×

Trở Thành Chiến Thần Ngoại Giao Với Nguyên Tắc 7C Trong Giao Tiếp

Ngày đăng: 22/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/11/2022

nguyên tắc 7c trong giao tiếp

Để trở thành một người có năng lực giao tiếp tốt, bạn không thể nào bỏ qua nguyên tắc 7C. Nguyên tắc 7c trong giao tiếp là một danh sách các nguyên tắc mà bạn nên luyện tập để giao tiếp một cách hiệu quả nhất. 

Mục đích của nguyên tắc này trong giao tiếp là giúp đảm bảo rằng đối phương nghe và hiểu được những gì bạn đang cố gắng truyền tải.

Vậy hãy cùng Glints tìm hiểu nguyên tắc 7C trong giao tiếp là gì? và 7C bao gồm những nguyên tắc nào nhé.

1. Clear: Rõ Ràng 

Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau như giao tiếp bằng lời nói, thuyết trình, họp nhóm, viết mail hay báo cáo,v.v. Bất cứ hình thức giao tiếp nào cũng yêu cầu sự rõ ràng về mục đích của thông điệp muốn truyền tải. 

Cụ thể hơn, người nhận nên biết lý do tại sao họ nhận được thông điệp và những gì bạn đang cố gắng đạt được bằng cách gửi nó. Nếu có nhiều thông điệp cần truyền tải, một thông điệp nên được trình bày riêng biệt.

Một điều quan trọng khác cần lưu ý là nội dung của giao tiếp phải rõ ràng. Bạn nên tránh sử dụng các biệt ngữ, thay vào đó hãy sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc đơn giản và tập trung vào các điểm cốt lõi của thông điệp bạn muốn trình bày.

2. Correct: Chính Xác 

7c trong giao tiếp
Yếu tố Correct (Chính xác) trong giao tiếp

Khi giao tiếp thì yêu cầu tính chính xác là một điều vô cùng quan trọng. Cụ thể hơn, tất cả thông tin thực tế cũng như ngôn ngữ và ngữ pháp bạn sử dụng đều chính xác. 

Nếu người nghe hoặc đối tượng giao tiếp của bạn phát hiện ra lỗi trong cả hai, họ sẽ bị phân tâm và uy tín của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả giao tiếp của bạn.

3. Concrete: Cụ thể 

Khi định hình giao tiếp của mình, bạn phải đảm bảo được tính cụ thể và logic cũng như thông điệp mà bạn đang sử dụng có phù hợp, liên quan và hỗ trợ lẫn nhau hay không. 

Các lập luận của bạn phải dựa trên các sự kiện và quan điểm vững chắc từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, bạn có thể chèn thêm những thông tin và dữ liệu không thể bác bỏ để hỗ trợ cho lập luận của mình thêm tính cụ thể và vững chắc.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm sống động thêm thông điệp muốn truyền tải bằng cách đưa ra các ví dụ cho thấy sự liên quan và cần thiết của thông điệp bạn truyền tải đối với người nghe.

4. Concise: Ngắn gọn

Khi truyền đạt những thông điệp có tính chất này, điều quan trọng là phải đi thẳng vào vấn đề và giữ cho thông điệp của bạn ngắn gọn, đơn giản. Đừng sử dụng 10 từ nếu bạn có thể sử dụng năm từ. Đừng lặp lại những gì đã nói nếu không cần thiết.

Bạn càng nói nhiều, càng có nhiều nguy cơ nhầm lẫn. Hãy tránh rủi ro đó bằng cách chỉ tập trung vào những điểm chính mà bạn cần truyền đạt.

Đọc thêm: 8 Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Giao Tiếp Bạn Cần Học Ngay

5. Courteous: Lịch sự 

Bạn có thể tăng hiệu quả giao tiếp bằng cách cư xử lịch sự và cho người nghe hoặc đối phương thấy rằng bạn tôn trọng họ. Thông điệp của bạn phải thân thiện, chuyên nghiệp, ân cần, tôn trọng, cởi mở và trung thực.

Để giúp đảm bảo tính lịch sự, bạn nên thể hiện sự đồng cảm và xem xét thông điệp của mình từ quan điểm của người nghe.

6. Coherent: Mạch lạc 

Tính mạch lạc và logic khi giao tiếp là điều không thể thiếu. Nếu thông tin bạn đưa ra không mạch lạc, thiếu tính liên kết chúng sẽ làm cho cuộc hội thoại trở nên khó hiểu. Để giúp đảm bảo thông tin bạn truyền đạt có tính mạch lạc, bạn nên có một sự đồng nhất xuyên suốt từ tư duy logic, phong cách, giọng điệu trong ngôn ngữ giao tiếp.

Ngoài việc đảm bảo rằng mỗi thông điệp mà bạn đưa ra đều nhất quán với nhau, bạn cũng nên đảm bảo tính nhất quán của thông điệp khi muốn trình bày nhiều thông tin cùng một lúc.

7. Complete: Hoàn chỉnh

Chữ C cuối cùng trong nguyên tắc 7C trong giao tiếp là tính hoàn chỉnh.Tính đầy đủ thường là một trong những điều quan trọng nhất trong nguyên tắc 7C khi giao tiếp. 

Khi truyền tải một thông tin nào đó, điều quan trọng nhất là phải cung cấp cho người nhận tất cả thông tin họ cần để theo dõi lập luận của bạn và đi đến kết luận giống như bạn. Mức độ chi tiết này sẽ khác nhau trong các tình huống khác nhau và bạn nên điều chỉnh thông tin trình bày của mình cho phù hợp.

Ngoài ra, tính hoàn chỉnh sẽ giúp người nhận dễ dàng tiếp cận được thông tin bạn muốn truyền tải hơn. Ví dụ: nếu bạn đang đưa ra “kêu gọi hành động”, hãy đưa ra hướng dẫn rõ ràng về hành động đó. 

Việc đưa kèm theo những thông tin dữ liệu liên quan bằng văn bản hoặc đính kèm Câu hỏi thường gặp vô cùng phổ biến hiện nay. Cả hai phương pháp này đều giúp khán giả truy cập vào một bộ thông tin hoàn chỉnh đồng thời đảm bảo được tính cốt lõi và hoàn chỉnh của thông điệp.

Kết luận 

Glints đã tổng hợp chi tiết nhất về nguyên tắc 7C trong giao tiếp và cách ứng dụng những nguyên tắc này. 

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể rút ra được cho bản thân cách giao tiếp khéo léo, phù hợp với mình nhất để đạt được kết quả mong muốn hay nhiều hơn là trở thành chiến thần giao tiếp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X