×

Hay Quên Là Bệnh Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia Giúp Cải Thiện Trí Nhớ

Ngày đăng: 01/12/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/12/2023

Hay quên là bệnh gì? Làm gì khi gặp phải tình trạng này? Hay quên là một căn bệnh thường bắt gặp ở những người lớn tuổi, nhưng hiện nay, nhiều người trẻ cũng đang gặp phải một số dấu hiệu của căn bệnh này. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh và vấn đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hay quên là bệnh gì?

Bệnh hay quên là tên gọi khác của bệnh đãng trí khi con người không thể nhớ lại một số điều trong quá khứ ở mức độ nhất định.

Hay quên là một dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất trong các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh. Bệnh đãng trí sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, khi con người già đi. 

Chứng hay quên trong tiếng Anh là gì? Theo đó, khái niệm này được gọi là “forgetfulness”. Bệnh đãng trí tiếng Anh được gọi là Dementia.

bệnh hay quên ở người trẻ tuổi
Tình trạng suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ.

2. Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

Người thường xuyên “Nhớ nhớ quên quên” có thể đang gặp phải một số vấn đề như:

  • Thiếu vitamin B12: Đây là một chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng duy trì của các dây thần kinh, do đó, khi vitamin này bị thiếu có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, còn khiến cơ thể hay bị mệt mỏi, kém ăn và sụt cân.
  • Suy thận: Theo quan điểm của y học Trung Quốc, khi thận khí không đủ thì động lực của khí yếu và máu không thể lên não. Khi não không được cung cấp đủ máu có thể xuất hiện các triệu chứng như hay quên, chóng mặt, thiếu minh mẫn.
  • Suy giáp: Các hormon tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát quá trình trao đổi chất. Khi đó, nếu nồng độ hormon suy giảm, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ cần nhiều thời gian hơn để cung cấp tới não, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con người.
  • Rối loạn đồng hồ sinh học: Sự thay đổi đồng hồ sinh học có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ. Nhiều người trẻ hiện nay có thói quen thức khuya, qua đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ suy giảm, mệt mỏi và thiếu minh mẫn vào ngày hôm sau. 
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có thể do thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Khi đó, lưu lượng máu qua cổ giảm, lượng máu cung cấp lên não không đủ, khiến con người gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, hay quên, và mất trí nhớ tạm thời.
  • Trầm cảm: Những người trầm cảm có nồng độ hormone serotonin và norepinephrine thấp, trong khi đó, đây là hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng để tăng sự tập trung và tỉnh táo của con người.

3. Vì sao người trẻ mắc phải chứng hay quên?

Bệnh hay quên là một phần bình thường của sự lão hóa và được thấy rõ hơn ở người lớn tuổi. Vì sao nhiều người trẻ hiện nay lại mắc chứng hay quên? 

Theo đó, căn bệnh này ở người trẻ là biểu hiện chung của việc rối loạn cảm xúc, lo âu, căng thẳng. Những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng mệt mỏi, lối sống thiếu khoa học (chẳng hạn như: ngủ không đủ giấc, sử dụng nhiều chất kích thích, v.v.) sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh hay quên. 

Bên cạnh đó, thói quen làm nhiều việc trong cùng một lúc khiến bộ não phải hoạt động và xử lý liên tục, dẫn đến nguy cơ suy giảm trí nhớ ngày càng tăng. 

Một số lý do khác ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ có thể kể đến như:

  • Thiếu oxy não
  • Mắc các bệnh lý thoái hóa thần kinh
  • Bệnh lý mạch máu não
  • Viêm nhiễm tại não, suy gan, suy thận, suy giáp, v.v.

Đọc thêm: Overthinking Là Gì? Làm Thế Nào Để Suy Nghĩ Tích Cực

4. Dấu hiệu thường gặp của người mắc bệnh hay quên

Dưới đây là một vài biểu hiện thường thấy ở người hay quên:

  • Suy giảm trí nhớ, hay quên
  • Gặp một vài khó khăn về ngôn ngữ và diễn đạt, như nói lắp, kể chuyện không có trình tự, thường xuyên hỏi những câu hỏi giống nhau, v.v.
  • Đi lại gặp khó khăn 
  • Khó duy trì sự tập trung 

Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh hay quên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5. Khi nào người trẻ nên đến gặp bác sĩ?

cách luyện trí nhớ cho người hay quên
Bệnh mất tập trung ở người lớn: dấu hiệu bạn cần gặp bác sĩ.

Theo bác sĩ BSCKII Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, “Khi bản thân hoặc người thân, bạn bè nhận ra sự suy giảm hẳn trí nhớ so với người cùng độ tuổi, trình độ văn hoá thì phải đi khám”.

Bên cạnh đó, nếu tiền sử gia đình có người mắc Alzheimer, hay các bệnh lý ở não cần được đánh giá chức năng nhận thức để xác định xem có bị suy giảm hay chưa. 

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải các dấu hiệu báo động như: không nhớ đường về nhà, bỏ bê việc chăm sóc bản thân, từ một người chỉn chu nay trở thành một người xuề xòa, liên tục đặt ra các câu hỏi giống nhau, khó diễn đạt ngôn ngữ hay gặp khó khăn trong giao tiếp.

6. Lời khuyên của bác sĩ giúp người trẻ cải thiện trí nhớ

Cần làm gì để cải thiện sức khỏe trí nhớ? Bác sĩ Quyên cho biết, “Trong trường hợp quên do thói quen, lối sống, nhiều nghiên cứu chứng minh giải pháp đi bộ nhanh, mỗi lần đi bộ 40 phút, tuần 3 lần, sẽ giúp cải thiện rõ rệt suy giảm nhận thức nhẹ”.

Một số cách luyện trí nhớ cho người hay quên có thể kể đến như:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích, v.v.
  • Tích cực tham gia các hoạt động và trò chơi rèn luyện trí nhớ, nhận thức như chơi cờ, học ngoại ngữ, học đạo cụ, v.v.
  • Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao
  • Sắp xếp công việc một cách khoa học và làm việc theo trình tự
  • Thực hành các bài tập cổ như: xoay, gập đầu cổ ra trước, sau và hai bên. Hoạt động này giúp khớp cổ trở nên linh hoạt, chống thoái hóa đốt sống cổ, dự phòng xơ cứng động mạch, và hạn chế tình trạng thiếu máu não.

Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về căn bệnh hay quên mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn xác định được hay quên là bệnh gì, cũng như cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích giúp cải thiện trí nhớ.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X