Ngày đăng: 04/11/2022 | Không có phản hồi
Ngày cập nhật: 10/02/2023
Được giới thiệu lần đầu vào năm 1993 bởi Ken Schwaber và Jeff Sutherland, Scrum là một khuôn mẫu với sự phát triển đáng kể trong vài năm qua. Scrum hiện đã trở nên phổ biến ở hầu hết các tổ chức trên thế giới. Và để đảm bảo một tổ chức kết hợp và tối đa hóa giá trị mà họ có thể thu được từ Scrum, Scrum Master là một vị trí vô cùng quan trọng.
Vậy cụ thể Scrum Master là gì? Vai trò và tầm quan trọng của một Scrum Master trong tổ chức được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây!
Đầu tiên, Scrum Master là gì? Scrum Master là một chuyên gia lãnh đạo nhóm sử dụng phương pháp quản lý dự án Agile xuyên suốt quá trình của một dự án. Scrum Master tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giao tiếp và hợp tác giữa ban lãnh đạo và thành viên trong nhóm để đảm bảo đạt được kết quả và chỉ tiêu đề ra.
Scrum là một khuôn mẫu thuộc Agile được dùng để phát triển các dự án phức tạp mà đa phần là các phần mềm. Phương pháp quản lý dự án Agile sử dụng các chu kỳ phát triển ngắn, được gọi là Sprint, dẫn đến việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ liên tục. Có rất nhiều khuôn mẫu thuộc Agile và Scrum là một lựa chọn phổ biến cho các dự án chuyển động nhanh.
Phương pháp này có tính cộng tác cao và yêu cầu các quy trình hiệu quả. Kết quả của quy trình phụ thuộc vào chuyên môn của Scrum Master. Các phương pháp thuộc Agile chỉ phổ biến ở các công ty công nghệ. Nhưng Scrum Master có thể được tìm thấy ở mọi ngành nghề, lĩnh vực và công ty trên toàn thế giới.
Đọc thêm: Product Owner Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Product Owner Tại Việt Nam
Sự khác biệt cơ bản giữa Scrum Master và Project Manager nằm ở trọng tâm công việc của họ. Project Manager trung chủ yếu vào kết quả của dự án, bao gồm ngân sách, tiến trình, nguồn lực và sự giao tiếp giữa các nhóm. Trong khi đó, Scrum Master tập trung vào nhóm, thực hiện các bước để đảm bảo nhóm và các thành viên trong nhóm đạt được thành công.
Cả Project Manager và Scrum Master đều có trách nhiệm giúp đỡ nhóm của họ hoàn thành công việc. Tuy nhiên, cách tiếp cận của họ rất khác nhau. Project Manager đặt, theo dõi khung thời gian và các mốc quan trọng, báo cáo về tiến độ và điều phối giao tiếp của nhóm. Tuy nhiên, họ làm như vậy từ một vị trí kiểm soát, trong một vai trò quản lý truyền thống hơn.
Ngược lại, Scrum Master giúp nhóm nâng cao và sắp xếp hợp lý các quy trình để giúp họ đạt được mục tiêu của mình. Họ làm như vậy với tư cách là một thành viên trong nhóm, hoặc cộng tác viên chứ không phải với tư cách là người kiểm soát.
Scrum Master đóng vai trò khác nhau trong từng chức năng của mình. Đối với đối nhóm Scrum mà mình quản lý, một Scrum Master có những đầu việc sau:
Ngoài ra, Scrum Master còn cộng tác với Product Owner theo một số cách sau:
Cuối cùng, vai trò của Scrum Master trong một tổ chức có thể bao gồm:
Để trở thành một Scrum Master, đầu tiên bạn phải hiểu rõ các thuật ngữ, cụm từ, hệ thống và thuật ngữ cơ bản để kết hợp các phương pháp một cách an toàn. Các chứng chỉ về Scrum Master có thể cung cấp hiểu biết về các thực hành Scrum khác nhau mà bạn cần biết. Điều này cũng sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công của nhóm và dự án theo nhiều cách khác nhau.
Một Scrum Master thường phải giúp các nhóm phát triển phần mềm xây dựng các chương trình, giữ các rào cản ở mức tối thiểu và cần hiểu các điều khoản kỹ thuật cũng như các quy trình liên quan. Ngoài ra, họ còn phải có hiểu biết nhất định để vận dụng các công cụ như Jira và Asana.
