×

Hãy Tích Lũy Kinh Nghiệm Làm Việc Từ Sớm, Ngay Khi Bạn Còn Là Sinh Viên

Ngày đăng: 13/03/2022 | 1 phản hồi

Ngày cập nhật: 15/02/2023

hãy tích lũy kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên

Bạn là sinh viên và vô cùng háo hức đến ngày nộp CV vào các tổ chức doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn cũng cảm thấy hồi hộp và áp lực vì chưa từng có kinh nghiệm tích lũy nào trong suốt 4 năm đại học.

Trên thực tế, những kinh nghiệm bạn có được từ thời sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình con đường sự nghiệp sau này của bạn. Với tinh thần tích cực học hỏi và cố gắng trau dồi, bạn sẽ sớm nhận lại thành quả xứng đáng, cũng như để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về sau.

Dưới đây là những hướng dẫn để giúp bạn tự tin tích lũy kinh nghiệm ngay từ thời sinh viên của mình. Đọc ngay cùng Glints nhé!

Kinh nghiệm làm việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc chính là toàn bộ những điều bạn gom góp và tích lũy có được trong quá trình thực hiện công việc đó. Công việc được giao sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, và kinh nghiệm ấy sẽ giúp bạn giải quyết công việc được giao một cách tốt hơn.

Có thể nói, kinh nghiệm làm việc là mối liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: Tư Duy, Công cụ và Vấn Đề.

  • Tư duy: Đây chính là khả năng phát triển về mặt nhận thức. Tư duy được hình thành và rèn giũa khi bạn cọ xát với cuộc sống, với công việc.
  • Công cụ: Thường được nói đến như những mô hình, khung làm việc, phần mềm,… bổ trợ công việc của bạn. Chúng giúp công việc của bạn được thao tác nhanh gọn và dễ dàng hơn.
  • Vấn đề: Đừng nghĩ vấn đề là rào cản, mà chính là tiền để để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm của mình. 

Đọc thêm: Bí Quyết Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV “Cực Chuẩn”

Tại sao bạn cần tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ thời sinh viên?

1. Chứng minh về nỗ lực và năng lực của bạn

Kinh nghiệm của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy nhiều hơn về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Thay vì chỉ liệt kê các kỹ năng trong CV, bạn có thể nêu chi tiết kinh nghiệm của mình trong suốt 4 năm đại học (trong học tập, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, khi thực tập,…) để cho thấy cách bạn đưa những kỹ năng của mình vào công việc, hoạt động đó như thế nào và làm tốt ra sao.

2. Thể hiện cam kết muốn cải thiện bản thân

Những tháng năm đại học sẽ ghi dấu quá trình phát triển của bạn cả về mặt nhận thức lẫn kỹ năng. Chính vì thế, bạn cần tích lũy kinh nghiệm trong từng hoạt động nhỏ nhất để thể hiện cam kết của chính mình trong việc cải thiện và phát triển bản thân.

tích lũy kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
© Pexels.com

Là một người cầu tiến, không ngừng học hỏi và luôn cố gắng tìm cách để bản thân tốt hơn mỗi ngày là những phẩm chất nền mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cần từ ứng viên đấy!

3. Chứng tỏ sự chuẩn bị của bạn dành cho công việc

Việc tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đại học cho thấy bạn hiểu công việc này đang đòi hỏi những năng lực và kỹ năng nào. 

Không những thế, kinh nghiệm của bạn còn chứng tỏ bạn đã làm việc rất chăm chỉ để thực hiện tốt chúng. Cuối cùng, nó cho thấy khát khao muốn có công việc và cách mà bạn đã thực hiện để nắm giữ nó trong tay.

4. Trở nên nổi bật so với các ứng cử viên khác

Sẽ có rất nhiều ứng viên cạnh tranh với bạn ở cùng vị trí đó. Song không phải ứng viên nào cũng đã tích lũy kinh nghiệm sẵn sàng từ thời đại học. 

