×

Manage Out Là Gì? Dấu Hiệu Công Ty Đang “Đuổi Khéo” Bạn

Ngày đăng: 20/01/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/01/2024

Manage out là gì? Đã khi nào bạn đối mặt với tình huống bị quản lý có những hành vi “đuổi khéo” bạn chưa? Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn một hành vi xấu tại môi trường công sở, gây khó dễ cho nhân viên khiến họ phải từ bỏ công việc của mình. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp đến bạn một số gợi ý giải quyết khi cảm thấy bản thân đang bị manage out.

1. Manage out là gì?

Manage out nghĩa là gì? Manage out có thể hiểu là một hành vi quản lý gây khó chịu cho nhân viên đến mức họ phải rời bỏ công việc của mình. 

Một số ví dụ điển hình của manage out có thể kể đến: bị loại khỏi các dự án hay cuộc họp quan trọng, các nhiệm vụ của nhân viên được điều chuyển cho người khác, v.v.

Đây là một định nghĩa khá tương đồng với “sa thải trong im lặng”, hay quiet firing.

manage out là gì
Dấu hiệu cho thấy bạn bị manage out là gì?

2. Dấu hiệu bạn đang bị manage out

Liệu bạn có đang đối mặt với manage out? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

2.1. Sếp soi mói, quản lý chặt hơn bình thường

Bỗng dưng nhà quản lý soi mói, và quản lý bạn theo phong cách quản lý vi mô thì có thể bạn đang đối mặt với tình huống bị manage out. Khi đó, mọi việc bạn làm đều bị kiểm soát quá mức, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc. 

Có thể nói đây cũng chính là dấu hiệu của micromanagement.

2.2. Khối lượng công việc giảm bớt

Khối lượng công việc bị cắt giảm đột ngột điều này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm của bạn tại công ty đang suy giảm. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị thay thế.

2.3. Bạn không được tham gia vào các cuộc họp quan trọng

Bạn không được tham gia vào các cuộc họp quan trọng của team, điều này có thể cùng với việc bạn bị cắt giảm nhiệm vụ hoặc thậm chí không được cho phép tham gia vào các dự án mới.

Điều này cho thấy, sự tồn tại của bạn trong team và công ty không còn mấy quan trọng và bạn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.

2.4. Nỗ lực của bạn không được công nhận

Bạn bị đối xử bất công tại nơi làm việc cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị manage out. Trong khi, người khác được ưu tiên và được công nhận đóng góp, còn bạn chỉ nhận được cái nhìn “lạnh nhạt”.

Các manager này biết rằng khi bạn không được công nhận, bạn sẽ tự giác rời bỏ công ty mà không cần họ phải nói ra.

2.5. Bạn dần bị cô lập

Việc bị manager cô lập, đối xử im lặng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị manage out. Trong khi, họ tương tác một cách bình thường với nhân viên khác, còn đối với bạn họ luôn làm ngơ và gạt bỏ ý kiến của bạn.

Điều này cho thấy, bạn không còn quan trọng với họ, và họ đang tìm cách để khiến bạn tự chán và tự rời bỏ công việc này.

làm gì khi bạn bị manage out
Vậy nên làm gì khi bạn bị manage out?

3. Làm gì khi bị manage out?

Nếu cảm thấy bị manage out, chúng ta nên làm gì? Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn. 

  • Đánh giá lại bản thân xem trong thời gian qua liệu bạn có làm điều gì khiến họ chưa hài lòng hay không. Chẳng hạn, việc bạn không được tham gia dự án mới có thể do kỹ năng và kiến thức của bạn chưa đủ để đảm nhiệm những nhiệm vụ này. Qua đó, bạn sẽ biết điểm mà mình cần thay đổi để sếp hài lòng hơn
  • Có một buổi trò chuyện trực tiếp với sếp để hai bên có thể hiểu rõ hơn về quan điểm, mong muốn và ý định của nhau. 
  • Tích cực trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Tìm kiếm các cơ hội việc làm mới khi “giọt nước tràn ly”. Khi họ cố tình ép bạn, việc rời bỏ môi trường làm toxic này là một lựa chọn phù hợp, bởi bạn xứng đáng có một nơi làm việc tốt hơn để phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Đọc thêm: Sa Thải Nhân Viên Như Thế Nào Là Đúng Luật?

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về hành vi manage out nơi công sở mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về manage out là gì, cũng như biết cách đối phó hiệu quả với tình huống này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X