×

10+ Lời Khuyên Hữu Ích Cho Con Đường Phát Triển Sự Nghiệp

Ngày đăng: 03/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/01/2023

Lời Khuyên Hữu Ích Cho Con Đường Phát Triển Sự Nghiệp

Bạn có biết, để thành công thì nỗ lực thôi là chưa đủ? Chúng ta, những người trẻ thừa đam mê nhưng lại thiếu sự chín chắn, cần trang bị cho mình sức bền và quan trọng hơn là xác định được đâu là cách đi đúng đắn. Qua những lời khuyên dưới đây, Glints mong rằng các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về con đường phát triển sự nghiệp của mình!

Phát triển sự nghiệp bản thân là gì?

Phát triển sự nghiệp là quá trình tự tìm hiểu, khám phá và ra quyết định để cho con đường sự nghiệp của chính mình. 

Điều này đòi hỏi bạn phải định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp mình lựa chọn. Từ đó, xây dựng các phương án để phát triển bản thân trong sự nghiệp một cách phù hợp với tính cách, kỹ năng và sở thích cá nhân.

Phát triển sự nghiệp bản thân là gì?
© Pexels.com

Khi ai đó chú ý đến phát triển sự nghiệp của họ, họ sẽ xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trước. Sau đó làm việc chăm chỉ và cố gắng học hỏi, mài dũa để cải thiện kỹ năng của họ. 

Việc này cũng liên quan đến quá trình tìm hiểu về các vai trò và ngành nghề khác nhau để tìm ra sự phù hợp với khả năng của bản thân và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. 

Thậm chí, điều này cũng tương đồng với khả năng có thể thay đổi hoàn toàn sự nghiệp để bức phá theo một hướng đi khác, nếu bản thân bạn cảm thấy nó phù hợp hơn. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp của bạn

Quyết định phát triển sự nghiệp của một người có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, một số yếu tố có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp của bạn
© Pexels.com

Những ảnh hưởng này phải được xem xét và cân nhắc để bạn có thể định hướng cụ thể hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. Có thể kể đến như:

  • Đặc điểm cá nhân: Loại tính cách, sở thích, năng khiếu và các giá trị liên quan đến công việc tạo nên con người của tất cả chúng ta.
  • Nguồn tài chính: Bạn chắc chắn sẽ phải tốn kém một khoản đầu tư cá nhân khi theo đuổi bất kỳ con đường phát triển sự nghiệp. Do đó, nguồn tài chính ổn định hay không cũng sẽ ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quyết định của bạn.
  • Nghĩa vụ tài chính: Những nghĩa vụ tài chính khác như tiền thuê nhà, sinh hoạt phí hay học tập cũng có thể tác động lên quyết định thay đổi công việc của một người.
  • Tuổi tác: Tuổi tác, hoặc nhận thức của bạn về nó, cũng có thể cản trở quyết định đi tới việc phát triển sự nghiệp của chính bạn. Những nỗi lo lắng về tuổi tác, chẳng hạn như quá trẻ hoặc quá già, cũng có thể là lý do níu chân bạn theo đuổi một công việc cụ thể nào đó, cũng như mong ước thăng tiến hay thay đổi trong sự nghiệp.
  • Nghĩa vụ gia đình: Gánh nặng gia đình có thể phải khiến người ta tạm gác mất thời gian để tập trung phát triển sự nghiệp. Chỉ loay hoay xoay sở cơm áo gạo tiền khiến họ mất đi động lực để phát triển chính mình.

Những lời khuyên giúp bạn tự tin phát triển trên con đường sự nghiệp

Hiểu rõ bản thân cần gì

Một người có thể có nhiều hoài bão nhưng đứng trước quyết định phát triển sự nghiệp, bạn cần phải chọn một hướng đi chắc chắn nhất. 

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mông lung không biết mình đang làm gì, và sẽ phải làm gì để có thể bước tiếp trên con đường sự nghiệp, xây dựng Career path.

Hãy nhìn lại bản thân và tự hỏi mình cần gì? Khi đã nhận thức được mình là ai và mong muốn của bản thân mình, bạn sẽ được nạp thêm ý chí quyết tâm để đạt được mục tiêu đó.

Đọc thêm: Cách Khám Phá Khả Năng Của Bản Thân, Tự Tin Hơn Vào Chính Mình

Có kế hoạch dài hạn

Đừng chỉ bó buộc mình trong những bản kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tuần. Sự nghiệp là cả một hành trình dài, nếu bạn không xác định được đích đến thì chẳng khác nào một người đang đi lang thang trên sa mạc. 