Điều này sẽ giúp bạn trở thành một ngôi sao sáng, một ứng viên hết sức nổi bật để dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

5. Giúp bạn xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp

Tưởng chừng không liên quan, nhưng tích lũy kinh nghiệm thường đồng nghĩa với việc làm việc liên đới đến những ngành nghề mà bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này giúp bạn dễ dàng gặp gỡ và tương tác với các chuyên gia trong lĩnh vực ấy.

tích lũy kinh nghiệm là gì
© Pexels.com

Cũng có thể bạn sẽ gặp những người thực hiện quy trình tuyển dụng tại nơi làm việc đó. Chính những người đầy ắp kinh nghiệm này sẽ trao cho bạn cơ hội việc làm, đưa ra những lời khuyên tích cực để bạn trở thành ứng viên sáng giá giữa “rừng” ứng viên.

Đọc thêm: Các Công Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên

Cách tích lũy kinh nghiệm đi làm ngay khi còn là sinh viên

Tích lũy kinh nghiệm đi làm từ thời sinh viên mang đến những lợi ích không đếm xuể. Vậy làm thế nào để có thể tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt trong những tháng năm học đại học? Cùng Glints khám phá một số cách thức để tích lũy kinh nghiệm dễ dàng ngay từ khi còn là sinh viên nhé!

1. Không ngại thử nghiệm mới lạ

Ngay khi chân ướt chân ráo bước vào môi trường đại học, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng vì không biết mỗi bước đi của mình là đúng hay sai. Thật ra điều này hết sức bình thường khi bạn chưa có kinh nghiệm “chinh chiến”. Đừng vì điều này mà hóa rụt rè và không dám hành động dứt khoát.

Cứ mạnh dạn trải nghiệm những điều mới lạ trong môi trường đại học. Đây là cách tốt nhất để bạn biết được mỗi quyết định của mình đã hợp lý hay chưa. Sai và sửa sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm để từ đó cải thiện chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn.

Bên cạnh đó, thử nghiệm còn xúc tiến ý tưởng của bạn trở thành hiện thực; tạo điều kiện để bạn thể hiện năng lực và học hỏi từ những lần trải nghiệm thực tế.

2. Ghi nhận mọi phản hồi từ bạn bè, giảng viên

Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm trong môi trường đại học, bạn sẽ liên tục nhận được những phản hồi từ bạn bè, giảng viên. Đừng bảo thủ mà hãy mở lòng lắng nghe những lời nhận xét của họ. Ghi nhận tất cả để tự đánh giá và học hỏi từ đó. 

tich luy kinh nghiem lam viec
© Pexels.com

Khi lắng nghe tất cả ý kiến phản hồi, bạn sẽ biết được những ưu – khuyết điểm của mình. Đồng thời luyện tập kỹ năng điều khiển cảm xúc, hòa đồng với mọi người hơn khi làm việc nhóm. Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng hỗ trợ rất nhiều cho hành trình phát triển sự nghiệp tương lai của bạn.

3. Tự định hướng lĩnh vực phù hợp bạn muốn theo đuổi

Đừng đợi nước đến chân mới bắt đầu nhảy. Khi là sinh viên, bạn nên xác định hướng lĩnh vực mà bạn luôn mong muốn được bước vào. Không gì là chắc chắn cả, nhưng chính những định hướng sơ khởi của bạn sẽ phần nào giúp bạn “phá sương” để dễ dàng tiến tới trên con đường học tập và đi làm sắp tới.

Một lưu ý nhỏ là hãy có cho mình những định hướng dự trù. Nếu chẳng may bạn không thực hiện được kế hoạch A thì vẫn còn phương án phòng hờ. Đừng gom hết trứng vào một giỏ và đánh cược tương lai của bạn chỉ trong một lựa chọn nhé!

4. Lên kế hoạch phát triển sự nghiệp

Sau khi thiết lập định hướng và mục tiêu rõ ràng, việc tiếp theo bạn cần làm chính là vạch ra từng đường đi, nước bước cụ thể để đạt được điều mình mong ước.

Kế hoạch phát triển sự nghiệp không chỉ dành cho những người bắt đầu đi làm. Là sinh viên, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch phát triển sự nghiệp của bản thân sau 6 tháng, 1 năm, 3 năm và 5 năm. 

Các mốc thời gian cụ thể với những cột mốc bạn mong muốn trong sự nghiệp sẽ giúp bạn hình dung rõ mình cần làm gì để đạt được mục tiêu ấy.

