×

Rèn Luyện Nghệ Thuật Từ Chối: Từ Chối Cũng Là Một Kỹ Năng Cốt Yếu

Ngày đăng: 11/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 14/08/2023

Bạn muốn từ chối những lời đề nghị, hay nhờ vả của người khác nhưng lại sợ mất lòng? Bạn biết đấy, rất khó để chúng ta có thể làm hài lòng tất cả mọi người, do đó, bạn không cần phải áy náy hay khó xử khi từ chối một ai đó. Trong bài viết này, Glints sẽ bật mí cho bạn nghệ thuật từ chối khéo léo mà bạn không thể bỏ qua.

1. Tại sao chúng ta ngại từ chối?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm “Từ chối là gì?”. Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Khái niệm này được hiểu đơn giản là sự không đồng ý/chấp thuận trước những yêu cầu, đề nghị, hay lời nhờ vả từ ai đó. 

tâm lý ngại từ chối
Tại sao chúng ta thường có tâm lý ngại từ chối người khác?

Bạn có phải là một người dễ dàng đồng ý khi được bạn bè hay đồng nghiệp nhờ vả? Nếu có thì đâu là lý do khiến bạn ngại từ chối? 

Trên thực tế, không chỉ một mà có rất nhiều người cũng giống bạn. Lý do khiến mọi người ngại từ chối lời nhờ vả có thể kể đến như:

  • Tránh làm mất lòng cấp trên, bạn bè. 
  • Muốn nhận được sự công nhận của ai đó. 
  • Cả nể trước lời nhờ vả của người khác.
  • Không biết cách từ chối khéo léo.
  • Không muốn bị coi là ích kỷ, hay thiếu hòa đồng.

Đọc thêm: Người có chính kiến là gì? Dấu hiệu của người có chính kiến

2. Tại sao nên học kỹ năng từ chối trong giao tiếp?

Thật khó để có thể làm hài lòng tất cả mọi người hay đồng ý với bất kỳ lời nhờ vả nào từ người khác. Sức mạnh của sự từ chối rất lớn, dưới đây là những lý do bạn không nên trở thành một người ngại nói lời từ chối. 

2.1. Đặt ra giới hạn

Nếu như bạn đồng ý với bất kỳ lời đề nghị nào của người khác, ngay cả trong những trường hợp vô lý thì bạn đang tạo điều kiện cho những lần nhờ vả tiếp theo. Mặc dù, hoàn toàn có thể tự mình thực hiện được nhưng họ vẫn nhờ vả bạn, đơn giản vì bạn quá dễ dãi. 

Do đó, trong những trường hợp cần thiết bạn cần “say no” trước những đề nghị của người khác để họ thấy được rằng không phải việc gì cũng đem đi nhờ vả và hãy học cách tự đối mặt với nó. Đồng thời, vẫn tạo ra tín hiệu rằng bạn vẫn sẽ giúp đỡ họ nhưng trong những trường hợp thật sự cần thiết. 

2.2. Dành thời gian cho bản thân

Thay vì cứ dành thời gian của mình để làm hộ người khác, bạn hãy dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi. Đặc biệt, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu sức khỏe đang bị giảm sút.

kỹ năng từ chối trong giao tiếp
Nghệ thuật từ chối: Bạn nên biết nói không khi cần thiết.

2.3. Tự tin hơn

Khi bạn có thể “say no” với lời đề nghị của người khác, bạn có thể cảm thấy bản thân tự tin hơn, và kiểm soát được cuộc sống của mình. 

Không ít trường hợp, con người đồng ý lời nhờ vả của người khác để mong nhận được sự công nhận về năng lực. Tuy nhiên, thay vì trở thành công cụ cho người khác, bạn có thể tự chứng minh năng lực qua kết quả lao động của bản thân.

Đọc thêm: Làm Sao Để Tự Tin Hơn? 8 Bước Giúp Bạn Ngẩng Cao Đầu Tự Tin Về Bản Thân

3. Cách rèn luyện nghệ thuật từ chối khéo léo

Bạn đã biết cách nói lời từ chối sao cho khéo léo chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua cách luyện tập nghệ thuật từ chối thông minh dưới đây.

