×

Signing Bonus Là Gì? Bí Kíp Thu Hút Nhân Tài Của Công Ty 

Ngày đăng: 12/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 12/09/2022

signing bonus là gì

Sigining Bonus là gì? Bạn đã bao giờ nghe đến tiền thưởng (bonus) cho việc gia nhập công ty? Quá trình phỏng vấn có thể rất dài và mệt mỏi và signing bonus chính là một trong những động lực giúp bạn có thêm lý do để cố gắng và đồng ý gia nhập một nơi làm việc mới. 

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về Signing/Sign-on bonus, lý do tại sao nhà tuyển dụng lại chấp nhận đưa ra khoản tiền thưởng này và bạn có thể làm gì để có được sign-on bonus. 

Signing Bonus là gì? 

Signing Bonus còn có tên gọi khác là Sign-on hoặc Sign-in Bonus, là một khoản tiền mà công ty trao cho những ứng viên tiềm năng như một phần thưởng nhằm thuyết phục họ chấp nhận làm việc cho công ty. 

Signing bonus có thể được trao dưới dạng các khoản thanh toán một lần hoặc cổ phiếu. Không có một con số cụ thể cho khoản tiền sign-on bonus này. Nó phụ thuộc vào công ty, ngành nghề, và vị trí tuyển dụng.

Nên nhớ rằng đây là một khoản tiền tách biệt với lương trong lời mời làm việc. 

Khảo sát của WorldayWork về các chương trình Bonus vào năm 2021 tiết lộ rằng 38% các tổ chức tham gia khảo sát sử dụng bonus để thu hút nhân tài trong bối cảnh thị trường lao động vô cùng cạnh tranh. Trong đó, 79% doanh nghiệp sử dụng sign-on bonus và tiền mặt là hình thức trao thưởng phổ biến nhất. 

Tại sao nhà tuyển dụng đưa ra Signing Bonus? 

Signing bonus là khoản thưởng công ty đưa gia để khuyến khích bạn làm việc cho họ. 

signing bonus
Signing bonus

Cụ thể các công ty sử dụng sign-on bonus nhằm các mục đích: 

  • Thu hút ứng viên tài năng cho công ty 
  • Tạo mức lương hấp dẫn
  • Bù vào mức lương không mấy cạnh tranh 

Về phía nhà tuyển dụng, từ định nghĩa signing bonus là gì ta có thể dễ dàng hiểu được rằng đưa ra signing bonus là phương án thích hợp trong bối cảnh thị trường lao động khan hiếm, cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt khi tuyển nhân tài cho các vị trí thiếu hụt nhân sự trên thị trường, các vị trí cấp cao, signing bonus là vũ khí để nhà tuyển dụng tạo sự khác biệt với các bên khác. 

Signing Bonus có ưu điểm và hạn chế gì cho người lao động?

Về phía người lao động, signing bonus sẽ có những ưu điểm và bất lợi khác với nhà tuyển dụng. Để đảm bảo quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng, bạn cần nắm rõ được những ý chính sau:  

Ưu điểm 

Sau đây là ưu điểm của signing bonus, cũng là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu về loại bonus này và cách đàm phán để nhận được nó. 

  • Cho thấy công việc của bạn có giá trị: Signing bonus không chỉ khiến cho công việc trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên mà còn chứng tỏ rằng công việc mà bạn sắp làm quan trọng và được đầu tư. Từ đó, khoản tiền thưởng gia nhập công ty này củng cố thêm niềm tin trong công việc và sự tự tin của bạn. 
  • Chi phí bù đắp khi bắt đầu một công việc mới: Rời bỏ công việc cũ và tìm việc mới có thể tốn của bạn khá nhiều thời gian. Bạn có thể sẽ phải giành ra một khoảng thời gian không làm gì để “chốt” được một lời đề nghị làm việc. Signing bonus sẽ là một khoản bù đắp lý tưởng. 
  • Bù đắp vào mức lương và phúc lợi không như mong đợi: Một công việc tốt nhưng mức lương và phúc lợi không được như kỳ vọng sẽ khiến bạn thất vọng. Tuy nhiên nếu vẫn muốn làm công việc đó thì hãy mở lời về signing bonus để có sự bù đắp hợp lý. 
  • Một tiêu chí tốt để so sánh các lựa chọn: Giả sử bạn nhận được nhiều lời đề nghị làm việc với công việc, lương, phúc lợi như nhau; một bên có signing bonus và một bên không, bạn sẽ chọn bên nào? Tôi tin câu trả lời sẽ nghiêng về bên có singing bonus.

