×

Cộng Tác Viên Là Gì? Thách Thức Và Thuận Lợi Khi Làm CTV

Ngày đăng: 20/04/2022 | 1 phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Bên cạnh các hình thức đi làm full-time và part-time, công việc cộng tác viên cũng rất được nhiều người chọn lựa để kiếm thêm thu nhập lúc rảnh rỗi. Dù không phải là nhân viên chính thức và không được hưởng những quyền lợi, đãi ngộ từ doanh nghiệp, nhưng tại sao công việc cộng tác viên lại trở nên “hot” đến thế?

Cùng Glints đào sâu để tìm câu trả lời xác đáng nhất cho công việc này nhé!

1. Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên có thể được xem là vị trí không chính thức trong cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Họ là những người làm việc tự do, không bị buộc phải lên văn phòng 8 tiếng/ ngày và đặc biệt không có những mối ràng buộc với doanh nghiệp. Họ không hưởng lương cứng mà sẽ được trả lương xứng đáng dựa trên thành quả lao động của mình. 

Nhiều doanh nghiệp giờ đây chọn giải pháp tuyển dụng cộng tác viên để tiết kiệm chi phí – lương cứng, chế độ đãi ngộ và cơ sở vật chất.

Không chỉ vậy, việc nhận được mức lương dựa trên thành quả lao động sẽ thúc đẩy các cộng tác viên làm việc hiệu quả và đúng chỉ tiêu hơn.

2. Công việc của cộng tác viên? Những CTV phổ biến nhất

Sẽ không có một gói công việc cụ thể cho vị trí cộng tác viên, mà ứng với từng ngành nghề khác nhau sẽ có những gói công việc riêng cũng như như mức lương khác nhau.

Dưới đây, Glints đã tổng hợp một số công việc cộng tác viên phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

CTV viết bài

Họ là những người viết chuyên nghiệp, thực hiện những mảng công việc như: viết bài SEO, bài PR, viết blog,…

Một nhánh nhỏ của CTV viết bài là CTV Content Marketing là định hướng và tạo ra các nội dung hấp dẫn, thú vị và có giá trị đến người dùng; từ đó thuyết phục họ lựa chọn thương hiệu của mình hơn là những thương hiệu khác. 

Cách thức làm cộng tác viên viết bài

CTV nhập liệu

Vị trí nhập liệu không đòi hỏi người làm phải đến công ty để thực hiện công việc. Thế nên, các công ty thường có xu hướng tuyển các CTV nhập liệu để tiết kiệm chi phí. Họ sẽ đảm nhiệm công việc nhập dữ liệu từ nguồn có sẵn sang hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức. 

CTV design (CTV thiết kế)

Họ là người đảm nhận thực hiện các thiết kế theo yêu cầu. Đó có thể là thiết kế banner, thiết kế website, thiết kế các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội,… 

CTV làm đồ thủ công

Ở vị trí này, các cộng tác viên sẽ được yêu cầu thực hiện các mẫu đồ thủ công theo yêu cầu. CTV làm đồ thủ công đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ, khéo tay và nhẫn nại. 

CTV bán hàng

Cộng tác viên bán hàng là gì? Đây là công việc khá phổ biến trong thời gian gần đây. Họ là những người hoạt động buôn bán trên nền tảng Internet.

Công việc chủ yếu của họ là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm này thay vì sản phẩm khác. Họ sẽ nhận lại hoa hồng dựa trên chiết khấu hoặc trên số lượng sản phẩm.

CTV ngân hàng

Tưởng chừng như ngành ngân hàng sẽ không có cộng tác viên, nhưng các công ty ngân hàng hiện nay vẫn tuyển cộng tác viên bên ngoài.

Vậy, công việc cộng tác viên ngân hàng là gì? Bạn sẽ thực hiện các công việc như: chăm sóc và tư vấn khách hàng, hỗ trợ mở thẻ ATM, tư vấn mở thẻ tín dụng,…

ctv ngân hàng là gì

Đây còn là cơ hội để các bạn trẻ “làm đẹp” CV và tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể bước chân vào các ngân hàng dưới hình thức làm việc full-time.

Cách thức làm cộng tác viên có thể được chia ra thành: online tại nhà hoặc offline tại công ty. Điều này còn tuỳ thuộc vào tính bảo mật bắt buộc từ bên tuyển dụng hay tính chất sản phẩm có thể gửi qua địa chỉ online (email, Google Drive…)

3. Kỹ năng cộng tác viên cần có

Như đã nói ở trên, vì các công việc CTV khác nhau sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn khác nhau. Thế nhưng, các cộng tác viên vẫn sẽ cần phải đáp ứng những kỹ năng chung như dưới đây:

Tôn trọng deadline theo cam kết

Dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào hay ở hình thức làm việc nào, tôn trọng deadline theo cam kết trước đó vẫn phải luôn được đảm bảo.

Một khi trở thành cộng tác viên, họ sẽ phải hoàn thành đủ và đúng hạn với gói công việc được giao. Bằng không, doanh nghiệp có thể thay thế bạn bất cứ lúc nào đấy!

Có trách nhiệm với công việc

Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều vận hành dựa trên một quy trình nào đó. Cộng tác viên vẫn là một phần của luồng chảy đó, thế nên một cộng tác viên không có trách nhiệm với công việc sẽ khiến dòng chảy công việc bị khựng lại, từ đó ảnh hưởng lớn đến cả doanh nghiệp.

Cách thức làm cộng tác viên
Hãy là một CTV có trách nhiệm.

Chính vì thế, một khi bắt đầu công việc cộng tác viên, bạn sẽ phải luôn có trách nhiệm trong mọi thứ mình làm để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đầu ra. 

Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến

Dù rằng cộng tác viên không phải là công việc chính thức, thế nhưng sự ham học hỏi và luôn cầu tiến sẽ là bước đệm quan trọng để phát triển sự nghiệp.

Các cấp quản lý cũng sẽ thấy rõ điều đó và biết đâu, bạn lại có cơ hội trở thành một phần chính thức ở công ty?

Lắng nghe ý kiến góp ý của bên tuyển dụng

Nhà tuyển dụng sẽ có những thước đo, chuẩn mực đối với các cộng tác viên để từ đó đánh giá thành quả làm việc của họ. Hãy lắng nghe những phản hồi của họ để bạn có thể thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai.

Mở rộng mối quan hệ

Dù chỉ làm việc theo thời vụ, các cộng tác viên hoàn toàn có thể kết nối với mọi người trong doanh nghiệp ấy. Họ có thể sẽ hỗ trợ bạn trong tương lai khi bạn gặp khó khăn trong công việc.

Hơn thế, nếu bạn thực hiện công việc tốt thì họ hoàn toàn có thể giới thiệu bạn những công việc cộng tác viên liên quan nữa đấy!

4. Thuận lợi khi làm CTV là gì?

Tăng thu nhập

Đối với sinh viên chưa đi làm, công việc cộng tác viên có thể giúp các bạn trang trải phần nào chi phí sinh hoạt, học phí.

Đối với những người đã có công việc ổn định, cộng tác viên có thể là công việc ngoài giờ làm để họ tăng thu nhập hàng tháng. 

Phát triển bản thân

Cộng tác viên chỉ khác người đi làm chính thức ở hình thức làm việc, còn gói công việc nhiều lúc vẫn như nhau. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể phát triển những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm liên quan trong công việc này để từ đó tìm cơ hội phát triển hơn trong tương lai. 

Trau dồi kinh nghiệm, nghiệp vụ

Đừng nghĩ rằng lợi ích mà công việc cộng tác viên mang đến chỉ là tiền. Bạn hoàn toàn có thể trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ của mình ở vị trí cộng tác viên.

Quá trình trải nghiệm này dù ngắn dù dài cũng sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong CV đó nha!

Thời gian linh hoạt

Vì không cần phải lên công ty làm việc nên cộng tác viên thường dễ dàng chủ động và linh hoạt với thời gian của mình.

Nếu làm tốt và nhanh chóng, bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí cộng tác viên cùng một lúc để ngày càng tăng cao thu nhập và kinh nghiệm của mình. 

Cơ hội làm chính thức cho các doanh nghiệp lớn

Đối với một số doanh nghiệp, họ sẽ có chính sách giữ cộng tác viên lại cho vị trí chính thức nếu như các cộng tác viên có biểu hiện tích cực trong công việc.

Hay thậm chí nếu không có chính sách đó, nếu bạn liên tục trau dồi bản thân thì việc bước chân vào các công ty bạn mong muốn vẫn sẽ rất dễ dàng.

5. Thách thức khi làm CTV là gì?

Có khả năng gặp phải lừa đảo

Khi tự tìm công việc cộng tác viên trên các nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ không ít lần gặp phải những trường hợp lừa đảo trá hình. Rất nhiều bạn sinh viên và cả người đã đi làm đã “mất trắng” công sức và thời gian vì rơi vào tay của những doanh nghiệp thiếu uy tín.

Để tránh khỏi lừa đảo, bạn cần cảnh giác hơn trước những trường hợp này:  

  • Yêu cầu bạn đóng phụ phí trước khi nhận việc
  • Mô tả công việc có đề “Việc nhẹ, lương cao”
  • Yêu cầu công việc khác với thỏa thuận ban đầu
  • Là nhà tuyển dụng cá nhân
  • Không có thông tin, mô tả rõ ràng cho công việc. 

Khó khăn phân chia thời gian hợp lý

Nếu còn đang đi học hay đang làm việc chính thức thì quỹ thời gian trống còn lại cũng khá eo hẹp nếu như bạn không thể sắp xếp tốt.

Không chỉ thế, đi làm hay đi học đôi khi sẽ rất căng thẳng. Giờ đây bạn còn ôm đồm thêm thì chưa chắc bạn sẽ đủ sức lực và tâm trí để thực hiện nó thật tốt. 

Đọc thêm: 6 Khóa Học Quản Lý Thời Gian Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Không có quyền lợi cơ bản của người lao động

“Mức lương” mà các cộng tác viên nhận được sẽ dựa trên thành quả lao động của họ. Tuy nhiên, vì không phải là nhân viên chính thức, họ sẽ không được hưởng những quyền lợi, đãi ngộ đến từ doanh nghiệp.

Điều này cũng gây hạn chế khi bạn không được công ty đóng bảo hiểm, hoặc nhận được trợ cấp thêm hàng tháng. 

6. Kết luận

Đến đây, ắt hẳn bạn đã biết cộng tác viên là gì và đảm nhiệm những công việc nào. Tóm lại, trở thành  cộng tác viên vừa là một cơ hội vừa là một thách thức. Một khi đã chọn lựa trở thành cộng tác viên, bạn luôn phải hoàn thành thật tốt công việc được giao của mình để phát triển sự nghiệp hơn trong tương lai.

Bạn có thể tìm cơ hội làm cộng tác viên với Glints dưới đây.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Một bình luận cho “Cộng Tác Viên Là Gì? Thách Thức Và Thuận Lợi Khi Làm CTV”

  1. […] tác viên bán hàng online là gì, cùng nhau tìm hiểu về khái niệm cộng tác viên. Cộng tác viên đóng vai trò như là người hỗ trợ thực hiện các dự án, đồng thời thực […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X