3.1. Nhận biết dấu hiệu bạn nên từ chối

Trước hết, bạn cần xác định những dấu hiệu nên “say no”. Dưới đây là danh sách những trường hợp bạn nên từ chối khi nhận được lời nhờ vả. 

  • Được nhờ vả những việc khác với lĩnh vực mà bạn đang làm: Bởi, nếu bạn nhận lời, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu, và hiệu quả công việc không chắc chắn sẽ cao. 
  • Lý do nhờ vả không chính đáng: Chẳng hạn như đồng nghiệp nhờ bạn làm nốt công việc vì họ có hẹn với bạn bè hay về để đi tập thể dục, v.v.
  • Lời nhờ vả xảy ra liên tục với nhiều lý do khác nhau hoặc cũng có thể là cùng một lý do: Bạn có thể giúp họ một lần nhưng không có nghĩa là lần nào họ nhờ bạn cũng phải làm cho họ. Thay vào đó, bạn cần cho họ thấy vấn đề của mình và cần tìm cách giải quyết thích hợp.
  • Những việc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.
  • Khi bản thân bạn thực sự không muốn thực hiện nó. Khi bạn cảm thấy khó chịu khi phải đồng ý, thì tốt nhất hãy cố gắng từ chối.

3.2. Để đối phương hiểu rõ hoàn cảnh của bạn

Người nhờ vả luôn mong muốn nhận được sự giúp đỡ của bạn vô điều kiện. Tuy nhiên, bạn cần cho đối phương thấy rõ hoàn cảnh của mình. 

Nếu bạn bận, sức khỏe không cho phép, hay không đủ khả năng để làm thì hãy cứ nói rõ với họ để họ có thể hiểu về lý do từ chối. 

Đôi khi người đi nhờ vả không lường trước được những tình huống có thể xảy ra khi họ nhờ một ai đó thực hiện công việc thay cho mình. Khi đó, nếu bạn nhận lời làm hộ bạn cũng bị khó xử. Do đó, hãy chia sẻ thành thật ý kiến của mình với họ.

Cách từ chối khéo lời đề nghị
Người không biết từ chối sẽ gặp nhiều thiệt thòi.

3.3. Đưa ra phương án khác hợp lý hơn cho đôi bên

Khi từ chối lời đề nghị từ một ai đó, nếu có thể bạn hãy đưa cho họ một vài gợi ý hay phương án khác có thể giúp họ. Điều này vừa giúp bạn cảm thấy thoải mới hơn khi từ chối, vừa giúp đối phương giải quyết vấn đề của mình.

3.4. Đừng ngại nói thẳng

Trong nhiều trường hợp, lời “say no” thẳng thắn là cách làm tốt nhất để từ chối một ai đó. Bởi bạn càng chần chừ, bạn sẽ càng cảm thấy áp lực từ sự nhượng bộ và sẽ dần đồng ý với yêu cầu của họ.

Điều này có thể coi là một điểm yếu của bạn, để mọi người xung quanh tận dụng và nhờ vả bạn nhiều hơn, ngay cả những điều vô lý.

3.5. Thái độ lịch sự, chân thành

Trong những lần đầu tiên lời từ chối có thể khiến bạn cảm thấy áy náy. Nhưng theo thời gian, cảm giác này sẽ không còn nữa. Dù sao thì bạn từ chối họ trong trường hợp hoàn toàn chính đáng và hợp lý. 

Khi từ chối lời đề nghị của ai đó, bạn hãy giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt hơn.

Đọc thêm: Văn Hoá Ứng Xử Là Gì? Thế Nào Là Văn Hoá Ứng Xử Nơi Công Sở Phù Hợp

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về nghệ thuật từ chối khéo léo mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn biết cách từ chối khéo lời đề nghị của ai đó.

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia giao tiếp, hãy ghé thăm blog của Glints để đọc thêm các bài viết liên quan về nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X