×

Mối Quan Hệ Toxic Là Gì? 7 Dấu Hiệu Của Một Mối Quan Hệ Toxic

Ngày đăng: 20/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 02/05/2024

moi-quan-he-toxic-la-gi

Hiện nay, mối quan hệ toxic đang là vấn nạn trong các cặp đôi trẻ, khiến nhiều cảm thấy đau khổ, xót xa và tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống của đôi bên. Vậy mối quan hệ toxic là gì? Dấu hiệu ra sao? Cách thoát khỏi mối quan hệ toxic như thế nào? Tất cả sẽ được Glints chia sẻ trong bài viết sau đây.

Mối quan hệ toxic là gì?

Mối quan hệ toxic là gì? Mối quan hệ toxic còn được biết đến là mối quan hệ độc hại, là loại mối quan hệ mà cả hai bên đều gây tổn thương cho nhau và tạo ra những cảm xúc tiêu cực.

Trong một mối quan hệ độc hại, bạn có thể cảm thấy không được hỗ trợ, bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc thậm chí bị tấn công. Ở mức độ cơ bản, mối quan hệ toxic khiến bạn cảm thấy u sầu và kiệt sức mỗi khi bạn dành thời gian cho đối phương.

Điều này có thể dẫn đến việc bạn bị mất năng lượng, mất tập trung trong công việc, học tập, và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân. Mặc dù có thể bạn vẫn yêu người đó, nhưng mối quan hệ độc hại vẫn kéo bạn vào một chuỗi tranh cãi về những vấn đề nhỏ và khó chịu, mà bạn không thể mạnh mẽ rời bỏ được.

Mối quan hệ toxic có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường nào và trong mọi loại quan hệ, bao gồm mối quan hệ tình cảm, bạn bè hoặc giữa các thành viên trong gia đình.

toxic-relationship
Mối quan hệ toxic

Đọc thêm: Làm Gì Khi Có Đồng Nghiệp Toxic?

Dấu hiệu của một mối quan hệ toxic là gì?

Sau đây là 7 dấu hiệu rõ ràng nhất của một mối quan hệ toxic, bạn có thể tham khảo, cụ thể:

Luôn cảm thấy không được giúp đỡ

Các mối quan hệ lành mạnh được định nghĩa bởi sự tiến bộ chung, niềm vui của bạn là khi đối phương đạt được mục tiêu của mình. Ngược lại, khi mọi thành tựu trở thành một cuộc đua, mối quan hệ trở nên độc hại.

Dấu hiệu của người toxic trong tình yêu trở nên rõ ràng hơn khi mỗi ngày bên nhau không còn mang lại cảm giác tích cực, và nguồn động lực để đi xa hơn.

Trong mối quan hệ độc hại, bạn không cảm thấy được động viên hoặc hỗ trợ khi gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc. Thay vào đó, bạn luôn cảm thấy rằng nhu cầu, sở thích và thành công của mình không được coi trọng, rằng đối phương chỉ quan tâm đến những gì họ muốn.

Đặc biệt, bạn không được chấp nhận là chính mình, không còn cảm giác tự do để làm những điều mình yêu thích, mà phải tuân theo những yêu cầu, mong muốn của đối phương.

Giao tiếp thiếu tôn trọng với mọi người

Nếu bạn tự hỏi “mối quan hệ toxic là gì“, hãy chú ý đến cách người toxic thao túng tâm lý trong tình yêu giao tiếp với bạn và với người khác. Nếu trong cuộc trò chuyện, thiếu đi sự tôn trọng và thường có những lời nói mỉa mai, chỉ trích, và sau đó họ giải thích bằng cách nói rằng đó chỉ là trò đùa, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng của mối quan hệ độc hại.

Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác để nhận biết người toxic trong mối quan hệ, bao gồm:

  • La hét.
  • Chiến tranh lạnh.
  • Ném vỡ đồ vật xung quanh.
  • Sử dụng các ngôn từ gây tổn thương người khác.
  • Lắng nghe để phản hồi thay vì để thấu hiểu những điều bạn nói.
  • Sử dụng cơ thể để đe dọa hoặc cưỡng bức.

