×

Six Sigma Là Gì? Cách Ứng Dụng Six Sigma Trong Phát Triển Doanh Nghiệp

Ngày đăng: 20/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/03/2024

Six sigma là gì? Ứng dụng của six sigma như thế nào? Để hiểu hơn về phương pháp cải thiện quy trình hiệu quả này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Six sigma là gì?

Six sigma được hiểu là một bộ các công cụ và kỹ năng được sử dụng để cải thiện quy trình kinh doanh thông qua việc giảm thiểu các khiếm khuyết và sai sót; tối thiểu sự khác biệt và tăng chất lượng và hiệu quả.

Mục tiêu của six sigma là đưa mức chất lượng tiệm cận với sự hoàn hảo, chỉ với 3.4 sự khiếm khuyết trên một triệu cơ hội, thông qua việc sử dụng cấu trúc DMAIC để xác định và loại bỏ các nguyên nhân tạo ra sự thay đổi và cải thiện quy trình. 

DMAIC là viết tắt của:

  • Define – Xác định. 
  • Measure – Đo lường. 
  • Analyze – Phân tích. 
  • Improve – Cải thiện.
  • Control – Kiểm soát.

Theo đó, six sigma là một cách tiếp cận có tính kỷ luật và dựa trên dữ liệu, nó được ứng dụng trong quản lý dự án nhằm tối thiểu sai sót và đảm bảo quy trình. Phương pháp này cung cấp một khuôn khổ có hệ thống nhằm xác định và loại bỏ các biến có thể gây ảnh hưởng tới hiệu suất của dự án.

Ví dụ, một nhà máy sử dụng six sigma để giảm thiểu lượng sản phẩm bị khiếm khuyết bằng việc tối ưu quy trình sản xuất. 

2. Các bước trong Six Sigma

Các doanh nghiệp áp dụng six sigma thường tuân theo cấu trúc DMAIC. Trong đó, bao gồm các bước cụ thể như:

  • Define – Xác định: Đây là bước mà doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề cần tập trung giải quyết.
  • Measure – Đo lường: Tại bước này, doanh nghiệp cần hiểu được thực trạng của mình, đo lường hiệu suất làm việc, năng lực của người lao động, thời gian thực hiện dự án, cũng như các rủi ro có thể xảy ra. 
  • Analyze – Phân tích: Trong bước tiếp theo này, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích kỹ càng các thông tin đã thu thập được từ bước 2 để tìm ra gốc rễ của vấn đề.
  • Improve – Cải thiện: Dựa trên những phát hiện từ bước trên, doanh nghiệp cần tiến hành tối ưu các điểm còn khiếm khuyết, chẳng hạn như thời gian làm việc, môi trường làm việc của nhân viên, v.v.
  • Control – Kiểm soát: Việc bổ sung các biện pháp kiểm soát vào quy trình giúp quy trình thực hiện dự án được đảm bảo, và hiệu suất cao hơn. 
Mô hình Six sigma cơ bản
Mô hình Six sigma cơ bản.

3. Lợi ích khi áp dụng Six sigma trong doanh nghiệp

Tại sao nên áp dụng six sigma trong doanh nghiệp? Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ việc ứng dụng phương pháp này vào quản lý doanh nghiệp:

  • Tạo ra ảnh hưởng to lớn đối với kết quả cuối cùng thông qua việc thực hiện các dự án
  • Tối ưu hóa việc sử dụng các công cụ một cách tập trung và hiệu quả hơn, đem lại hiệu suất cao hơn cho tổ chức
  • Phát triển và cải tiến liên tục các quy trình và chiến lược quản lý dự án dựa trên nghiên cứu và thực tiễn
  • Nâng cao mức độ giao tiếp giữa nhà quản lý dự án và học viên thông qua các buổi thuyết trình dự án và các hoạt động tương tác
  • Đảm bảo hiểu biết sâu rộng về các quy trình kinh doanh chính, tăng cường khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn
  • Cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng các công cụ thống kê có giá trị lớn đối với tổ chức cho nhân viên và ban quản lý
  • Tạo cơ hội cho các chuyên gia nhận phản hồi về phương pháp dự án của họ trong quá trình đào tạo và phát triển
  • Triển khai Six Sigma thông qua một phương pháp tiếp cận toàn diện, tạo ra không gian để đánh giá và tích hợp bài học kinh nghiệm vào chiến lược kinh doanh tổng thể của tổ chức
áp dụng 6-sigma tại việt nam
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng 6-sigma tại Việt Nam.

