral thinking) còn có tên gì khác? Theo đó, kiểu tư duy này còn được gọi là tư duy phi tuyến tính, tư duy ngoại biên

Lateral thinking được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực nào?

Lateral thinking là một kỹ năng vô cùng hữu ích được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau:

Marketing và truyền thông nói chung

Bạn biết đấy, mỗi ngày công chúng phải tiếp cận với rất rất nhiều thông tin truyền thông, quảng cáo khác nhau. Vậy bằng cách nào để họ chú ý đến thông tin và quảng cáo của bạn? Lúc này, các marketer nên áp dụng tư duy lateral thinking để giải quyết tình huống này.

Bên cạnh đó, lateral thinking cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm mới vừa đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng vừa thể hiện sự khác lạ và đặc biệt trên thị trường. 

Khoa học và nghiên cứu

Kỹ năng tư duy này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu. Trên thực tế, nhiều khám phá và đổi mới mang tính đột phá đã xuất hiện nhờ áp dụng lateral thinking vào nghiên cứu khoa học. Kiểu tư duy này  khuyến khích các nhà nghiên cứu thoát khỏi cách suy nghĩ thông thường, thách thức các giả định và khám phá các khía cạnh mới. 

tư duy đột phá (lateral thinking) còn có tên gì khác?
Lateral thinking “super hợp” với những lĩnh vực nào?

Nghệ thuật và Thiết kế

Lateral thinking đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế. Kỹ năng này khuyến khích các nghệ sĩ và nhà thiết kế thoát khỏi những lối tiếp cận thông thường, thách thức các chuẩn mực và khám phá những ý tưởng sáng tạo và độc đáo.

Cách để cải thiện kỹ năng lateral thing

Để cải thiện kỹ năng lateral thinking, bạn cần nuôi dưỡng và kích thích tư duy sáng tạo và đột phá. Dưới đây là một vài bài tập hiệu quả giúp bạn phát triển và cải thiện khả năng lateral thinking.

Sử dụng sơ đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một cách hiệu quả để bạn giải quyết các vấn đề mà cách tư duy logic không giải quyết được. Mind-map là một kỹ thuật trình bày ý tưởng/concept một cách trực trực quan, do đó, đòi hỏi não bộ phải điều chỉnh quá trình suy nghĩ. Qua đó giúp bạn có những ý tưởng bất ngờ, sáng tạo. 

Việc tạo bản đồ kết nối các yếu tố khác nhau, kích thích sự kết nối các ý tưởng tưởng chừng như không liên quan lại với nhau. 

Đọc thêm: Bỏ Túi 10 App Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Miễn Phí Cực Đỉnh

Sử dụng các giác quan

Mỗi người đều có năm giác quan, bao gồm thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác nhưng rất ít khi chúng ta kết hợp tất cả 5 giác quan để giải quyết một vấn đề. Chúng ta thường sử dụng thị giác để giải quyết mọi việc nhưng các giác quan khác cũng có thể giúp mang lại kết quả tích cực khi được kết hợp.

Tư duy ngược

Thay vì suy nghĩ theo chiều thuận, tư duy ngược cũng là một cách giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới mẻ mà cách tư duy thông truyền thống không thể giải quyết.

Kỹ thuật tư duy trực quan

Sử dụng các bản vẽ, bản phác thảo để trực quan hóa ý tưởng có thể giúp bạn nhìn thấy các đặc điểm và những sự kết nối mà khi viết theo cách truyền thông không được thể hiện rõ ràng. 

Cách thực hành lateral thinking

Liên kết ngẫu nhiên

Lựa chọn ngẫu nhiên một từ và brainstorm những sự liên kết và kết nối với chúng. Cách này khuyến khích bạn tư duy vượt ra ngoài khuôn mẫu thông thường và tạo sự liên kết không tưởng.

Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy

Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy cũng được phát triển bởi nhà tâm lý học Edward de Bono. Kỹ thuật này đề cập đến việc đội 6 chiếc mũ có màu sắc khác nhau đại diện cho từng khía cạnh. Việc chuyển đổi những quan điểm này có thể kích thích tư duy đa dạng hơn.

Tư duy tương quan

Trước hết, bạn hãy vẽ ra những điểm tương đồng giữa hai chủ đề/vấn đề không liên quan với nhau.  Sau đó, so sánh với thử thách hiện tại của bạn với một điều hoàn toàn khác và xem lại bạn có thể phát hiện ra insight hoặc giải pháp nào mới không. 

Đọc thêm: Critical Thinking Là Kỹ Năng Gì Mà Phổ Biến Và Quan Trọng Như Vậy?

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Lateral thinking là gì?” mà Glints muốn gửi đến cho bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kiểu tư duy này, và biết cách rèn luyện và áp dụng hiệu quả vào quá trình giải quyết vấn đề.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X