Hãy lập kế hoạch dài hạn trong 1 năm, 5 năm, 10 năm tới và dựa vào đó để xây dựng lộ trình công việc và phát triển sự nghiệp bản thân.

Tất nhiên, kế hoạch cũng cần linh động và thực tế. Sẽ có những sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát. Lúc này, bạn cần có một cái nhìn thực tế và tìm ra những hướng đi phù hợp hơn.

Đọc thêm: Cách viết mục tiêu công việc trong CV

 Luôn tập trung hoàn thành tốt các công việc

Hãy chia mục tiêu phát triển sự nghiệp của bạn ra thành từng mục nhỏ và thực hiện từng bước. Thành công từng bước nhỏ sẽ giúp bước ngoặt lớn vững chãi hơn.

Luôn tập trung hoàn thành tốt các công việc
© Pexels.com

Ngoài ra, những công việc thuộc về trách nhiệm của bạn trong công ty cũng không được sao nhãng. Việc tập trung hoàn thành tốt công việc của mình sẽ giúp bạn gia tăng độ tín nhiệm của mọi người xung quanh dành cho bạn. Từ đó, nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến cũng tìm đến bạn.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Tập Trung Cao Độ Khi Có Quá Nhiều Công Việc Cần Giải Quyết?

Chấp nhận thử thách

Nếu bạn cứ làm mãi một công việc nhàm chán từ năm này qua năm khác mà không học được gì nhiều từ nó nữa, đó là lúc bạn đang “cần cù một cách ngu ngốc” rồi. 

Chúng ta thường ngại thử những điều mới, vì sợ rủi ro, sợ phải bắt đầu lại ở một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Nhưng mà, nếu cứ ở mãi trong vòng an toàn của mình thì bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tuyệt vời cho sự nghiệp phát triển sau này.

Chấp nhận thử thách để phát triển sự nghiệp
© Pexels.com

Hãy thử sức ở những công việc khó, tìm một môi trường làm việc nơi mình có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Hãy dũng cảm, chấp nhận thử thách, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng tiến xa của mình.

Nhận vai trò lãnh đạo

Sao phải ngần ngại khi nhận lấy trọng trách “thuyền trưởng” của một đội ngũ? Xung phong trở thành người dẫn đầu chính là cách thể hiện năng lực lãnh đạo của bạn với Sếp.

Kỹ năng lãnh đạo cũng chính là đòn bẩy đắc lực phục vụ cho cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc của bạn – đặc biệt đối với các vị trí quản lý cấp cao. 

Mở rộng các mối quan hệ 

Các mối quan hệ xã hội, công việc luôn tác động phần lớn với quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn có thể tự học kinh nghiệm, noi gương của những người thành công. 

Hoặc bạn cũng có thể tham khiến tư vấn từ các mối quan hệ xung quanh về mục tiêu, công việc đang hướng tới của chính mình.

Không chỉ thế, việc xây dựng những mối quan hệ dài lâu chất lượng cũng sẽ giúp bạn nhân đôi khả năng tìm kiếm những cơ hội làm việc và thăng tiến tốt nữa đấy.

Tìm người hướng dẫn

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để một mình chiến đấu phát triển sự nghiệp bản thân. Hãy dành thêm thời gian tham gia các khóa định hướng hoặc phát triển kỹ năng. 

Khi ở những môi trường phát triển, bạn có thể sẽ tìm được một người cố vấn tốt. Với bề dày kinh nghiệm trong nghề và tầm nhìn cao, họ sẽ định hướng giúp bạn cách phát triển nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với trình độ năng lực của bản thân mình.

Đọc thêm: 5 Lợi Ích Cho Sự Nghiệp Khi Có Một Career Mentor

Đừng đánh giá thấp bất kì kỹ năng nào

Càng trang bị cho mình nhiều kỹ năng, bạn sẽ càng dễ dàng đạt đến những điều mình mong muốn. Bạn không thể chỉ cầm mỗi cái bằng tốt nghiệp loại giỏi và mớ lý thuyết khô khan để phát triển sự nghiệp được.

Các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, xây dựng mối quan hệ,… không chỉ tốt cho môi trường làm việc mà còn cho cuộc sống thường ngày. Vì vậy, hãy luôn trau dồi và phát triển chúng mỗi ngày.

