×

M&A Là Gì? Học Được Gì Từ Những Thương Vụ M&A Nổi Tiếng

Ngày đăng: 04/04/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/04/2024

M&A là gì? Làm thế nào để tăng hiệu quả của chiến lược M&A? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. M&A là gì?

1.1. Thương vụ M&A là gì?

M&A là viết tắt của từ gì? M&A là viết tắt của Mergers (sáp nhập) và Acquisition (mua lại). Trong kinh doanh, M&A là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại của một công ty/tập đoàn với một công ty/tập đoàn khác, qua đó tạo ra một thực thể mới với quy mô lớn hơn và có tiềm năng mang đến lợi ích kinh tế tốt hơn cho các bên liên quan.

Mergers được hiểu là việc hai hay nhiều công ty riêng lẻ kết hợp với nhau để tạo ra một công ty mới nhưng được sở hữu/kiểm soát bởi công ty mua lại. Mục đích của việc này nhằm mở rộng quy mô, tăng sự cạnh tranh, tận dụng lợi ích kinh tế nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Có nhiều hình thức sáp nhập khác nhau, trong đó bao gồm: mergers ngang hàng, mergers dọc theo chuỗi cung ứng và mergers kết hợp khác.

Acquisititon đề cập đến việc một công ty mua lại một công ty khác, có thể mua lại hoàn toàn hoặc một phần cổ phần của công ty này. Mục đích của việc này có thể là giành quyền kiểm soát công ty, tận dụng tài sản của công ty được mua lại (kỹ thuật, công nghệ, thương hiệu, v.v.). Acquisitition giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, độ phủ sóng của thương hiệu, mở rộng thị trường hợp động và thúc đẩy tăng trưởng doanh số.

m&a là gì
M&A là gì? Đó là các thương vụ mua lại, sáp nhập của các công ty.

1.2. Phân loại

Một số hình thức M&A hiện nay có thể kể đến như:

  • M&A ngang hàng: Đề cập đến việc doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh/ngành hàng để tăng tính cạnh tranh trong ngành.
  • M&A dọc theo chuỗi cung ứng: Đề cập đến hoạt động mua lại hoặc sáp nhập các công ty hoạt động trong các mắt xích khác nhau của chuỗi cung ứng nhằm tạo ra hiệu quả về chi phí, tôi ưu lợi nhuận.
  • M&A chéo: Đề cập tới việc sáp nhập hoặc mua lại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực/ngành hàng khác nhau nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và đa dạng danh mục sản phẩm.
  • M&A tái cơ cấu: Đề cập tới việc mua lại hoặc sáp nhập các công ty đang gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính/hiệu quả hoạt động thấp nhằm tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • M&A thế chấp: Đề cập tới việc một doanh nghiệp hoặc một nhóm các nhà đầu tư sử dụng vốn vay để mua lại một công ty và sử dụng tài sản của công ty để thế chấp cho khoản vay.

Theo đó, mỗi hình thức M&A đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn phương thức cụ thể cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện.

2. Tại sao nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược M&A?

Ý nghĩa từ hoạt động M&A là gì? Trong phần dưới đây, Glints sẽ tổng hợp đến bạn những lợi ích từ hoạt động này mang lại:

  • Mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp
  • Tối ưu chi phí trong việc sản xuất và quá trình cung ứng sản phẩm đến khách hàng cuối cùng
  • Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới để gia tăng lợi nhuận
  • Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
  • Gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
  • Đa dạng danh mục sản phẩm/dịch vụ

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, việc sáp nhập và mua lại cũng tồn tại một só rủi ro nhất định như: khó khăn trong việc tái cấu trúc hoạt động, chi phí bỏ ra ban đầu quá cao, v.v. Do đó, doanh nghiệp trước khi thực hiện M&A cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể và kỹ lưỡng.

