×

Bảng Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh

Ngày đăng: 19/07/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 13/03/2023

công việc của giám đốc kinh doanh

Chắc rằng bạn đã không còn xa lạ với thuật ngữ “giám đốc kinh doanh”. Nhưng bạn có thực sự hiểu giám đốc kinh doanh là gì? Chức danh này sẽ đảm nhận những công việc gì hay không? Nếu chưa thực sự hiểu rõ về công việc này thì hãy cùng Glints tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về khái niệm và mô tả công việc giám đốc kinh doanh nhé. 

Giám đốc kinh doanh là gì?

Trong tiếng Anh giám đốc kinh doanh có hai cách gọi là Sales Director hoặc CCO. Đây là một trong số những chức danh quan trọng trong doanh nghiệp và chỉ đứng sau vị trí giám đốc điều hành. Nếu CEO chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối các hoạt động của doanh nghiệp từ khâu quản trị nhân sự cho đến quản trị chiến lược, quản lý sản xuất, thì  CCO sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến quá trình quản lý hoạt động kinh doanh, cụ thể là các công việc liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. 

Các lĩnh vực công việc mà CCO sẽ chịu trách nhiệm như: hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý khâu sản xuất, quản lý thị trường bán hàng, quản lý khả năng tiêu thụ của sản phẩm, v.v. Hiện nay, vị trí giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp được nhiều trẻ ao ước và lấy đó là mục tiêu để phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

giám đốc kinh doanh là gì
Giám đốc kinh doanh là gì

Vai trò của giám đốc kinh doanh là gì?

Có thể nói sự thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc làm thế nào để tạo ra được doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, vai trò của các CCO trong doanh nghiệp rất quan trọng, cụ thể là phải đem đến giải pháp hiệu quả giúp thúc đẩy năng lực của đội ngũ bán hàng, từ đó giúp cho từng cá nhân trong đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Không chỉ dừng lại ở đó, cũng như một số các chức danh giám đốc khác, giám đốc kinh doanh còn là người duy trì và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời nắm vai trò là đầu mối thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp biết được khách hàng mong muốn điều gì để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý, tạo được lợi thế cạnh tranh, đồng thời xây dựng được đội ngũ bán hàng thân thiết giúp tăng lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp. 

Đọc thêm: C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Công Ty?

Mô tả công việc giám đốc kinh doanh

Để có thể đảm nhận được vị trí giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên phải là người có khả năng xử lý tốt khối lượng lớn công việc trong doanh nghiệp. Bởi nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh sẽ liên quan đến nhiều khía cạnh kinh doanh khác. Sau đây là mô tả công việc của giám đốc kinh doanh mà bạn cần nắm để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, cụ thể:

  • Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các thao tác liên quan đến việc thực hiện chính sách kinh doanh. 
  • Quản lý công tác tuyển dụng nhân viên mới cho lĩnh vực kinh doanh. .
  • Đào tạo nhân sự mới thuộc chuyên môn kinh doanh
    Có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực, trong nước và nước ngoài. 
  • Lập kế hoạch chi tiết về việc xây dựng chi nhánh bán lẻ ở nhiều khu vực khác nhau. 
  • Đánh giá thị trường thông qua các số liệu đã thu thập và phân tích. 
  • Quản lý từng khâu làm việc của bộ máy kinh doanh nhằm đạt chất lượng cao nhất.
  • Xem xét và phê duyệt các đề án kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng và hỗ trợ khách hàng theo sự phân công của cấp trên.
  • Theo từng tháng, từng quý giám đốc kinh doanh phải thực hiện tổ chức kế hoạch kinh doanh mới cho doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã đề ra. 
  • Đưa ra những ý kiến, giải pháp, kiến nghị cụ thể liên quan đến việc kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xử lý các khiếu nại liên quan đến vấn đề kinh doanh bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, v.v.
  • Phụ trách quản lý kinh doanh các nhóm nhỏ trong doanh nghiệp.
  • Phối hợp với các phòng ban liên quan để duy trì hiệu quả bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. 
  • Thống kê kết quả kinh doanh và chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Phối hợp với phòng marketing xây dựng hình ảnh cho thương hiệu của doanh nghiệp.  
  • Thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh, tiến hành phân tích, đánh giá để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Hỗ trợ các công việc liên quan đến CEO.

