×

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Ngày đăng: 10/12/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 15/02/2024

kinh-nghiem-phong-van-cho-sinh-vien-moi-ra-truong 1

Một trong những vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi ra trường là “Làm thế nào để tìm được một công việc phù hợp tại những doanh nghiệp uy tín?”. Để có được một môi trường làm việc tốt, một công việc ổn định điều đầu tiên bạn cần làm là phải nắm rõ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn. Vậy kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

1. Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên

Để có được một công việc tại doanh nghiệp mơ ước, bạn cần nắm rõ các kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên sau đây. Bởi nó chính là cơ hội giúp bạn bứt phá và được nhà tuyển dụng để mắt đến. 

1.2 Đưa ra những lý do cụ thể để thuyết phục nhà tuyển dụng

Một trong những câu hỏi mà nhiều ứng viên nhận được là “Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi?” hay “Vì sao bạn chọn công việc này?”. Mặc dù đây là những câu hỏi quen thuộc, tuy nhiên nhiều sinh viên mới ra trường vẫn loay hoay không biết làm thế nào để có câu trả lời trọn vẹn, giúp mình ghi điểm cao với nhà tuyển dụng.

kinh-nghiem-phong-van-cho-sinh-vien
Thuyết phục người phỏng vấn bằng những lý do thuyết phục

Thông thường đối với những loại câu hỏi này ứng viên thường trả lời rất đơn giản. Lý do họ đưa ra là vì học chuyên môn này trên ghế nhà trường, vô tình thấy thông tin tuyển dụng của chuyên nghiệp, vì cần việc để làm và cần tiền lương để tránh rả cuộc sống, v.v.

Đây đều là những câu trả lời mà chắc chắn các nhà tuyển dụng không muốn nghe. Mặc dù họ thông cảm cho sự non nớt của ứng viên, tuy nhiên đây không phải là nhân viên tiềm năng mà họ đang cần. Hơn nữa câu trả lời cũng cho thấy ứng viên không thực sự thiết tha và coi trọng cơ hội việc làm mà doanh nghiệp trao cho.

Ứng viên mà nhà tuyển dụng cần là người có năng lực, có thể mang lại những giải pháp tốt cho doanh nghiệp, có sự nhiệt huyết, niềm đam mê và quyết tâm cao đối với công việc mà họ thực hiện.

Vậy nên để trả lời tốt câu hỏi này ứng viên cần tìm thông tin chi tiết về doanh nghiệp, về vị trí công việc tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên cũng cần xác định được vị trí ứng tuyển có thực sự là điều mà mình mong muốn hay công ty có điều gì thú vị thu hút mình.

Nếu là một người không có quá nhiều kinh nghiệm thì cách tốt nhất là bạn phải tìm hiểu sâu thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn các ứng viên khác. Điều này thể hiện được sự quyết tâm cống hiến và khả năng mang lại giá trị cho doanh nghiệp đối với nhà tuyển dụng. Đồng thời qua đó cũng thể hiện bạn là người có nhận thức sâu sắc về bản thân và nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi.

Đọc thêm: Bỏ Túi Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

1.3 Tận dụng triệt để kinh nghiệm ít ỏi của bản thân 

Một số ứng viên Mặc dù đã có ít kinh nghiệm nhưng lại không biết cách làm thế nào để sử dụng nó khi trả lời phỏng vấn với nhà Tuyển dụng trong một số trường hợp thay vì bù đắp cho việc không có kinh nghiệm phỏng vấn thì họ lại tập trung vào việc chia sẻ các kinh nghiệm hay những kỹ năng không liên quan đến vị trí mà mình đang ứng tuyển.

Đây là một trong những sai lầm mà bạn cần tránh, hãy biết chắt lọc kinh nghiệm đắt giá của bản thân để trình bày với nhà tuyển dụng, qua đó nhấn mạnh kinh nghiệm mà mình có được đã giúp bạn trưởng thành như thế nào. Thậm chí cho dù kinh nghiệm bạn có được không liên quan thì bạn vẫn có thể thu hút được nhà tuyển dụng.

kinh-nghiem-phong-van-sinh-vien
Tận dụng kinh nghiệm sẵn có của bản thân

Đọc thêm: 7 Bước Chuẩn Bị Và 10 Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Bạn Cần Phải Biết

1.4 Thể hiện phong thái tự tin, chuyên nghiệp

Cho dù là một sinh viên mới ra trường bạn cũng không được phép ăn mặc xuề xòa, thiếu lịch sự. Cũng đừng vì thiếu kinh nghiệm mà tỏ ra rụt rè, run sợ hay lo lắng trong quá trình phỏng vấn.

