×

Marketing Tactics Là Gì? 6 Chiến Thuật Marketing Bạn Nên Biết

Ngày đăng: 27/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/03/2023

Marketing Tactics Là Gì? 6 Chiến Thuật Marketing Bạn Nên Biết

Marketing tactics là gì? Marketing tactics và Marketing strategy khác nhau như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn cùng Glints tìm hiểu qua bài viết dưới đây, cũng như tìm hiểu về 6 chiến thuật Marketing hiệu quả mà bạn nên biết.

Marketing tactics là gì?

Marketing tactics hay chiến thuật Marketing được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu Marketing.  

5 Marketing tactics bạn nên biết

Việc lựa chọn chiến thuật Marketing phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu Marketing, ngân sách, công chúng mục tiêu của bạn là ai, v.v. Dưới đây là 5 Marketing tactics mà bạn có thể tham khảo cho kế hoạch Marketing của mình.

Marketing tactics là các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing
Marketing tactics là các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing

Đọc thêm: Internal Marketing Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Internal Marketing Hiệu Quả

Quảng cáo nội dung nhiều nhất có thể

Bạn nên thường xuyên xuất bản các bài viết trên blog, website của mình, tạo video trên YouTube, record podcast, v.v nhằm gia tăng tối đa lượt tiếp cận tới công chúng mục tiêu và hiện thực mục tiêu đã đề ra.

Bạn có thể phân phối nội dung bằng nhiều cách khác nhau như: 

  • Chia sẻ lên mạng xã hội 
  • Đăng tải lên diễn đàn
  • Thêm vào email newsletter
  • Gửi đến những người ảnh hưởng
  • Chạy quảng cáo

Sử dụng lại nội dung của bạn

Một nội dung bạn có thể sản xuất ở nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như một bài đăng trên website bạn có chuyển hóa nội dung thành video. Bằng việc xuất bản nội dung ở cả hai định dạng như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có thể chiếm hai vị trí trong kết quả của công cụ tìm kiếm – SERP.

Ngoài ra, việc sử dụng lại các nội dung và xuất bản ở nhiều định dạng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí để sản xuất các nội dung mới. 

Đọc thêm: Interactive Marketing Là Gì? Định Nghĩa Và Ví Dụ Về Marketing Tương Tác

Thường xuyên làm mới nội dung

Nội dung của bạn không thể luôn luôn mới, bởi có thể những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đến người dùng có thể được thay đổi và cải tiến sau một thời gian. Do đó, việc làm mới nội dung thường xuyên sẽ giúp bạn cung cấp thông tin mới nhất đến công chúng, qua đó cải thiện lượng truy cập và xếp hạng ở vị trí cao trong SERPs. 

Bạn có thể nhận ra việc phải làm mới nội dung ngay khi thấy lượng truy cập tự nhiên giảm xuống, thứ hạng của bài viết sụt giảm.

Thường xuyên làm mới nội dung giúp cung cấp thông tin mới nhất đến công chúng
Thường xuyên làm mới nội dung giúp cung cấp thông tin mới nhất đến công chúng

Xuất bản nội dung được tối ưu hóa cho Google Discover

Google Discovery là một nguồn cấp dữ liệu không truy vấn khá mới tạo ra nội dung dựa trên sở thích của người dùng.

Việc tối ưu nội dung cho Google Discovery chủ yếu dựa vào việc xuất bản các nội dung phổ biến hoặc trending. Tuy nhiên, dưới đây là một vài điều mà bạn nên làm để tối ưu nội dung của mình:

  • Thiết kế giao diện website thân thiện với người dùng
  • Sử dụng hình ảnh độc đáo, chất lượng tốt
  • Căn chỉnh nội dung và thẻ meta
  • Làm việc trên E-A-T

Tối ưu hóa cho các đoạn trích nổi bật (featured snippets) để xếp hạng # 1

Featured snippets là một đoạn thông tin xuất hiện ở top đầu kết quả tìm kiếm trên Google. Họ cung cấp một trả lời cho truy vấn tìm kiếm bằng việc lấy nội dung có liên quan từ các trang hàng đầu.

