×

Trường Hợp Phân Biệt Vùng Miền Trong Tuyển Dụng Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Ngày đăng: 13/11/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 10/01/2024

phan-biet-vung-mien-trong-tuyen-dung

Hiện nay, phân biệt vùng miền trong tuyển dụng đã và đang trở thành vấn nạn của nhiều doanh nghiệp. Điều này vô tình đã tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhiều ứng viên trong quá trình đi phỏng vấn, đặc biệt là những người không thuộc vùng miền nơi công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Vậy đối với trường phân biệt vùng miền pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Cùng Glints tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Như thế nào là phân biệt đối xử lao động?

Theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về phân biệt đối xử lao động như sau: “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.”

phan-biet-vung-mien
Phân biệt đối xử lao động

Đọc thêm: Hành Vi Phân Biệt Đối Xử Trong Lao Động Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

2. Cấm hành vi phân biệt đối xử vùng miền trong tuyển dụng 

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận về quyền được tự do tuyển dụng người lao động. Do đó, người sử dụng lao động được phép đưa ra những yêu cầu tuyển dụng riêng biệt cho doanh nghiệp mình. Đây cũng chính là quyền tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như các yêu cầu khác sẽ được doanh nghiệp tuyển dụng. Tuy nhiên, quá trình tự do tuyển dụng bắt buộc phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về việc nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động như sau:

  • Phân biệt đối xử trong lao động.
  • Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
  • Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
  • Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  • Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Mặc dù pháp luật quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp được quyền tự do tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, không phải yêu cầu nào người sử dụng lao động đưa ra cũng hợp lệ. Do đó để tránh các trường hợp bị xử phạt doanh nghiệp cần đưa ra các yêu cầu tuyển dụng không vi phạm điều cấm của pháp luật, một trong số đó là hành vi phân biệt vùng miền khi tuyển dụng lao động.

Đọc thêm: Dấu Hiệu Của Thiên Vị Nơi Công Sở: Làm Gì Khi Nơi Đi Làm Có Tình Trạng Này?

3. Pháp luật xử lý thế nào đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng?

Việc phân biệt vùng miền khi tuyển người gây nên tình trạng mất đoàn kết, điều này khiến cho mọi người cảm thấy bị đả kích dẫn đến tình trạng mất trật tự trong quá trình tuyển dụng. Hơn thế nữa, việc vi phạm hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm. 

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định về việc người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi phân biệt vùng miền trong tuyên dụng, cụ thể: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.”

Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động là 10.000.000 đồng. Vì vậy, nếu phát hiện hành vi này người lao động cần báo ngay cho Thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh và xã hội để kịp thời xử lý. 

Đọc thêm: Kỳ Thị Vùng Miền Nơi Công Sở – Vấn Đề Nan Giải Tồn Tại Trong Nhiều Doanh Nghiệp Hiện Nay

4. Người thực hiện hành vi phân biệt vùng miền có thể bị phạt tù hay không?

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định, những người có hành vi phân biệt vùng miền khi tuyển dụng theo từng mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sỉ nhục người khác. Cụ thể mức xử phạt tội làm nhục người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng hoặc có thể phạt tù từ 01 đến 05 năm. 

Ngoài ra, Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định những người có hành vi phân biệt vùng miền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình về tội danh phá hoại chính sách đoàn kết, cụ thể mức xử phạt có thể bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm hoặc cao nhất là 7 đến 15 năm tùy vào trường hợp cụ thể như:

  • Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội
  • Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
  • Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

5. Thực tế việc xử phạt phân biệt trong tuyển dụng tại các doanh nghiệp 

Thực tế hiện nay, việc xử phạt vi phạm phân biệt vùng miền trong tuyển dụng còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả có xử phạt được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng lỗi, vì vậy hành vi này đang được pháp luật thả nổi bởi:

  • Việc tuyển dụng lao động tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, họ có quyền tuyển dụng những nhân viên họ thích và phù hợp. Mặc dù việc đăng tuyển với thái độ phân biệt là không đúng nhưng không thể ép họ tuyển ứng viên mà không muốn. 
  • Khó có thể định nghĩa được phân biệt vùng miền, hiện tại pháp luật cũng không quy định về vấn đề này. Hiện tại, mức phạt trên chỉ nói chung chung về các hành vi phân biệt chứ không nói cụ thể là phân biệt vùng miền hay gì. 
  • Khó chứng minh lỗi, vì thế các cơ quan có thẩm quyền khó tác động vào doanh nghiệp để bảo vệ người lao động. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hành vi phân biệt vùng miền trong tuyển dụng. Hy vọng qua bài viết trên của Glints bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó biết được cách bảo vệ quyền lợi cho bản thân trong trường hợp bị phân biệt vùng miền khi đi tuyển dụng tại các doanh nghiệp khác địa phương.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X