Đọc thêm: 3D5S Là Gì? Vận Dụng 3D5S Như Thế Nào Trong Quản Trị Kinh Doanh?

4. Một số câu hỏi thường gặp về Six sigma

Dưới đây là một vài câu hỏi về six sigma được nhiều người quan tâm:

4.1. Lean six sigma là gì?

Lean six sigma được hiểu là một phương pháp kết hợp hai kỹ thuật cải tiến quy trình hiệu quả là lean và six sigma.

Lean tập trung vào việc tối thiểu hóa sự lãng phí và tối đa hiệu quả quy trình bằng việc xác định và loại bỏ các hoạt động không đem lại giá trị. Điều này liên quan đến việc hợp lý hóa các quy trình, giảm thiểu khiếm khuyết, cải thiện chất lượng và tối ưu nguồn lực nhằm mang đến giá trị lớn hơn với nỗ lực ít hơn. 

Lean và six sigma khác nhau như thế nào? Có thể nói, sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này khá mờ nhạt. Lean six sigma là một phương pháp đang được sử dụng thường xuyên hơn do việc cải tiến quy trình đòi hỏi các khía cạnh của cả hai kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao.

4.2. Six sigma belts là gì?

Six sigma belts là các cấp độ six sigma trong các khóa học về six sigma, với 6 cấp độ bao gồm:

  • Đai trắng – White Belt: Đây là cấp độ đơn giản nhất, dành cho người mới bắt đầu. Họ được yêu cầu có những hiểu biết cơ bản về six sigma.
  • Đai vàng – Yellow Belt: Cấp độ này dành cho các thành viên trong dự án, có hiểu biết về các phương pháp khác nhau và DMAIC.
  • Đai xanh – Green Belt: Six sigma green belt là gì?
    • Cấp độ này dành cho nhân sự đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm
    • Hiểu về các công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề, có kinh nghiệm thực tế về các dự án liên quan đến các cấp độ chuyển đổi kinh doanh
    • Hướng dẫn cho các dự án đai đen trong việc thu thập và phân tích dữ liệu
    • Dẫn dắt các dự án và nhóm đai xanh.
  • Đai đen – Black Belt:
    • Cấp độ này yêu cầu người tham gia có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiến thức chuyên sâu
    • Hoàn thành tối thiểu 2 dự án six sigma
    • Thể hiện chuyên môn trong việc áp dụng các số liệu đa biến cho việc thiết lập thay đổi kinh doanh đa dạng
    • Dẫn dắt các nhóm đa dạng trong các dự án giải quyết vấn đề
    • Đào tạo và huấn luyện các nhóm dự án.
  • Bậc thầy đai đen – Master Black Belt: Ứng viên cần đáp ứng các điều kiện như:
    • Có chứng chỉ đai đen
    • Có 5 năm làm việc fulltime hoặc hoàn thành tối thiểu 10 dự án six sigma
    • Đã được huấn luyện và đào tạo đai xanh, đai đen
    • Phát triển các số liệu và chiến lược quan trọng
    • Đã từng làm chuyên gia công nghệ six sigma và cố vấn chuyển đổi kinh doanh nội bộ của một tổ chức.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp Six Sigma mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp six sigma là gì, cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách cải thiện quy trình hiệu quả này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X