×

Lowkey Là Gì? Cách Để Bạn “Ẩn” Nhưng Không “Chìm” Khi Đi Làm

Ngày đăng: 11/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 15/08/2023

Lowkey là gì? Đây chắc hẳn là một từ khoá bạn đã gặp không ít trên mạng xã hội. Nhưng bạn đã thật sự hiểu lowkey là người như thế nào và những điểm mạnh, điểm yếu của người lowkey chưa? Cùng Glints tìm hiểu ngay về định nghĩa này nhé.

1. Lowkey là gì?

“Lowkey” có nguồn gốc từ tiếng Anh Mỹ, với “key” để chỉ cường độ của màu sắc hoặc ánh sáng trong nghệ thuật thị giác. Trong ngữ cảnh này, “low-key” dùng để chỉ một cảnh hoặc hình ảnh có ánh sáng hoặc màu sắc dịu, không quá chói.

Người lowkey, hoặc low-profile, nghĩa là người sống ẩn dật, không phô trương, thường tránh trở thành trung tâm của sự chú ý. Nếu một người “lowkey trên mạng xã hội” là người ít khi cập nhật các trạng thái, hoạt động của mình cho bàn dân thiên hạ xem, thì người lowkey ở nơi công sở thường kiệm lời, chăm chỉ làm việc và ít khi giao tiếp với đồng nghiệp, những người xung quanh.

lowkey là gì
Người lowkey sống kín đáo, ít khoe khoang.

Lowkey và introvert tưởng chừng là hai từ đồng nghĩa, nhưng thực chất lại có sự khác biệt. Introvert là người hướng nội, thường dành thời gian riêng trong những suy nghĩ, tư duy cá nhân. Còn người lowkey chưa chắc đã hướng nội, nhưng họ chọn cách không công khai những kế hoạch, trạng thái cuộc sống của mình mà hoạt động một cách ẩn dật, kín đáo.

Mặt khác, ngược lại với low-key, high-key dùng để chỉ những người thể hiện cảm xúc một cách sôi nổi, mãnh liệt, thường không ngại cập nhật trạng thái và thể hiện bản thân một cách công khai.

2. Ai có xu hướng sống lowkey?

Lowkey là một phong cách sống. Ai cũng có thể là người lowkey, nhưng những đối tượng sau thường có xu hướng sống kín đáo hơn: 

  • Người hay ngại ngùng: những người ngại giao tiếp, nhút nhát, hay e thẹn thường có cách sống lowkey.
  • Người “mới”: những người là tân binh tại một số môi trường như trường lớp, nơi đi làm thường sẽ khá lowkey trong thời gian đầu khi họ chưa quen với môi trường mới.
  • Người không muốn bị soi xét: đa phần những người lowkey thường có tâm lý không thích cuộc sống hay thành tựu của mình bị soi mói hay đem ra bàn tán. Họ chọn sống đơn giản và tránh xa những rắc rối có thể đem lại nếu họ công khai các hoạt động của bản thân.

Đọc thêm: 4 Kiểu Người Hướng Nội: Bạn Thuộc Kiểu Nào?

3. Ví dụ về người lowkey

Một người low key thường thể hiện sự khiêm tốn, hướng nội và thích sự tinh tế hơn là phô trương. Họ chọn những cách kín đáo hơn để thể hiện bản thân hoặc tương tác với người khác. Lấy ví dụ một số người lowkey:

Một số nhân vật nổi tiếng như diễn viên Keanu Reeves hay tỷ phú Bill Gates thường được gọi là lowkey vì thái độ khiêm tốn và thích sự riêng tư của họ. Dù là người của công chúng, họ lại không mấy khi dùng mạng xã hội, ưu tiên chất lượng hơn phong cách, tập trung vào niềm đam mê và mục tiêu của họ hơn là tìm kiếm sự chú ý từ người khác. 

Một số ví dụ về người low key.