Mối quan hệ toxic là khi một người đang thao túng tâm lý của đối phương. Họ thường trách móc bạn khi có điều tiêu cực xảy ra và không bao giờ thừa nhận trách nhiệm thuộc về mình. Họ cũng có thể nói dối, làm cho bạn bối rối và nghi ngờ về logic của mình.

Bạn cũng có thể quan sát cách họ đối xử với người khác để nhận biết mối quan hệ toxic, đặc biệt là với những người họ không quen biết. Ví dụ, cách họ đối xử với nhân viên tại nhà hàng hoặc cách họ xử lý với những người lạ trong các tình huống hàng ngày.

Thường xuyên ghen tuông, đố kỵ

Ghen tuông là cảm xúc tự nhiên của con người. Tuy nhiên, khi sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng xuất hiện liên tục, nó có thể phá hoại mối quan hệ của bạn và tăng nguy cơ biến nó thành một mối quan hệ toxic.

Thường thì những người thể hiện hành vi ghen tuông hoặc đố kỵ với hạnh phúc của người khác là do họ cảm thấy tổn thương bên trong. Họ có thể đang chịu đựng nhiều nỗi sợ hãi và thiếu thốn tình yêu thương. Những tác động tâm lý này thường bắt nguồn từ các trải nghiệm khó khăn trong tuổi thơ hoặc từ những sự kiện quan trọng trong quá khứ.

moi-quan-he-doc-hai
Mối quan hệ độc hại

Thiếu kiểm soát

Khi đối tác có mong muốn kiểm soát một người khác trong một mối quan hệ, những hành vi này có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính, thời gian và các mối quan hệ khác của bạn.

Dưới đây là một số hành vi kiểm soát trong mối quan hệ toxic:

  • Đe dọa.
  • Tự cho rằng mình biết điều gì là đúng.
  • Cố gắng can thiệp vào tài chính của bạn.
  • Yêu cầu biết tất cả mọi thứ bạn làm và những người bạn đang kết nối với.
  • Cố tình ngăn cản bạn gặp gỡ những người thân yêu khác, thậm chí luôn theo sát khi bạn gặp gỡ mọi người.
  • Xâm phạm sự riêng tư bằng cách yêu cầu quyền truy cập vào các thiết bị cá nhân như điện thoại, email, Facebook, v.v.

Đối phương có thể luôn muốn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống theo cách của họ, thậm chí đòi hỏi bạn dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi cho họ. Hành vi này có thể gây ra sự cô lập, khiến bạn xa lánh bạn bè và gia đình.

Đồng thời, người toxic trong mối quan hệ thường tước đi quyền riêng tư và độc lập của bạn, khiến bạn không còn thời gian cho những hoạt động bạn yêu thích trước đây.

Đọc thêm: Tích Cực Độc Hại Là Gì Và Ảnh Hưởng Của Nó Trong Môi Trường Làm Việc

Hay nói dối

Lời nói dối dù là nhỏ nhặt, cũng sẽ gây mất lòng tin và uy tín theo thời gian. Khi đối phương thường xuyên nói dối, đó là dấu hiệu họ không tôn trọng bạn, mở ra cơ hội cho mối quan hệ trở nên toxic.

Mất cân bằng giữa cho và nhận

Lời nói dối, dù là nhỏ nhặt, cũng sẽ gây mất lòng tin và uy tín theo thời gian. Khi đối phương thường xuyên nói dối, đó là dấu hiệu họ không tôn trọng bạn, mở ra cơ hội cho mối quan hệ trở nên toxic.

Cảm thấy bản thân bị kiệt sức

Quan tâm đến đối phương là điều tốt, nhưng nếu bạn thường xuyên bỏ qua nhu cầu của bản thân để làm theo ý người kia, bạn cần suy nghĩ về việc đặt ra một số giới hạn.

Nếu họ không tôn trọng, chế nhạo hoặc cố gắng xâm phạm ranh giới của bạn, đó có thể là dấu hiệu mối quan hệ không lành mạnh. Một số dấu hiệu khác của mối quan hệ toxic bao gồm:

  • Bạn cần chủ động trong các mối quan hệ
  • Cuộc trò chuyện thường bị gián đoạn hoặc lảng tránh.
  • Khoảng cách thời gian giữa việc gửi tin nhắn và nhận phản hồi.
  • Đối phương luôn phàn nàn, gắt gỏng, tiêu cực và yêu cầu bạn thay đổi theo ý họ.
  • Sự không cân bằng trong việc chia sẻ trách nhiệm và công việc nhà trong mối quan hệ hoặc trong gia đình và cuộc sống của cả hai.

