×

Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc – “Multitasking” có tốt?

Ngày đăng: 17/10/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/04/2022

kỹ năng multitasking

Kỹ năng Multitasking, hay làm việc đa nhiệm, thường được coi là một chìa khóa thành công để đảm bảo năng suất làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có biết, rất hiếm người có khả năng làm nhiều việc cùng lúc mà không ảnh hưởng đến chất lượng công việc? 

Tuy nhiên

Não chúng ta không được cấu tạo để xử lý quá nhiều thông tin trong cùng một thời điểm.

Nếu bạn vẫn đang có ý định rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng lúc này, những lý do sau đây từ có thể sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Multitasking là gì?

Trong điện toán, đa nhiệm là việc thực thi đồng thời nhiều tác vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Wikipedia
khả năng làm nhiều việc một lúc
Multitaking là gì? © Freepik.com

Về sau thuật ngữ này còn được áp dụng cho con người, khi chúng ta làm 2 hoặc nhiều nhiệm vụ, hoạt động cùng lúc.

VD: Gọi điện thoại khi đang xem phim.

Tùy vào cách áp dụng mà việc đa nhiệm – làm nhiều việc cùng lúc có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực – tích cực khác nhau.

Cùng xem dưới đây nhé.

Mặt trái của Multitasking

Multitasking làm giảm hiệu quả công việc

Hãy cùng quan sát một chút. Trong khi đọc bài viết này, có phải bạn đang mở cùng lúc 4-5 tab khác nhau, vừa nhắn tin với bạn, vừa nghe nhạc hoặc xem phim không? Có thể bạn sẽ cho rằng mình đang “multitasking” và sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều.

Tương tự như khi đi làm, bạn đang cố gắng viết một email trong khi đang trò chuyện với một khách hàng qua điện thoại. Bạn nghĩ mình có thể tận dụng chút thời gian khi tay của mình đang rảnh rỗi.

Tuy nhiên bạn có nhận ra rằng khi đang tập trung nói chuyện, bạn sẽ không định hình được mình đang viết gì trong email. Và ngược lại, khi chú ý vào email đó, bạn sẽ không theo kịp những gì đối phương đang nói. 

đa nhiệm multitasking là gì
Làm nhiều việc cùng lúc có hiệu quả? © Freepik.com

Điều này xảy ra là bởi cả hai công việc này đều sử dụng một bán cầu não. Khi làm nhiều việc cùng lúc, não của bạn phải chuyển đổi liên tục giữa các nhiệm vụ với nhau, dẫn đến sự suy giảm hoạt động của não cho cả hai nhiệm vụ.

Nhiều cuộc nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng multitasking sẽ làm giảm 40% hiệu quả công việc. Bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn vào bất kì việc gì, và tất nhiên cũng sẽ dễ mắc sai sót hơn và tốn nhiều thời gian để sửa chữa.

Làm nhiều việc cùng lúc làm giảm khả năng tập trung

Khi có quá nhiều công việc cần phải xử lý trong một thời điểm, bạn sẽ không thể nào tập trung vào từng việc. Giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức và khả năng tập trung là cái giá phải trả cho việc bắt bộ não làm việc quá sức. 

Multitasking dễ khiến cho bạn bị phân tâm. Sự mất tập trung này có thể trở thành mãn tính. Các nhiệm vụ đơn giản hoặc nhỏ lẻ có thể sẽ không còn thu hút được sự tập trung từ người thực hiện. 

Bộ não buộc phải khởi động lại và tái tập trung khi chuyển đổi công việc

The Multitasking Generation

Thay vào đó, bạn sẽ có một thói quen cố hữu là nhìn hoặc tìm kiếm những công việc khác nữa. Từ đó, sự tập trung cho công việc nhỏ lẻ bên trên gần như là không còn.

Bộ não của con người, nhất là đối với những người trẻ tuổi, vẫn đang phát triển từng ngày. Làm nhiều việc cùng lúc sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu lâu dài và có khi là vĩnh viễn cho não bộ.

