×

Director Là Gì? Hé Lộ Chân Dung Một Director Giỏi

Ngày đăng: 05/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/10/2023

Director là gì? Director đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Để trở thành một director giỏi cần đáp ứng những yêu cầu nào? Để hiểu hơn về vị trí này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Director là gì?

Vice Director nghĩa là gì? Director còn biết đến với chức danh giám đốc. Họ là người đứng đầu một doanh nghiệp, một bộ phận hay một chi nhánh.

Giám đốc có vai trò định hướng, giám sát, và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng. Một số chức danh giám đốc có thể kể đến như:

Sự khác biệt của CEO và Director là gì? Nếu CEO là người đứng đầu toàn doanh nghiệp, thì Director là người đứng đầu một bộ phận hoặc chi nhanh nhất định. Nhìn chung, director vẫn là vị trí đứng dưới CEO.

Đọc thêm: C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Doanh Nghiệp?

2. Director làm gì?

Vai trò của direct trong tổ chức rất quan trọng. Dưới đây là những nhiệm vụ mà một giám đốc đảm nhận. 

2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Đây là một trong những nhiệm vụ chính và quan trọng của director đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh rõ ràng giúp giám đốc có thể đưa ra các quyết định quan trọng như phát triển sản phẩm mới, đầu tư sản phẩm mới, v.v.

Đây cũng là căn cứ để đánh giá và giám sát mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời nhất.

2.2. Xây dựng và duy trì quan hệ với đối tác

Là người đại diện của doanh nghiệp làm việc với khách hàng, đối tác. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của director là xây dựng và quản lý mối quan hệ tích cực với các đối tác, qua đó đảm bảo tối ưu các lợi ích nhất mà doanh nghiệp nhận được.

director là gì
Sự khác biệt của CEO và Director là gì?

Nhiệm vụ xây dựng chiến lược quan hệ với đối tác, khách hàng bao gồm việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác phù hợp, đàm phán, thương lượng các điều khoản hợp tác có lợi cho tổ chức và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trước và sau khi hợp tác với đối tác. 

2.3. Đại diện tổ chức đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng

Director là người đại diện tổ chức tham gia đàm phán, thương lượng và ký kết các hợp đồng với các đối tác và khách hàng. Do đo, họ cần đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng tuân thủ các chính sách của doanh nghiệp, quy định của pháp luật, cũng như tối ưu lợi ích cho doanh nghiệp.

2.4. Hỗ trợ chiêu mộ và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng

Đây không phải là một nhiệm vụ trực tiếp của director. Tuy nhiên, director sẽ đưa ra những tiêu chí đánh giá nhân sự để bộ phận HR tuân theo và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.

Trong quá trình tuyển dụng, director cũng có thể tận dụng sức ảnh hưởng của mình để hỗ trợ bộ phận tuyển dụng thu hút nhân tài. 

3. Director giỏi cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Dưới đây là những kỹ năng và tố chất mà một director cần có, cùng Glints khám phá xem đó là gì nhé.

3.1. Khả năng lãnh đạo

Lãnh đạo là một kỹ năng không thể thiếu đối với các vị trí lãnh đạo, đặc biệt với vai trò giám đốc. Khả năng lãnh đạo bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như lãnh đạo đội nhóm, truyền động lực cho nhân viên, xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên, v.v, đảm bảo tất cả nhân sự cùng hoạt động để hướng đến một mục đích chung của tổ chức. 

3.2. Khả năng quản lý rủi ro

Quản trị rủi ro là một nhiệm vụ quan trọng mà director đảm nhiệm. Do đó, director cần phải có khả năng xác định những vấn đề có thể xảy ra và lập kế hoạch dự phòng để ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng.

3.3. Có tầm nhìn tốt

Director phải là người có tầm nhìn toàn diện. Bạn biết đấy, director là người lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho tổ chức, do đó, họ cần phải có một tầm nhìn dài hạn và tổng quan để đưa ra các chiến lược và quyết định có tính hiệu quả cao nhất.

3.4. Tư duy chiến lược

Director là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng của một tổ chức. Bởi vậy, tư duy và tầm nhìn chiến lược tốt sẽ giúp họ thực hiện trách nhiệm này một cách hiệu quả. 

Tư duy chiến lược đề cập đến việc suy nghĩ về các hành động và kết quả khác nhau từ mỗi hành động này nhằm đưa ra một quyết định phù hợp và hiệu quả nhất.

3.5. Quyết đoán

Director cần quyết đoán trong việc đưa ra quyết định của mình. Trong nhiều trường hợp, director sẽ phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng nhưng vẫn cần đảm bảo tính chính xác và dựa trên nguồn dữ liệu tin cậy, được phân tích kỹ càng. 

Directors nghĩa là gì?
Các tố chất và kỹ năng một director cần có.

3.6. Nhạy bén trong kinh doanh

Là một người lên chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, cũng như đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong kinh doanh khác, đòi hỏi director phải nhạy bén trong các tình huống kinh doanh.

Kết hợp với việc phân tích dữ liệu từ thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng để đưa ra những quyết định phù hợp và hiệu quả nhất nhằm tối ưu doanh thu cho doanh nghiệp.

3.7. Kiểm soát cảm xúc tốt

Kỹ năng kiểm soát, quản lý cảm xúc là một yêu cầu cần có với một director. Director là người đứng đầu tổ chức và có trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng của tổ chức trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp khả năng giữ bình tĩnh là một điều hết sức quan trọng.  

Bên cạnh đó, kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp director không bị chi phối, hay phân tâm bởi các yếu tố tiêu cực. Qua đó, giúp họ đưa ra những quyết định tỉnh táo và phù hợp nhất.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Board of Directors nghĩa là gì?

Board of directors (BOD) hay còn được hiểu là ban giám đốc, trong một số mô hình tổ chức doanh nghiệp được gọi là Hội đồng quản trị. 

Các thành viên trong BOD được các cổ đông bầu đại diện cho tổ chức, và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

BOD bao gồm các vị trí như: Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, các Giám đốc chức năng (C – Suite).

4.2. Operations Director là gì?

Operation director hay giám đốc vận hành là người có trách nhiệm quản lý, giám sát và đảm bảo các hoạt động hàng ngày của tổ chức diễn ra suôn sẻ và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. 

4.3. Managing Director là gì?

Managing director hay còn được gọi là giám đốc điều hành. Họ có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực.

CEO cũng được biết đến là giám đốc điều hành của một doanh nghiệp. Vậy MD khác với CEO như thế nào? Cùng Glints phân tích trong phần tiếp nhé.

4.4. Managing Director khác CEO như thế nào?

CEOManaging director
Vị trí trong cơ cấu tổ chứcĐứng sau BOD trong tổ chứcĐứng sau CEO trong tổ chức
Trách nhiệmĐưa ra định hướng và quản lý chiến lược kinh doanhĐiều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
Báo cáoChịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông về các quyết định liên đến chiến lược phát triển kinh doanhChịu trách nhiệm trước ban giám đốc/hội đồng quản trị về các hoạt động của doanh nghiệp
Ủy quyềnBáo cáo cho Hội đồng quản trịNhận lệnh và báo cáo cho CEO

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vai trò của MD và CEO có thể bị đảo ngược hoặc tổ chức cơ cấu trúc khác nhau. Do vậy, khó có thể xác định CEO hay MD có chức vụ cao hơn, mà phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức cụ thể của doanh nghiệp.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Director là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X