Nhược điểm

Một công việc mới yên ổn cộng với một khoản tiền thưởng là tin vui đối với bất cứ người lao động nào. Tuy nhiên, signing bonus cũng có những hạn chế mà bạn nên cân nhắc như sau: 

  • Là khoản bù đắp cho mức lương thấp: Nhà tuyển dụng có thể dùng sign-on bonus để bù vào mức lương không mấy cạnh tranh mà họ đưa ra cho ứng viên để làm cho mức lương đó thêm phần hấp dẫn. Lúc này, bạn cần tỉnh táo để so sánh mức lương trên thị trường cũng như xem xét offer từ bên khác. 
  • Signing bonus phải chịu thuế: Signing bonus không nằm trong thu nhập của bạn và có thể phải chịu thuế. Do đó, bạn sẽ cần trích một phần lớn tiền thưởng để đóng thuế. 
  • Mập mờ và chần chừ trong giải ngân: Tình trạng này có thể xảy ra khi không có một văn bản chính thức về signing bonus. Bạn không biết chính xác khi nào mình nhận được tiền thưởng. Và công ty có thể thêm các điều khoản khiến việc nhận tiền bị trì hoãn gây bất lợi cho bạn. 
  • Có thể là lý do kìm hãm các lợi ích khác: Signing bonus có thể trở thành sự thay thế cho các lợi ích mà đáng ra bạn sẽ được nhận, ví dụ như tăng lương, v.v. 

Công ty trả Sign on Bonus khi nào? 

Khi nào bạn nhận được signing bonus? Công ty thường trả signing bonus cho ứng viên sau khi họ đã hoàn thành các vòng phỏng vấn, chấp nhận lời đề nghị làm việc, và bắt đầu công việc mới ở công ty. 

Tuỳ theo thoả thuận mà công ty có thể trả signing bonus vào các thời điểm:

  • Sau khi ứng viên chấp nhận lời mời làm việc, ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc.
  • Sau khi nhân viên đã làm tại công ty trong một khoảng thời gian nhất định, thường là vài tháng, theo thoả thuận ban đầu của hai bên. 

5 Tips giúp bạn thương lượng Signing Bonus thuận lợi

Ngoài cân nhắc ưu và nhược điểm của signing bonus, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây để mở lời và đàm phán signing bonus sao cho có lợi nhất cho mình. 

1. Đợi đến khi nhận được lời mời làm việc chính thức

Đừng vội đưa ra đề nghị khi mới chỉ bắt đầu vòng phỏng vấn. Thời điểm tốt nhất là sau khi nhận được lời mời làm việc. Nếu nhà tuyển dụng mở lời trước về sigining bonus, lúc này hãy tận dụng cơ hội và đàm phán một mức mà bạn thấy mình xứng đáng nhận được. 

2. Nghiên cứu kỹ thông tin về lương thưởng 

Chuẩn bị đầy đủ kiến thức về lương thưởng sẽ tăng khả năng thành công của cuộc đàm phán đó. Bạn nên tìm hiểu kỹ về những phúc lợi mà công ty đó đưa ra, đồng thời nghiên cứu tình hình lương và thưởng trên thị trường để có cái nhìn bao quát nhất. 

Đọc thêm: Deal Lương Là Gì? Cách Deal Lương Khi Phỏng Vấn Hiệu Quả

3. Xác định một con số signing bonus cụ thể và lý do vì sao 

Sau khi đã nghiên cứu, hãy viết ra khoản tiền thưởng cụ thể mà bạn muốn nhận kèm lý do vì sao bạn xứng đáng có được số tiền đó. 

Một lời khuyên chân thành là hãy vạch ra con số sign on bonus tối thiểu và tối đa mà bạn muốn nhận. Về lý do, bạn có thể so sánh với nhiều lựa chọn khác và cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đem lại lợi ích gì cho công ty của họ. 

Điều này giúp bạn có được những lập luận chặt chẽ, xác đáng khi thương lượng với nhà tuyển dụng. 

4. Hãy cởi mở đàm phán với nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng có thể muốn tặng bạn một khoản siginging bonus nhỏ hơn so với con số bạn mong muốn. Lúc này, hãy thoải mái đàm phán với họ để nhận được tối thiểu mức bonus mà bạn đã xác định trước đó để không bị quá thất vọng. 

5. Đảm bảo “giấy trắng mực đen” 

Mọi thoả thuận đều cần được ghi lại trên giấy tờ. Nếu nhà tuyển dụng không chuẩn bị một bản cam kết hoặc ghi rõ điều khoản về signing bonus trong hợp đồng lao động, hãy chủ động yêu cầu hộ bổ sung. 

Tạm kết 

Signing bonus là gì và cách để có được khoản tiền thưởng gia nhập công ty xứng đáng đã được giải đáp cặn kẽ trong bài viết. Hãy theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề #bonus và nhiều chủ đề hay ho khác nhé.

Tham khảo: How To Ask For a Signing Bonus + Tips to Negotiate Incentives

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X