Đọc thêm: Những Câu Hỏi Về Kỹ Năng Mềm Kinh Điển Giúp Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Bạn Tại Buổi Phỏng Vấn

Tự tạo cơ hội thăng tiến cho mình

Thay vì đợi chờ cơ hội, bạn có thể đề xuất với cấp trên hoặc Sếp của mình về mong muốn thăng tiến của bản thân. 

Hãy tự xem xét, đánh giá kiến thức và kỹ năng của chính mình. Nếu bạn cảm thấy bản thân vẫn chưa đủ, hãy luôn tìm cách trau dồi thật hiệu quả để tiến độ phát triển sự nghiệp được đi theo đúng kế hoạch. 

Tự tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho mình
© Pexels.com

Ngoài ra, đừng quên duy trì thái độ làm việc tích cực. Hãy chứng tỏ rằng bạn xứng đáng để nhận được sự tín nhiệm từ những người quản lý tại công ty nhé!

Phát triển tư duy đa lĩnh vực

Để phát triển sự nghiệp tốt, bạn cần phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực liên quan. 

Không có công việc nào chỉ cần một chuyên môn, người phát triển sự nghiệp tốt luôn là những người “tinh thông” đa lĩnh vực để bổ trợ kiến thức lẫn nhau. 

Điều này càng quan trọng khi bạn đang hướng tới các vị trí cấp cao trong công việc của mình. Tư duy đa lĩnh vực giúp bạn xử lý và hợp tác công việc hiệu quả hơn. 

 Phát triển tư duy đa lĩnh vực
© Pexels.com

Từ đó, cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề trong công việc cũng sẽ được nâng cấp lên một tầm cao mới, chứng minh cho sự phù hợp năng lực của bạn ở một cơ hội thăng tiến cao hơn.

Học cách lắng nghe

Đồng ý là không ai muốn bị người khác phê bình, phán xét cả. Đa số chúng ta luôn cho rằng mình đúng và cảm thấy khó chịu khi bị bác bỏ ý kiến. Nhưng mà, nếu cứ mù quáng đâm đầu thì bạn sẽ phải trả giá bằng rất nhiều thời gian, tiền bạc. 

Nên nhớ là, không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công. Bạn có thể hạn chế những rủi ro bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước. Họ có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, vì vậy hãy lắng nghe tất cả những lời khuyên, góp ý của mọi người và tiếp nhận nó một cách tích cực nhất có thể.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Để nổi bật và trở thành một ứng viên cử sáng giá cho những vị trí mới, xây dựng thương hiệu cá nhân chính là chìa khóa giúp bạn trở nên nổi bật.

Bạn có thể lựa chọn định vị bản thân mình dưới hình ảnh của một chuyên gia trong lĩnh vực hoặc người có chuyên môn cao, thường chia sẻ kiến thức có giá trị và hữu ích cho cộng đồng – ngay cả trên mạng xã hội và cuộc sống thực tế.

Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công sẽ giúp bạn mở rộng các mối quan hệ làm ăn và hợp tác, cũng như tiếp xúc với những người “thầy” giỏi giúp bạn có định hướng phát triển rõ ràng hơn trong tương lai.

Ngoài ra, thương hiệu có nhân cũng khiến tiếng nói của bạn “có trọng lượng” hơn trong doanh nghiệp. Độ tin cậy và tín nhiệm cao từ một thương hiệu cá nhân tốt cũng sẽ mang lại cho bạn những cơ hội phát triển sự nghiệp bất ngờ.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Trên Mạng Xã Hội?

Yêu thương bản thân

Bạn có đang dành ra 8 tiếng mỗi ngày ở chỗ làm, cùng lúc tham gia 2-3 dự án bên ngoài và về nhà lại tiếp tục làm việc đến 2 giờ sáng?

Công việc là quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Phát triển sự nghiệp không có nghĩa là bỏ bê chính mình. Nếu bạn không có sức khỏe thì bạn không làm được gì cả, vì thế quan tâm chăm sóc cơ thể chính là nhiệm vụ hàng đầu. 

Hãy học cách cân bằng công việc – đời sống bằng cách nghỉ ngơi đúng lúc, tập thể dục hằng ngày và có chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy yêu thương bản thân nhiều hơn. 

Sự nghiệp là cả cuộc đời, nó đòi hỏi sức bền và nhiều yếu tố khác nữa. Bằng cách thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trên, Glints hy vọng các bạn sẽ có sự trang bị tốt hơn cho con đường sự nghiệp của mình.

Bài viết được đóng góp bởi Trang Hình

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.6 / 5. Lượt đánh giá: 13

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X