7 kỹ năng cần thiết của giám đốc kinh doanh 

Trong doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh là người đi đầu trong các hoạt động kinh doanh. Do đó, để hoàn thành tốt vai trò này, giám đốc kinh doanh cần phải có chuyên môn giỏi mới có thể lãnh đạo được nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vậy để trở thành một CCO cần phải có những kỹ năng gì? Dưới đây là 7 kỹ năng cần thiết của một giám đốc kinh doanh, cụ thể:

Kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp là kỹ năng cơ bản mà bất cứ vị trí công việc nào cũng cần phải có. Đặc biệt khi đó là giám đốc kinh doanh, kỹ năng này sẽ giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc truyền đạt ý kiến của mình với cấp dưới, hay báo cáo công việc với cấp trên của mình.

Người có kỹ năng giao tiếp cũng sẽ giúp cho việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác được tốt hơn. 

Kỹ năng lãnh đạo 

Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp cho CCO tổ chức, sắp xếp công việc cho nhân viên của mình sao cho hợp lý nhất, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh chung của cả doanh nghiệp. 

kỹ năng của giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành cần có khả năng lãnh đạo

Nhạy bén với số liệu 

Vì là giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp, do đó bạn phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều bảng số liệu khác nhau như: doanh thu, thống kê chi phí, bảng kê khai tài chính, v.v. Vì thế kỹ năng số học nhanh nhạy sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. 

Kỹ năng quản lý, giao việc

Giám đốc kinh doanh không phải là người thực thi công việc mà sẽ là người quản lý và phân chia công việc cho nhân viên của mình thực hiện.

Do đó, để giúp cho công việc của nhân viên đạt kết quả cao giám đốc kinh doanh cần phân chia thời gian hoàn thành KPI rõ ràng, hợp lý và giao cho đúng người, đúng việc. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Đây là kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công trong một tập thể hoặc một nhóm làm việc. Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những xung đột, xích mích xảy ra vì thế là người lãnh đạo giám đốc kinh doanh cần đưa ra giải pháp xử lý khéo léo và tối ưu nhất cho cả đôi bên. 

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng này đặc biệt cần thiết trong quá trình trao đổi và thảo luận giữa nhiều người, đặc biệt khi cần đàm phán về hợp đồng quan trọng liên quan đến việc mua bán, trao đổi sản phẩm/dịch vụ thì giám đốc kinh doanh sẽ là người đứng ra đàm phán với khách hàng, đối tác để có được phương án tối ưu nhất cho cả hai. 

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì CCO phải là người có tư duy và tầm nhìn tốt. Do đó, kỹ năng hoạch định chiến lược sẽ giúp cho giám đốc kinh doanh vẽ ra các định hướng cụ thể giúp cho doanh nghiệp pháp triển ổn định.

Nếu chiến lược không đem lại hiệu quả có thể làm chậm khả năng kinh doanh hoặc giảm điểm chứng khoán của doanh nghiệp. 

Lương của giám đốc kinh doanh có cao không?

Có thể nói giám đốc kinh doanh là một trong số những vị trí công việc có mức thu nhập cao. Theo thống kế của Glints mức lương của giám đốc kinh doanh trong năm vừa qua ở mức 69.300.0000 đồng/tháng, và dao động trong khoảng từ 26.300.000 – 112.500.000 đồng/tháng. Đây mới chỉ là mức lương cơ bản chưa tính thêm các khoản thưởng và phúc lợi khác mà giám đốc kinh doanh được nhận. 

Không dễ dàng để có thể trở thành một giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp, tuy nhiên vị trí này chính là thước đo giúp cho những ai biết cố gắng và có ý chí cầu tiến trong sự nghiệp. 

Đọc thêm: Sale admin là gì?

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến khái niệm và mô tả công việc giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp. Hy vọng Glints đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 13

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X