Ưu điểm khi sống lowkey là gì? Thay vì tìm kiếm lời khen hay sự công nhận của người khác, những người lowkey sẽ có sự tập trung cao độ hơn cho các mục tiêu của mình, cũng như giữ được chất lượng cao cho những mối quan hệ họ có.

Có rất nhiều rắc rối đến từ các hoạt động xã hội như đăng trạng thái, bàn tán trên mạng, đặc biệt là trong thế giới hiện đại khi công nghệ ngày càng trở nên tân tiến. Những người sống theo phong cách ẩn dật có thể tự động tránh khỏi những drama không đáng có, nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc của mình.

4. Bí kíp dành cho người lowkey khi đi làm 

Lowkey đại diện cho phong cách sống tránh va chạm và kín đáo. Nhưng trong bối cảnh đi làm, nếu như quá lặng im và chìm vào “cánh gà”, bạn sẽ khó có được sự phát triển hay thăng tiến xứng đáng với tài năng và công sức của bản thân. Đôi lúc bạn sẽ cần “to tiếng” và “khoe khoang” một chút để không bị người khác cướp công hay quên đi những cống hiến của bạn.

Hãy luôn khiêm tốn, nhưng cũng đừng quên:  

4.1. Tự nhận thức khả năng, thành tựu của mình

Bạn đã nghe câu “hoà nhập nhưng không hoà tan” chưa? Dù đó là một câu nói khá hài hước, nhưng ý nghĩa đằng sau nó thực chất sâu xa hơn vậy.

Không đòi hỏi sự chú ý không đồng nghĩa với việc bạn để những điểm mạnh và thành tích của mình trôi vào dĩ vãng. Bạn cần nhận thức được bạn giỏi làm việc gì, bạn có khả năng đạt thêm những thành tựu gì, bạn có hơn người khác ở điểm nào không.

Bạn không kiêu ngạo nhưng cũng đừng coi nhẹ những gì bạn sở hữu.

Đọc thêm: Thế Nào Là Tự Nhận Thức Bản Thân? Tầm Quan Trọng Và Cách Cải Thiện Self-Awareness

4.2. Chấp nhận lời khen 

Một số người lowkey thường cảm thấy ngại khi nhận được lời khen. Thế những, sống low-key không đồng nghĩa với sự tự ti. Do đó, bạn nên học cách tiếp nhận những lời khen và nhận xét tích cực.

4.3. Nhắc đến thành tựu của mình

Bạn không cần phải đợi người khác nhắc đến và khen ngợi thành tích của bạn. Trong công việc, việc nói về thành tích của bản thân là hoàn toàn chính đáng, đặc biệt là với cấp trên. Bạn hãy chớp lấy cơ hội và cho những người xung quanh biết bạn đã cống hiến như thế nào và mang lại kết quả ra sao. 

Đôi khi, bạn phải chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn để khẳng định vai trò của bạn với tập thể nhóm và công ty.

4.4. Không sợ sự chú ý

Đặc điểm chung của người low-key là họ thường biến mất khỏi đám đông và nhường chỗ cho những người cởi mở, phóng khoáng hơn. Trở thành người high-key sẽ đem lại một bất lợi là bạn dễ nhận sự chỉ trích và ý kiến tiêu cực.

Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố mà người lowkey nên học cách chấp nhận. Bởi vì từ những lần nhận ý kiến chỉ trích, bạn mới có thể nhận ra những điểm bạn cần cải thiện. Thay vì chìm vào bóng tối, sự hiện diện của bạn sẽ đem lại cho bạn cơ hội phát triển. Bạn sẽ phải đánh đổi, nhưng cái giá nhận lại chắc chắn sẽ rất giá trị.

Lời khuyên cho người low-key
Lời khuyên cho người sống low-key.

Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về định nghĩa lowkey là gì qua chia sẻ của Glints. Bạn có ý kiến thế nào về cách sống lowkey? Đừng ngại chia sẻ với Glints ở phần bình luận nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X