5. Tham gia các công việc tình nguyện

Các công việc tình nguyện tuy không mang đến quá nhiều kỹ năng chuyên môn, nhưng lại giúp bạn tích lũy kinh nghiệm về mặt tư duy. Một trái tim bao dung, rộng mở và sẵn sàng giúp đỡ, đấu tranh vì những điều tốt đẹp sẽ là những nét tính cách được nhà tuyển dụng hết mực trân trọng. 

sinh vien moi ra truong tich luy kinh nghiem lam viec ntn
© Pexels.com

Tuy nhiên, hãy lựa chọn những công việc tình nguyện mà bản thân bạn thực sự muốn tham gia. Đừng vì những hào nhoáng mà đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của các hoạt động tình nguyện nhé!

6. Đăng ký các hoạt động ngoại khóa, CLB

Các hoạt động ngoại khóa hay các CLB/Đội/Nhóm tại trường đại học sẽ giúp bạn có kinh nghiệm cọ xát nhiều hơn đối với ngành nghề mình chọn. 

Ví dụ như khi bạn muốn trở thành Giáo viên Anh ngữ, việc tham gia vào CLB tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều về kỹ năng chuyên môn cũng như chuẩn bị những kỹ năng mềm cần thiết.

Bên cạnh đó, các tổ chức sinh viên như thế này cũng thường hoạt động dưới dạng một “doanh nghiệp thu nhỏ”. Bạn cũng có thể bước đầu tích lũy kinh nghiệm làm việc cơ bản tại đây, từ việc lên kế hoạch, tổ chức, các kỹ năng văn phòng, làm việc nhóm, lãnh đạo,…

Đọc thêm: Trước khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

7. Trải nghiệm công việc thực tế (thực tập, part-time, freelance)

Đừng nghĩ rằng chỉ sinh viên năm cuối mới thể đi thực tập tại các công ty. Ngay từ năm hai, năm ba khi bạn đã tiến bước vào các môn chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có thể đi thực tập rồi đấy. 

Nếu chưa muốn đi thực tập quá sớm, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm qua các công việc thời vụ (freelance) hay công việc bán thời gian (phục vụ, nhân viên,…) để tăng những kỹ năng mềm cần thiết. 

Việc tham gia vào các công việc kể trên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một người cầu tiến, không ngại khó ngại khổ dù thực hiện công việc nào. 

Đọc thêm: Cách Viết CV Dành Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

8. Tích lũy kinh nghiệm vượt ra ngoài bảng mô tả công việc

Khi có cơ hội đi làm ngay khi còn là sinh viên, hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để nâng cấp kỹ năng của mình nhé. Bắt đầu định hướng chuyên môn theo yêu cầu công việc sẵn có; sau đó, tìm cách tích lũy những kinh nghiệm liên quan để toàn diện bản thân hơn.

Bạn nên nhận thêm một số việc vượt ra khỏi phạm vi của mô tả công việc như: Sẵn lòng hỗ trợ người khác ở những vị trí khác; nắm bắt cơ hội hoàn thành những nhiệm vụ bên ngoài chuyên môn.

kinh nghiệm làm việc cho sinh viên
© Pexels.com

Bằng cách đó, bạn tạo cơ hội cho bản thân trải nghiệm những điều mới mẻ; làm giàu vốn kiến thức và nâng cấp kỹ năng hỗ trợ cho chuyên môn. Tuy nhiên, hãy lưu ý đánh giá khả năng trước khi nhận việc; để tránh trường hợp bạn không kiểm soát được tiến trình nhé.

9. Phát triển các dự án cá nhân

Các dự án cá nhân là những công việc bạn dành ra cho chính mình và vào thời gian của riêng bạn. Bắt đầu một dự án như thế có thể mang đến cho bạn cơ hội học hỏi các kỹ năng mới, tích lũy thêm kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế. 

Tạo trang web/tài khoản mạng xã hội cho dự án của bạn; hoặc chia sẻ chúng trên các diễn đàn trực tuyến sẽ có thể giúp bạn nhận được lời khuyên từ những người khác, học được cách cải thiện cả dự án và kỹ năng của bản thân mình hơn. 

10. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân sẽ giúp mọi người hiểu đúng về tính cách và những phẩm chất mà bạn mong muốn theo đuổi. Nó cũng sẽ giúp bạn dễ dàng được nhắc đến hơn cho các gói công việc phù hợp từ phía nhà tuyển dụng.

Song, hãy xây dựng thương hiệu cá nhân thực sự phù hợp với nét tính cách của bạn. Đừng gồng mình khoác một chiếc áo quá cỡ để rồi chính bạn cũng hoang mang với thương hiệu cá nhân của mìn nhé!

