×

7 Suy Nghĩ Sai Lầm Có Thể Bạn Đang Mắc Phải Khi Làm Việc Cho Công Ty Khởi Nghiệp

Ngày đăng: 21/10/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/10/2022

Làm việc cho công ty khởi nghiệp khó hơn làm việc cho các công ty đã có thâm niên là một nhận định phổ biến từ những người đã từng trải qua nhiều loại hình công ty chia sẻ. 

Môi trường khởi nghiệp mang lại cho bạn những luồng gió mới, những người trẻ có tư duy đồng nhất và cảm giác thoải mái. Nhưng đâu đó, trong công việc, bạn sẽ phải đối đầu với những thử thách và trách nhiệm rất khác biệt để có thể thành công.

Hãy đảm bảo bạn đã biết những điều sau đây, để tránh mắc phải những cú “shock” văn hóa khi làm việc cho công ty khởi nghiệp nhé!

1. Để ngân sách nhỏ kìm hãm bạn 

Tình trạng chung khi làm việc cho công ty khởi nghiệp đó là bạn có một ý tưởng tuyệt vời, nhưng đành gạt nó sang một bên vì không có đủ ngân sách để thực hiện. Đây là vấn đề rất thường gặp khi làm việc cho công ty khởi nghiệp có vốn điều lệ thấp.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu những ý tưởng của bạn không được triển khai chỉ vì ngân sách có hạn. Thay vì từ bỏ và chờ đợi tới khi nào có thêm ngân sách, hãy nghĩ đến những phương pháp khác để thực hiện ý tưởng. 

làm việc cho công ty khởi nghiệp
© Freepik.com

Bạn có thể liệt kê những tài nguyên mà bạn cần để đưa ý tưởng đó đi vào thực tiễn. Và với mỗi một tài nguyên không thể đáp ứng, hãy cố gắng tìm một phương án thay thế miễn phí hoặc trong tầm chi trả của công ty.

Bạn cũng có thể thực hiện những ý tưởng của mình với một quy mô nhỏ hơn. Khi chúng đem lại những hiệu quả nhất định, đó sẽ là cơ sở để bạn thuyết phục ban lãnh đạo về một sự đầu tư lớn hơn trong tương lai.

2. Chờ đợi được giao việc tận tay

Bạn đang tạo dựng một nền móng vững chắc cho sự nghiệp của mình, các startup cũng tương tự như vậy. Mọi thứ trong một công ty khởi nghiệp đều còn rất mới mẻ mà chính bạn có thể là người giúp khai phá và phát triển thêm.

Vì vậy, khi làm việc cho công ty khởi nghiệp, đừng mong đợi mọi thứ sẽ được vạch sẵn ra một cách rõ ràng cho bạn. Đôi khi bạn còn phải là người đi tiên phong để tạo nên những “lần đầu tiên”.

Bạn sẽ được đòi hỏi phải sáng tạo và chủ động hơn trong công việc của mình.

3. Để mô tả công việc giới hạn phạm vi công việc của bạn

Mô tả công việc có thể chỉ là một hướng dẫn chung thể hiện phần công việc mà bạn cần quan tâm và ưu tiên nhất. Tuy nhiên, phạm vi công việc mà họ cần bạn thực hiện có thể rộng hơn rất nhiều.

công việc tại startup
© Freepik.com

Đừng quá ngạc nhiên khi làm việc cho công ty khởi nghiệp, bạn được tuyển cho vị trí A  nhưng sẽ phải đảm đương thêm các công việc B, C, D, E và F. 

Những lúc này, đừng ngần ngại với những trách nhiệm mới. Bằng cách này, cơ hội học hỏi và tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm là rất lớn, vượt xa những gì ban đầu bạn được thuê để làm.

4. Không thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời sống cá nhân

Việc đảm đương thêm nhiều công việc đôi khi khiến bạn phải hy sinh thời gian cá nhân của mình để hoàn thành. Bạn có thể sẽ phải làm việc cả cuối tuần và overtime thường xuyên khi làm việc cho công ty khởi nghiệp.

Tuy nhiên, làm việc quên ăn quên ngủ và không có ngày nghỉ không giúp bạn nhận được huy chương hay lương thưởng, trái lại còn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mình.

Vì vậy, hãy luôn dành ra thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng những ngày cuối tuần bằng cách thiết lập ranh giới cho mình.

Nếu công việc không thể hoàn thành trong thời gian cho phép, đã đến lúc bạn cần thêm sự trợ giúp từ người khác hoặc tuyển thêm người mới.

5. Thiếu sự linh hoạt

Bạn bắt tay vào một dự án. Và ngày tiếp theo nó bị hoãn lại, hoặc một chi tiết nào đó bị thay đổi khiến bạn phải tốn thêm thời gian để chỉnh sửa, thậm chí là bắt đầu lại từ đầu.

Điều này có thể sẽ khiến bạn không vui và cảm thấy lãng phí thời gian vì tất cả những gì làm trước đó chẳng còn tác dụng.

Tuy nhiên, hãy tập làm quen với nó. Việc có thể dễ dàng xoay sở và đối phó kịp thời với những thay đổi là một kỹ năng không phải ai cũng có thể làm tốt.

6. Không thường xuyên giao tiếp và cập nhật 

Với những công ty lớn có quy trình rõ ràng, những gì bạn làm có thể đã được cập nhật trên hệ thống.

Tuy nhiên, điều này không thường xuyên được áp dụng khi làm việc cho công ty khởi nghiệp. Mọi người tại đây chủ yếu cập nhật công việc của bạn thông qua việc trao đổi với chính bạn.

han che khi lam tai cong ty khoi nghiep
© Freepik.com

Đây cũng là một cách để tránh chuyện bị trùng lặp trong công việc. Vì vậy, đừng chỉ mải mê xử lý công việc mà quên đi trách nhiệm báo cáo hoặc cập nhật với sếp và các đồng nghiệp cùng làm. 

Bạn có thể trao đổi về dự án bạn đang làm và tiến độ của nó thông qua email, các tài liệu chung của đội nhóm hoặc giao tiếp trực tiếp trong các cuộc họp. 

7. Kỹ năng của bạn có thể mang lại rắc rối cho bạn

Những kỹ năng bạn không thành thạo hoặc chỉ biết một chút tốt nhất là nên được loại bỏ khỏi CV nếu bạn có dự định ứng tuyển và làm việc cho công ty khởi nghiệp.

Trong các startup, nguồn nhân lực có thể được tận dụng một cách tối đa. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng một vài thao tác cơ bản trên Photoshop và điền nó vào làm một kỹ năng trong CV. 

Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi công ty có một công việc cần thiết kế đồ họa và giao nó cho bạn chỉ vì họ nhìn thấy kỹ năng sử dụng Photoshop trong CV của bạn, trong khi bạn không có đủ khả năng hoàn thành?

Đọc thêm: Quy trình gọi vốn Startup

Điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện và đảm bảo chất lượng cho công việc đó. Vì vậy, hãy chắc chắn điền những kỹ năng bạn thật sự thành thạo khi ứng tuyển làm việc cho công ty khởi nghiệp nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X