Cách tốt nhất để trở thành một Scrum Master là thông qua một chương trình chứng chỉ được công nhận. Những chương trình này sẽ giúp bạn làm quen với Agile, Scrum cũng như các vai trò và yêu cầu của Scrum Master. Việc đạt được một hay nhiều chứng chỉ sẽ cho phép bạn thể hiện kiến thức của mình về lĩnh vực này và giúp mở ra các cơ hội mới.
Một số chứng chỉ uy tín dành cho Scrum Master bao gồm:
Cấu trúc các đề thi lấy chứng chỉ Scrum Master khá giống nhau. Nhìn chung, đây sẽ là một bài thi trắc nghiệm với tỷ lệ đậu từ 60–85%. Bài kiểm tra thường kéo dài khoảng một giờ và bạn có thể biết liệu mình có đạt hay không trong vòng vài phút sau khi hoàn thành. Sau khi vượt qua các bài kiểm tra, bạn sẽ nhận được bản sao PDF của chứng chỉ Scrum Master qua email và chính thức trở thành một Scrum Master đạt chuẩn.
Kỹ năng giảng dạy tốt có thể giúp một Scrum Master truyền đạt và đào tạo các nhóm thiếu kinh nghiệm về cách thức hoạt động của Scrum. Scrum Master phải biết phải làm gì và giải thích cho mọi người hiểu lý do và cách làm. Đồng thời, họ còn đóng vai trò của một huấn luyện viên để khuyến khích các thành viên cải thiện điểm mạnh và điểm yếu của họ. Họ sẽ phải làm việc với từng thành viên để nâng cao tiềm năng của đội.
Nếu xung đột của nhóm không thể tự xử lý được với nhau, một Scrum Master sẽ giải quyết chúng để đảm bảo những xung đột này không cản trở tiến trình của nhóm. Một Scrum Master phải là một nhà đàm phán và điều phối viên có kinh nghiệm. Họ phải có kỹ năng thích hợp giữa các cá nhân để xử lý những xung đột này và tìm ra giải pháp thỏa đáng cho tất cả mọi người có liên quan.
Là một Scrum Master, bạn có thể đóng vai trò không thể thiếu trong sự thành công của công ty. Bạn cũng có thể có cơ hội phát triển các sản phẩm tác động tích cực đến thế giới xung quanh mình bằng cách làm cho cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn. Ở cấp độ chi tiết hơn, bạn sẽ có cơ hội thúc đẩy môi trường làm việc tích cực cho các thành viên trong nhóm thuộc công ty và đảm bảo kết quả thành công nhất của một sản phẩm hoặc dự án.
Tính đến tháng 10 năm 2022, Glassdoor báo cáo rằng Scrum Master kiếm được trung bình 118.964 đô la một năm và LinkedIn có hơn 97.508 danh sách việc làm Scrum Master trên trang tìm kiếm việc làm của họ. Tại Việt Nam, theo ghi nhận của Glints, mức lương trung bình của một Scrum Master dao động ở khoảng 40 triệu đồng/tháng. Với mức lương hấp dẫn và đãi ngộ cao, Scrum Master đang là một trong những ngành nghề có sức hút nhất trong mắt nhiều bạn trẻ.
Đọc thêm: Lương Scrum Master Ở Việt Nam Là Bao Nhiêu, Có Cao Không?
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu Scrum Master là gì cũng như các khía cạnh liên quan đến vị trí đặc thù này. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho quá trình định hướng nghề nghiệp của bạn đọc. Nếu có hứng thú với các chủ đề Hướng nghiệp tương tự, hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích khác đến từ Glints bạn nhé!
Có thể bạn cũng thích
Chuyên Viên Đối Ngoại Là Gì? Công Việc Cụ Thể Và Bộ Kỹ Năng Cần Thiết
Minh Quang - 25/05/2023
Biểu Hiện Của Người Có EQ Thấp: Nên Làm Gì Khi Trí Tuệ Cảm Xúc Không Cao?
Hang Phan - 20/05/2023
Môi Trường Làm Việc Các Công Ty Kiểm Toán Hàng Đầu
Huy Kieu - 17/05/2023
Trả lời