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Trên Mạng Xã Hội?

11. Mở rộng các mối quan hệ

Mở rộng mạng lưới mối quan hệ sẽ giúp bạn tăng cơ hội khi bước vào môi trường tuyển dụng. Những mối quan hệ tốt sẽ có thể giúp bạn có những lời khuyên về nghề, về kinh nghiệm làm việc bổ ích, những định hướng rõ ràng; từ đó, bạn có thể học hỏi và tích lũy thêm kiến thức cho riêng mình.

cach tich luy kinh nghiem khi con di hoc cho sinh vien
© Pexels.com

Không chỉ kết nối với những chuyên gia, những anh chị đã đi làm mà ta nên kết nối cả những người bạn bè. Biết đâu trong tương lai, họ chính là những người sẽ tuyển dụng ta thì sao?

12. Luôn tò mò, học hỏi

Niềm ham thích học hỏi và tò mò trong bất cứ công việc nào ngay từ thời sinh viên sẽ mài giũa tư duy của bạn đến khi bạn bước vào môi trường công sở. 

Đây là một phẩm chất rất đáng quý, bởi những người không ngừng học hỏi và tò mò với những điều mới lạ sẽ luôn có những phát kiến hay ho trong tương lai.

13. Cân bằng giữa học tập và công việc

Mục đích tối thượng của việc học đại học vẫn là đi học. Đừng quá chìm sâu vào công việc mà quên mất đi mục đích ban đầu của mình. 

Hãy học tập thật tốt, sau đó dành những khoảng thời gian rảnh để đi làm hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Bởi, những kiến thức được dạy trên giảng đường cũng chính là nguồn vốn tiềm tàng bạn có thể tích lũy và khai thác, làm “bàn đạp” phát triển cho kinh nghiệm làm việc và con đường sự nghiệp của chính mình mai sau.

Đọc thêm: So Sánh Thực Tập Và Thử Việc Có Gì Khác?

14. Tìm kiếm một mentor phù hợp

Người mentor là gì? Mentor hay cố vấn là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, là những người chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ với những người muốn học hỏi. Vì mối quan hệ cố vấn thường là mối quan hệ một đối một, họ có thể đưa ra lời khuyên và phản hồi mang tính cá nhân để đánh giá công việc của bạn.

sinh vien di lam tich luy kinh nghiem
© Pexels.com

Họ cũng có thể hướng dẫn bạn từng bước học các kỹ năng mới. Như một lợi ích bổ sung, người cố vấn cũng có thể giúp bạn liên hệ với những tổ chức đang tìm kiếm nhân viên mới, mở rộng mạng lưới của bạn.

Đọc thêm: 5 Lợi Ích Cho Sự Nghiệp Khi Có Một Career Mentor

15. Tham gia các workshop, khóa học kỹ năng

Tham gia các buổi workshop hay khóa học trong thời gian học đại học sẽ giúp bạn học tập và cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành; tích lũy thêm kinh nghiệm và nhiều kỹ năng mới có ích cho công việc sau này.

Nhiều hội thảo cho phép người tham dự thực hành các kỹ năng mới thông qua các tình huống mô phỏng bằng các công cụ thực tế được sử dụng trong công việc. 

Bên cạnh đó, các buổi workshop cũng mang đến cơ hội kết nối để bạn gặp gỡ các chuyên gia mà từ đó bạn có thể học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kiến thức chuyên môn cùng họ.

Đọc thêm: Nếu Bạn Chưa Có Kinh Nghiệm? Xem Cách Viết CV Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Lời kết

Một khi chuẩn bị sẵn sàng hết tất cả mọi thứ khi còn là sinh viên, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi bắt tay vào công việc đầu tiên của mình. Hãy cùng tích lũy kinh nghiệm quý báu nhất từ những ngày tháng đầu tiên của đại học bạn nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Tania Le, Tien Tran

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Một bình luận cho “Hãy Tích Lũy Kinh Nghiệm Làm Việc Từ Sớm, Ngay Khi Bạn Còn Là Sinh Viên”

  1. […] bao gồm các vị trí toàn thời gian, công việc bán thời gian, vai trò tạm thời, kinh nghiệm tích lũy từ thực tập. Thậm chí là công việc tình nguyện hay hoạt động ngoại khóa khác (đọc tiếp […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X