4 cách để thoát khỏi mối quan hệ toxic

Nếu bạn đang hoang mang chưa biết làm thế nào để thoát khỏi mối quan hệ toxic thì những chia sẻ sau đây của Glints, cụ thể:

Hiểu rõ vấn đề

Thông qua một mối quan hệ toxic, bạn có thể thấu hiểu và nhìn thấy sâu bên trong tâm hồn của chính mình.

Mối quan hệ độc hại không chỉ đơn giản là do hành động từ một phía của đối phương mà còn cần phải xem xét xem bản thân mình có thể có những hành vi độc hại, ảnh hưởng đến đối phương hay không; vì mối quan hệ có thể bắt nguồn từ cả hai phía.

Thay vì tự xem mình là nạn nhân, hãy đặt câu hỏi về nguyên nhân của vấn đề và kết quả hiện tại từ cả hai phía, kể cả phía bản thân mình. Việc nhận ra và chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân là bước quan trọng để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ.

Điều này cũng có thể thúc đẩy đối phương suy nghĩ về hành vi của chính họ. Đó là cơ hội để cả hai bên tự xem xét, và cùng nhau chấp nhận rằng cả hai đã gây tổn thương cho nhau để cùng nhau tìm cách vượt qua nó.

cach-thoat-moi-quan-he-doc-hai
Hiểu rõ vấn đề đang tồn tại trong mối quan hệ

Nắm rõ dấu hiệu và hành vi độc hại

Sau khi bạn nhận ra những dấu hiệu và hành vi độc hại được đề cập trước đó, điều quan trọng là học cách chấp nhận và cho phép bản thân thay đổi. Bạn cần đưa ra những quyết định tích cực hơn và mạnh mẽ hơn để cải thiện mối quan hệ.

Tự chịu trách nhiệm

Thông qua một mối quan hệ toxic, bạn có thể suy xét và nhìn thấy nội tâm của chính mình.

Mối quan hệ độc hại không hẳn chỉ do từ một phía mà bạn cũng cần xem liệu mình có những hành vi độc hại, ảnh hưởng người kia không.

Thay vì xem mình là nạn nhân, hãy xem xét nguyên nhân gây nên vấn đề và kết quả của ngày hôm nay từ bạn và người kia. Việc nhận ra hành vi của bản thân và chịu trách nhiệm là bước cần thiết để giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ.

Điều này cũng có thể khuyến khích người kia suy nghĩ về hành vi của chính họ. Đây là cơ hội để hai bên nhìn nhìn lại chính mình và cùng nhau chấp nhận rằng cả hai đều gây cho nhau những tổn thương để cùng nhau tìm cách vượt qua nó.

Có những cuộc trò chuyện lành mạnh

Khi bạn đã nhận ra vấn đề và quyết tâm giải quyết với đối phương, hãy trao đổi một cách rõ ràng và quyết đoán về các ranh giới của bản thân với họ.

Nếu họ không thay đổi hành vi của mình sau đó, bạn cần phải cân nhắc quyết định liệu điều này là điều bạn có thể tiếp tục chấp nhận hay không, hoặc liệu bạn cần phải chấm dứt mối quan hệ này. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể kiểm soát được hành vi và lựa chọn của chính mình trong mọi trường hợp.

Nếu bạn đã cố gắng tự giải quyết nhưng vẫn cảm thấy không bình an, tôi khuyên bạn nên tìm đến các chuyên gia chữa lành, nhà trị liệu tâm lý có uy tín hoặc các trung tâm đáng tin cậy để được tham vấn tâm lý và hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Họ có thể giúp bạn tìm ra các giải pháp thông minh và hiệu quả cho bản thân. Khi bạn đã có kế hoạch và công cụ phù hợp cùng kiến thức, bạn sẽ không còn gặp phải những vấn đề cũ gây tổn thương nữa.

Lời kết

Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ toxics là gì và biết cách đối diện với nó. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng nên yêu thương chính bản thân mình.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X