Bạn có thể dễ dàng để tìm thấy cơ hội để tối ưu đoạn trích nổi bật bằng việc sử dụng báo cáo từ khóa tự nhiên trên phần mềm Ahrefs tại phần Site Explore. Tối ưu featured snippets không đơn giản, nhưng bạn cần điều chỉnh nội dung với những gì có trong snippet. 

Chẳng hạn, bạn tìm kiếm một từ khóa Backlinks và bạn thấy snippet của từ khóa xuất hiện ở định nghĩa. Đây là một dấu hiệu cho thấy, đây là nội dung đang được nhiều người tìm kiếm. Để tối ưu bài viết của mình, bạn cần tạo ra một khái niệm, định nghĩa về backlinks chất lượng hơn.

Nguồn: Ahrefs 

Thường xuyên cập nhật các liên kết nội bộ của bạn để tăng thứ hạng

Liên kết nội bộ hay internal link là liên kết của một trang tới một trang có cùng tên miền.

Việc tối ưu đường dẫn nội bộ sẽ giúp tăng quyền hạn của trang, và gia tăng sự liên quan. 

  • Tăng quyền hạn của trang: Google thường sử dụng Rank Page để xếp hạng trang web bằng việc đánh giá “quyền hạn” của một trang web trên các liên kết nội bộ và liên kết ngoài của nó.
  • Tăng mức độ liên quan: Việc sử dụng các anchor phù hợp cho internal link sẽ giúp Google hiểu về nội dung mà website của bạn đang cung cấp và xếp hạng cho website.

Đọc thêm: Các yếu tố trong mô hình 7’S của McKinsey

Sự khác nhau giữa Marketing strategy và Marketing tactics là gì?

Chiến lược Marketing đưa ra một tập hợp những lựa chọn rõ ràng những gì doanh nghiệp sẽ làm (hoặc không). Những lựa chọn này tạo thành một định hướng chiến lược rõ ràng cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Chiến thuật Marketing được hiểu là các hoạt động cụ thể để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Các chiến lược digital Marketing có hàng trăm chiến thuật tiềm năng chẳng hạn như sử dụng backlinks để gia tăng lượt truy cập, sử dụng quảng cáo Facebook để tiếp cận đến một nhóm khách hàng cụ thể, v.v.

Bạn có thể hiểu đơn giản về sự khác nhau giữa hai khái niệm này, mục tiêu Marketing và mục tiêu kinh doanh muốn đạt được thì chiến lược Marketing là bản đồ và chiến thuật Marketing là những gì doanh nghiệp sử dụng để đi đến đích.

Marketing strategy và Marketing tactics có mối liên hệ bổ trợ nhau
Marketing strategy và Marketing tactics có mối liên hệ bổ trợ nhau

Đọc thêm: Customer Driven Marketing Strategy Là Gì?

Làm thế nào để chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing hoạt động hiệu quả?

Chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau để tạo một kế hoạch Marketing thành công.

Vậy làm thế nào để chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing hoạt động hiệu quả?, cùng Glints tìm hiểu ngay trong phần này nhé.

Chẳng hạn:

Chiến thuật Marketing có thể sử dụng như: nhắm vào từ khóa liên quan để cải thiện lượt truy cập, sử dụng mồi nhử để khuyến khích khách hàng để lại email,  nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng một chiến dịch email nhỏ giọt.

  • Chiến lược của doanh nghiệp là tương tác với công chúng mục tiêu với chiến lược đa kênh

Chiến thuật Marketing có thể sử dụng như: sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên TV; sử dụng Marketing trên mạng xã hội để tăng mức độ tương tác.

Có thể thấy việc hiểu sự liên kết giữa chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing và mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp thành công thực sự. Luôn ghi nhớ mục tiêu Marketing để xây dựng chiến lược Marketing, xây dựng mục tiêu kinh doanh dựa trên mục tiêu Marketing. Tiếp theo, sử dụng các chiến thuật phù hợp để thực thi chiến lược và đạt các mục tiêu để ra.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Marketing tactics là gì mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về khái niệm thú vị này, cũng như phân biệt được Marketing strategy và Marketing tactics.

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X