Một trong những cách giúp bạn ghi điểm là hãy thể hiện bản thân rất nghiêm túc với buổi phỏng vấn, tôn trọng nhà tuyển dụng bằng cách chọn những bộ trang phục chỉn chu, gọn gàng phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.

Một điều quan trọng hơn cả là hãy đến với buổi phỏng vấn trong một phong thái chuyên nghiệp, thể hiện được lợi thế cạnh tranh của tuổi trẻ. Trong quá trình phỏng vấn hãy trả lời một cách điềm đạm, nên nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, đi đôi với đó là tinh thần học hỏi sẵn sàng chinh phục thử thách và dám đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn.

Việc đem đến một hình ảnh và tinh thần tích cực trong quá trình trả lời phỏng vấn, sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng.

1.5 Hỏi nhà tuyển dụng những thắc mắc đang gặp phải

Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn sinh viên mới ra trường là hỏi nhà tuyển dụng những vấn đề mà mình thắc mắc. Ngoài trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng, ứng viên cũng phải biết cách phản biện trong quá trình phỏng vấn, đừng im lặng, đừng thụ động và chỉ biết gật đầu. Hãy đưa ra những câu hỏi về những thắc mắc của bản thân cho nhà tuyển dụng trong những thời điểm phù hợp.

Việc đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn sáng tỏ những điều chưa rõ, hơn nữa các câu hỏi sẽ phản ánh bạn hiểu tới mức nào những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn. Điều này cũng chứng tỏ bạn đã chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, việc bạn tự tin và đưa ra những chứng kiến cùng với tâm thế sẵn sàng học hỏi, lĩnh hội những điều chưa biết là cách giúp bản thân ghi điểm hiệu quả với nhà tuyển dụng.

phong-van-sinh-vien
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đọc thêm: Những Câu Hỏi Nên Hỏi Nhà Tuyển Dụng Khi Phỏng Vấn

2. Một số câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

Để thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, ứng viên cần chuẩn bị và luyện tập kỷ luật các câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường được các doanh nghiệp áp dụng khi tuyển dụng nhân viên. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc cho sinh viên mới ra trường mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

2.1 Hãy giới thiệu về bản thân?

Đối với câu hỏi này, ứng viên nêu ngắn gọn các thông tin cơ bản về bản thân như trường, ngành học. Đồng thời đưa ra những ưu thế nổi bật như: kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách, v.v. 

2.2 Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Đối với điểm mạnh:

  • Nên chọn 2 – 3 điểm liên quan trực tiếp đến công việc của bản thân
  • Nêu các dẫn chứng cụ thể như: công việc làm thêm, hoạt động học tập, xã hội, v.v. 

Đối với điểm yếu: 

  • Chỉ nên nêu 1 – 2 điểm yếu của bản thân
  • Hãy thẳng thắn thừa nhận điều đó làm ảnh hưởng như thế nào đến công việc
  • Đưa ra đề xuất khắc phục và khẳng định xu hướng thay đổi trong tương lai.

2.3 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong từng giai đoạn là gì?

  • Đưa ra những mục tiêu ngắn hạn trong công việc (từ 1 – 3 năm) liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển
  • Mở rộng ra mục tiêu dài hạn của bản thân trong vòng 3 – 5 năm tiếp theo, cần đưa ra những mục tiêu phù hợp với thực tế và năng lực của bản thân.
  • Nhấn mạnh tinh thần học hỏi, tích lũy kỹ năng, kiến thức để giúp bản thân phát triển hơn trong công việc.  

2.4 Tại sao bạn chọn công ty để ứng tuyển?

Cần nêu được những điểm ấn tượng của công ty khi được nhà tuyển dụng hỏi câu này, cụ thể:

2.5 Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?

  • Cần tìm hiểu rõ về mức lương thị trường với vị trí bạn ứng tuyển
  • Đưa ra những đánh giá về năng lực, kinh nghiệm hiện tại của bản thân
  • Xác định mức lương phù hợp
  • Đừng đưa ra mức lương quá cụ thể, hãy đưa ra một khoảng lương mong muốn.

Thực tế, các nhà tuyển dụng có rất nhiều lý do để chọn ứng viên. Do đó, dù bản thân có là sinh viên mới ra trường thì việc thuyết phục nhà tuyển dụng khi trả lời phỏng vấn là yếu tố bắt buộc giúp bạn có được vị trí công việc mơ ước. 

Trên đây là những chia sẻ của Glints về kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm hành trang trên con đường chinh phục tương lai của chính mình. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X