×

Remarketing Là Gì? 5 Bước Thiết Lập Một Chiến Dịch Remarketing Hoàn Chỉnh

Ngày đăng: 12/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 27/06/2024

Remarketing là gì? Tại sao nên áp dụng remarketing? Thiết lập chiến dịch remarketing trên Google Ads như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn về chiến thuật marketing này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Remarketing là gì?

Remarketing là “tiếp thị lại” – một chiến thuật marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tactic này đề cập đến việc tác động đến công chúng mục tiêu – những người đã tương tác với thương hiệu nhưng chưa có hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy họ thực hiện hành động tiếp theo, có thể là gợi nhớ về thương hiệu, mua hàng.

Ví dụ, khi bạn mua hàng online, bạn đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa nhấn thanh toán mà rời đi. Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng email để thực hiện remarketing đến khách hàng, nhắc nhở rằng, bạn có sản phẩm trong giỏ hàng nhưng quên chưa thanh toán. Điều này có thể kích thích bạn mua hàng, hoặc đơn giản hơn là tạo một điểm chạm thương hiệu với bạn.

Remarketing có thể được thực hiện qua những kênh nào? Theo đó, chiến thuật này có thể được triển khai qua kênh như: Email, SMS, quảng cáo, thông báo trên ứng dụng (app notification), v.v.

2. Remarketing để làm gì?

Lợi ích khi áp dụng remarketing là gì? Remarketing là một chiến thuật marketing quan trọng trong chiến lược digital marketing. Hành trình mua hàng của khách hàng thường đi qua nhiều điểm chạm khác nhau, trong đó cơ bản nhất bao gồm 4 giai đoạn bao gồm:

  • Nhận diện (awareness)
  • Cân nhắc (consideration)
  • Mua hàng/hành động (purchase/action)
  • Mua lặp lại (avocation)
  • Trung thành (loyalty).
content-marketing-certification
Chạy remarketing giúp tăng hiệu quả chiến dịch.

Trong đó, ở giai đoạn consideration (cân nhắc) khách hàng có thể cân nhắc giữa thương hiệu của bạn với các thương hiệu đối thủ để chọn ra sản phẩm có lợi nhất. Ở giai đoạn này, họ có thể tìm đọc các review về sản phẩm, tìm xem thương hiệu có chương trình khuyến mãi nào hay không, v.v, trước khi ra quyết định mua hàng.

Lúc này, để duy trì sự hiện diện của bạn trong tâm trí khách hàng, remarketing là một hoạt động cần thiết. Bạn có thể nhắc nhở họ mua hàng, cung cấp cho họ những tính năng đặc biệt về sản phẩm, hoặc một mã giảm giá hấp dẫn, v.v, để thúc đẩy khách hàng mau chóng ra quyết định mua hàng.

Bên cạnh mục tiêu chuyển đổi, remarketing cũng có thể được sử dụng cho các mục tiêu như tăng nhận diện thương hiệu, thiết lập mối quan hệ tích cực và lòng trung thành với khách hàng.

Một số lợi ích khi sử dụng remarketing có thể kể đến:

  • Thúc đẩy nhận diện của khách hàng về thương hiệu.
  • Nhắc nhở khách hàng hoàn tất giao dịch của mình.
  • Khuyến khích khách hàng tiếp tục những hành động tiếp theo trên hành trình mua hàng của mình.
  • Hoàn thiện các mục tiêu chuyển đổi, thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Gia tăng tỷ lệ retention, khách hàng quay lại mua hàng.
  • Xây dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

3. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng remarketing?

Remarketing thường được thực hiện sau khi khách hàng đã có những tương tác đầu tiên với thương hiệu, đồng thời doanh nghiệp cũng thu được một vài insight và dữ liệu cơ bản của khách hàng.

Theo quan điểm của tác giả, trong 5 stages trong hành trình khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng remarketing sau giai đoạn nhận biết (Awareness).

Đọc thêm: Marketing Tactics là gì? 6 chiến thuật Marketing bạn nên biết

4. 5 bước thực hiện một chiến dịch remarketing với Google Ads

Để triển khai một chiến dịch remarketing, bạn sẽ trải qua một số bước cơ bản như:

  • Bước 1: Xác định công chúng mục tiêu để remarketing. Để xác định đối tượng này, bạn hãy tạo một danh sách remarketing trong Google Ads. Google sẽ đảm nhận việc thiết lập tất cả các cookie, việc của bạn là chỉ định những công chúng truy cập website nào sẽ được chọn hoặc cần loại trừ. Việc phân đoạn danh sách công chúng khác nhau cho phép bạn tạo ra quảng cáo phù hợp cho từng nhóm. Đồng thời, bạn cũng có chiến thuật đấu thầu hiệu quả hơn.
  • Bước 2: Xác định thời hạn mối quan hệ thành viên hay thời gian kể từ ngày công chúng mục tiêu theo dõi quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Tạo một quảng cáo hiệu quả: chọn định dạng quảng cáo phù hợp, viết một bản copywriting hấp dẫn.
  • Bước 4: Tối ưu CTR liên tục bằng một số cách như: cung cấp các ưu đãi hấp dẫn, phân tích đường dẫn chuyển đổi, hướng người dùng đến nội dung tốt nhất, phân tích các lượt chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung blog của bạn.
  • Bước 5: Có một chiến lược quản lý giá thầu hiệu quả.

Tham khảo chi tiết tại đây.

google remarketing
Các bước remarketing, lấy ví dụ từ Google Ads.

Đọc thêm: Top 20 Thuật Ngữ Marketing Trong Tiếng Anh Bạn Cần Biết

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Remarketing là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X