3. Quy trình thực hiện M&A

Quy trình M&A bao gồm 6 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu và chiến lược M&A.
  • Bước 2: Đánh giá sơ bộ các khía cạnh của doanh nghiệp mục tiêu như tài chính, các vấn đề pháp lý, tài sản, v.v.
  • Bước 3: Đánh giá chi tiết về tài chính, kế hoạch kinh doanh, cùng các khía cạnh quan trọng khác của công ty mục tiêu.
  • Bước 4: Xây dựng kế hoạch hợp nhất.
  • Bước 5: Thương lượng và ký kết thỏa thuận M&A.
  • Bước 6: Thực hiện hợp nhất và quản lý sau M&A.
chiến lựơc m&a là phương pháp tiếp cận phù hợp dành cho tất cả các doanh nghiệp?
Cách xây dựng thương vụ M&A là gì?

4. Cách tính M&A phổ biến

Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến lược sẽ có cách tính M&A phù hợp nhằm định giá và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Dưới đây là một vài cách tính M&A phổ biến:

  • Tính giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value, EV), bao gồm giá trị thị trrường của chủ sở hữu (equity) cộng khoản nợ và giá trị thị trường của quỹ tiền (cash) của doanh nghiệp.
  • Tính giá trị vốn chủ sở hữu (Equity Value).
  • Tính tỷ lệ đổi trao đổi (Exchange Ratio), được tính dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty.
  • Tính tỷ lệ P/E (Price-to-Earnings Ratio), được tính bằng việc chia giá trị thị trường của doanh nghiệp với lợi nhuận sau thuế trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Tính giá trị tài sản (Asset Value), được tính bằng việc cộng tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp.
  • Tính giá trị tiềm năng (Potential Value), được tính dựa trên các dự án, sản phẩm/dịch vụ tiềm năng của doanh nghiệp.

Vậy liệu có đúng rằng chiến lược M&A là phương pháp tiếp cận phù hợp dành cho tất cả các doanh nghiệp?

5. Bài học kinh nghiệm từ các thương vụ M&A đình đám

Một vài thương vụ M&A tại Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến:

  • ABN Amro sáp nhập với Barclays PLC trị giá 91 tỷ USD.
  • Unicredit SPA mua lại Societe Generale SA và Capitalia SpA.
  • Ngân hàng UFJ Holding sáp nhập với Mitsubishi Tokyo Financial group.
  • Sàn giao dịch New York NYSE mua Euronext với giá 14,3 tỷ USD.
  • Thương vụ sáp nhập của Volkswagen và Porsche.
  • Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson.
  • Thương vụ hợp tác thương hiệu giữa Apples Ipod và HP.
  • Thương vụ M&A của Diana và Unicharm.
  • Công ty TNHH The Sherpa (thuộc Masan Group) mua lại 85% Phúc Long.
  • SK Group đầu tư 410 triệu USD vào VinCommerce.

Trong phần dưới đây, Glints tổng hợp một vài bài học kinh nghiệm từ sự thành công của chiến lược M&A của Diana và Unicharm.

diana unicharm m&a
Diana trở thành một phần của Unicharm là một thương vụ nổi tiếng tại Việt Nam.

Theo đó, đối với bên đi mua/sáp nhập:

  • Cần có chiến lược và kế hoạch thực thi rõ ràng
  • Xác định rõ ràng mục tiêu của chiến lược
  • Xử lý hiệu quả các vấn đề hậu M&A
  • Thận trong trong việc đánh giá các khía cạnh của doanh nghiệp mục tiêu để có góc nhìn tổng thể, điểm mạnh và điểm yếu của nó
  • Không nên chỉ sử dụng một phương pháp định giá
  • Tìm hiểu kỹ càng về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mua lại
  • Tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng tại doanh nghiệp được mua lại/sáp nhập

Đối với công ty được mua lại/sáp nhập:

  • Tăng cường sức mạnh nội tại của mình, nhằm tính cạnh tranh và nâng cao giá trị của doanh nghiệp
  • Chủ động với M&A, đặc biệt với các thông tin về nhu cầu tiêu thụ, biến động của thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Đọc thêm: Bí Kíp “Giải Mã” Case Study Marketing Dành Cho Người Mới

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “M&A là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chiến lược kinh doanh đặc biệt này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X