×

Rối Loạn Lưỡng Cực Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Ngày đăng: 30/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/11/2023

roi-loan-luong-cuc-la-gi

Rối loạn lưỡng cực còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, được hiểu là một căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng phức tạp. Những người mắc bệnh này thường có những thay đổi về trạng thái tâm lý, gây tác động tiêu cực lên sức khỏe của người bệnh, từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Vậy rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu, triệu chứng và các chữa trị như thế nào? Tất cả sẽ được Glints giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay. 

1. Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân do đâu?

Rối loạn lưỡng cực là gì? Rối loạn lưỡng cực tên khoa học là Bipolar Disorder, là một bệnh rối loạn tâm thần được đánh dấu bằng những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh dễ rơi vào tình trạng tăng động, quá kích thích nhưng chỉ một lúc sau lại rơi vào trạng thái trầm cảm. 

benh-roi-loan-luong-cuc-la-gi
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder)

Ngoài khái niệm trên, rối loạn lưỡng cực còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tâm lý của người bệnh thường xuyên bất ổn, tâm trạng thất thường, tình trạng này có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc vài lần trong tuần. Khi gặp tình trạng này người bệnh sẽ gặp khó khăn trong công việc, duy trì các mối quan hệ. 

Đặc điểm của chứng rối loạn lưỡng cực là những biểu hiện xuất hiện theo từng cơn hoặc từng giai đoạn và xuất hiện theo chu kỳ. 

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lưỡng cực là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân dễ đến tình trạng này, cụ thể:

1.2 Di truyền và sinh lý

  • Nguy cơ cao nhất thường xảy ra đối với người thân của những người bệnh bị mắc rối loạn lưỡng cực loại II.
  • Các yếu tố di truyền sẽ ảnh hưởng đến độ tuổi khởi phát của chứng rối loạn lưỡng cực. 
  • Một số nghiên cứu đã cho thấy sự mất cân bằng trong chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone ảnh hưởng đến não là một trong số những nguyên nhân xảy ra chứng rối loạn lưỡng cực. 

Vậy nên, nếu bạn thắc mắc “Bệnh rối loạn lưỡng cực có di truyền không?” thì câu trả lời là “Có” nhé. 

1.3 Môi trường

Yếu tố biến cố đời sống và môi trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối khí sắc. Nhiều người cho rằng chính stress đi với với cơn rối loạn lần đầu tiên là nguyên nhân gây ra những biến đổi lâu dài cho hoạt động não bộ, điều này đã làm ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, giảm tế bào thần kinh.

Đọc thêm: Sang Chấn Tâm Lý Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Sang Chấn Tâm Lý

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực

Một số dấu hiệu sau đây giúp bạn nhận biết được chứng rối loạn lưỡng cực, cụ thể:

2.1 Dấu hiệu về cảm xúc

  • Người bệnh ở trạng thái hưng cảm: Cảm thấy phấn khích, lạc quan, vui vẻ một cách quá độ. Luôn tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, v.v.
  • Người bệnh ở trạng thái trầm cảm: Cảm thấy buồn chán, khóc không có lý do, mệt mỏi, tinh thần sa sút, v.v.

2.2 Dấu hiệu về hành vi

  • Đối với trạng thái rối loạn lưỡng cực hưng cảm, bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu sau:
    • Ăn uống quá đà, hoạt động quá sức để tiêu hao bớt năng lượng
    • Khả năng quyết định suy giảm, thường xuyên nghe thấy giọng nói lại và thấy ảo giác
    • Cảm xúc hân hoan không đúng lúc
    • Tăng ham muốn tình dục
  • Đối với trạng thái trầm cảm:
    • Ăn ít, lười vận động chân tay
    • Không thích giao tiếp với cộng đồng
    • Có suy nghĩ tiêu cực, muốn tự tử

Như đã giới thiệu ở trên, bệnh rối loạn lưỡng cực xảy ra theo chu kỳ, do đó tâm trạng của người bệnh sẽ thay đổi từng ngày, từng tuần, từng tháng hoặc theo mùa. Khi có dấu hiệu của bệnh hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Mental Health Là Gì? Tinh Thần Tốt Thì Mới Làm Được Việc

3. Các loại rối loạn lưỡng cực

Dưới đây là 3 loại rối loạn lưỡng cực cơ bản mà bạn cần phải biết bao gồm:

  • Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định khi người bệnh có đặc điểm những cơn hưng cảm xen lẫn với cơn trầm cảm.
  • Rối loạn lưỡng cực II: Người bị rối loạn lưỡng cực II có những cơn trầm xen lẫn hưng cảm nhẹ.
  • Rối loạn lưỡng cực III: Đặc điểm là người bệnh chuyển những cơn trầm cảm chuyển sang cơn hưng cảm khi sử dụng thuốc. Tiền sử trong gia đình đã có người bị chứng rối loạn lưỡng cực.

4. Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm khác nhau như thế nào?

Để có được kết quả tốt trong quá trình điều trị chứng rối loạn lưỡng cực, bạn cần thăm khám ngay từ đầu. Ngoài ra, cần phân biệt được sự khác nhau giữa rối loạn lưỡng cực và trầm cảm để có cách điều trị cho phù hợp, cụ thể:

  • Rối loạn lưỡng cực thường rất khó chẩn đoán nếu bệnh nhân có những dấu hiệu trầm cảm và không có những biểu hiện khác như phấn khích, hưng cảm. 
  • Đặc trưng của trầm cảm đơn cực là trầm cảm nặng. 
  • Bệnh rối loạn lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau bao gồm:
    • Giai đoạn trầm cảm nặng,
    • Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
    • Giai đoạn trầm cảm.

So với bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực nặng hơn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với bệnh trầm cảm. 

5. Điều trị rối loạn lưỡng cực

Đối với điều trị rối loạn lưỡng cực, các bác sĩ sẽ áp dụng theo một trong ba phương pháp sau:

5.1 Điều trị bằng thuốc cho rối loạn lưỡng cực

Sử dụng các loại thuốc thông dụng để điều trị các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực như: 

  • Thuốc điều chỉnh khí sắc: Lithium, thuốc chống động kinh, valproat, carbamazepin và lamotrigin.
  • Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2: Aripiprazole, ziprasidone, cariprazine, olanzapine, lurasidone, quetiapine, risperidone.

Các loại thuốc này sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các pha điều trị, mỗi pha sẽ có liều lượng thuốc khác nhau. Người bệnh cần lắng nghe và tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia.

5.2 Các phương pháp điều trị khác

  • Liệu pháp ECT: Một số trường hợp trầm cảm kháng trị và hưng cảm sẽ được áp dụng phương pháp điều trị này để đem lại hiệu quả cao.
  • Trị liệu ánh sáng: Phương pháp này cực kỳ hữu ích khi điều trị trầm cảm theo mùa hoặc rối loạn lưỡng cực I và II không theo mùa

5.3 Giáo dục và trị liệu tâm lý

Tận dụng sự ủng hộ từ phía gia đình để dự phòng và ngăn ngừa những giai đoạn chủ yếu trong quá trình điều trị dự rối loạn lưỡng cực.

  • Điều trị nhóm: Phương pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân và bạn đời của mình, thông qua đó họ sẽ tìm hiểu về rối loạn lưỡng cực, di chứng của bệnh và tầm quan trọng của thuốc chỉnh khí sắc trong điều trị.
  • Điều trị cá nhân: Giúp bệnh đối phó với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng rối loạn lưỡng cực là gì mà Glints muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về rối loạn lưỡng cực, từ đó trả lời những thắc mắc của bản thân về chứng bệnh này. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X