Đọc thêm: Cách Để Tập Trung Hiệu Quả

Multitask dễ gây căng thẳng

Não bộ con người được thiết kế để tập trung vào một việc trong một thời điểm. Multitasking là hành động khiến não bộ phải “nhảy số” và chuyển liên tục từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.

Có thể nói, toàn bộ nguồn lực của bộ não lúc đó đã sử dụng hết cho quá trình chuyển đổi này.

Multi tasker
© Freepik.com

Điều này tất nhiên sẽ khiến não bộ và tinh thần dễ trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn. Và với việc phải tốn nhiều thời gian hơn cho một công việc đơn lẻ, bạn cũng sẽ nhanh chóng gặp phải những áp lực về deadline khi đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ.

Làm nhiều việc cùng lúc và sau đó phát hiện chưa hoàn thành được công việc nào thì những lo âu, áp lực, rối trí và cả thất vọng là những cảm xúc không thể tránh khỏi.

Đọc thêm: Cách Đề Phòng Và Xử Lý Sai Sót Trong Công Việc

Multi tasker ít khả năng sáng tạo?

Sự sáng tạo cần chất xúc tác là sự tập trung cao độ để có thể tạo ra và nó dường như không thể đạt được nếu bạn áp dụng multitasking vào công việc của mình.

Multitasking là gì
© Freepik.com

Nếu cứ liên tiếp chuyển từ việc này sang việc khác, bạn sẽ không thật sự chú tâm vào bất kì công việc nào. Bộ não cũng sẽ bị đẩy đi làm hết việc này đến việc khác một cách vô thức. 

Điều này có thể tạo ra phản xạ tốt, nhưng đồng thời cũng khiến cho bạn quen với một lối mòn duy nhất và đánh mất khả năng sáng tạo. Tất cả những gì bạn quan tâm là làm nhiều việc càng nhanh càng tốt. Và tất nhiên, không còn chỗ cho những ý tưởng sáng tạo.

Paolo Cardini: Hãy quên multitasking, thử bắt đầu với monotasking

Làm sao để áp dụng kỹ năng Multitasking hiệu quả?

Vào năm 2010, một nghiên cứu khoa học cho thấy một phần trăm nhỏ dân số dường như có thể làm việc đa nhiệm tốt hơn nhiều so với những người khác, và những người này sau đó được gọi là “Super-Multitaskers“. Những người này có thể làm việc đa nhiệm mà không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất.

Các thế hệ trẻ (Gen Y, Gen Z) có khả năng đa nhiệm cao hơn các thế hệ trước đó.

Tuy nhiên, đa số các nghiên cứ đều chỉ ra: Thực tế rằng đa nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào làm giảm năng suất hoặc tăng tỷ lệ lỗi.

Việc vừa nói chuyện vừa trả lời email chẳng khác nào đang lái xe mà nghe điện thoại vậy. Vừa dễ sai sót vừa nguy hiểm, và chắc chắn là không nên chút nào.

tập trung vào công việc
© Freepik.com

Trong thời đại mà thời gian có vẻ ngắn lại và khối lượng công việc ngày càng nhiều, hãy chọn cho mình cách làm việc thông minh, thay vì tự ép buộc bản thân phải “multitasking”. Dưới đây là một sốt tips để bạn có thể Multitask tốt hơn:

  • Đặt mục tiêu phù hợp, thực tế

Cách đơn giản nhất để thay đổi là lên kế hoạch và danh sách những công việc cần làm, sau đó thực hiện lần lượt từng việc một. Đừng quên sắp xếp thứ tự ưu tiên và xem việc nào nên làm trước và việc nào có thể làm sau. 

Bằng cách này, bạn sẽ biết mình cần làm những gì và có bao nhiêu thời gian cho từng đầu việc đó. Cuối cùng, việc còn lại chỉ là tập trung cao độ để hoàn thành chúng mà thôi.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 12

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X