×

Đạo Đức Giả Là Gì? Cách Đối Phó Với Người Hai Mặt

Ngày đăng: 29/02/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 11/03/2024

Thói đạo đức giả là gì? Làm thế nào để phát hiện ra một người sống hai mặt, đạo đức giả? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về thói xấu này, cũng như biết cách đối phó với họ hiệu quả.

1. Đạo đức giả là gì? 

Đạo đức giả dùng để chỉ những kẻ sống hai mặt, trước mặt thì nói một kiểu sau lưng thì nói một người khác. Họ thường tạo ra cho mình một vẻ bề ngoài hoàn hảo, nhưng bên trong hay cách họ hành xử với mọi người thì hoàn toàn trái ngược.

Ví dụ về một người sống đạo đức giả có thể hiểu như, trước mặt thì nịnh bợ và nói những điều tốt, nhưng khi nói với một người khác thì họ thay đổi thái độ một cách hoàn toàn, nói xấu hoặc chê bai người mà họ vừa mới khen.

Trong tiếng Anh, người đạo đức giả là “hypocrite”.

2. Dấu hiệu của một người đạo đức giả là gì?

Trong phần này, mời bạn cùng Glints phác họa chi tiết hơn về một người sống hai mặt và đạo đức giả nhé.

  • Nói một đằng làm nẻo
  • Coi trọng những người có quyền lực và thiếu tôn trọng có quyền lực thấp hơn
  • Luôn tìm cách để trù dập, nói xấu và chỉ trích người khác để “tôn” bản thân mình lên
  • Sống ham lợi, chỉ giúp đỡ người khác khi họ mang lại lợi ích cho mình
  • Thích gây sự chú ý và trở thành trung tâm
  • Hay nói đạo lý nhưng không bao giờ làm theo những gì mình nói 
  • Hay hứa và luôn thất hứa
  • Thái độ có thể thay đổi hoàn toàn khi ở những môi trường khác nhau
đạo đức của một con người
Dấu hiệu của hypocrite là gì?

Đọc thêm: Cách rèn luyện đạo đức của một con người

3. Cách đối phó với người hai mặt

Đối phó với người hai mặt, đạo đức giả như thế nào? Cùng tham khảo một vài gợi ý dưới đây nhé.

  • Hạn chế tiếp xúc với họ,và không nên nói những bí mật của mình với họ bởi họ là một kẻ không đáng tin. 
  • Sống trung thực, thật thà và ngay thẳng. Bạn đừng để bản thân bị cuốn vào những câu chuyện của người khác. Hãy chia sẻ thẳng thắn quan điểm của mình với một người đang cố kéo bạn vào một cuộc bình phẩm hoặc nói xấu người này người kia rằng, việc này chẳng mang lại lợi ích gì đâu.
  • Thận trọng trước những lời nói và hành động của một người sống đạo đức giả. Bạn cần nhận thức đúng đắn về bản thân, để không bị lời nói của kẻ hai mặt làm lu mờ nhận thức về mình, và trở nên ảo tưởng về những điều họ nói. 

4. Cách để trở thành một người đáng tin cậy

Sống hai mặt với người khác thì cũng giống như bạn đang đùa giỡn chính mình và tự phá vỡ những mối quan hệ xung quanh. 

Người sống hai mặt thường khó nhận được sự tin tưởng của người khác, các mối quan hệ xã hội cũng vì thế mà dần thu hẹp lại. Bạn biết đấy, lòng tin giống như một tờ giấy, khi đã nhàu nát thì rất khó có thể phẳng phiu như ban đầu.

Vì vậy, hãy sống thật với chính mình và trở thành một người đáng tin cậy.

Làm thế nào để trở thành một người đáng tin cậy? Trước hết, bạn cần tin tưởng vào chính bản thân mình. 

Hãy sống chân thật, ngay thẳng, và tôn trọng người khác. Không làm những điều trái với lương tâm của chính mình. 

Để nhận được sự tin tưởng của người khác, bạn cần giữ được chữ tín của bản thân. Nếu bạn hứa làm điều gì đó, hãy cố gắng hiện thực nó, hoặc nếu bạn được chia sẻ một bí mật nào đó hãy giữ kín nó nhé. 

người đạo đức giả
Đừng biến thành một người đạo đức giả chỉ vì những thói quen xấu.

Đọc thêm: Cách Từ Bỏ Thói Quen Xấu Để Thành Công Hơn

5. Những câu nói hay về kẻ đạo đức giả

Một số câu nói về người sống đạo đức giả: 

  • Tin tưởng vào hành động của họ, không phải vào lời nói.
  • Người tốt thường không khéo miệng, kẻ dối trá thường biết kể điều hay.
  • Lớn rồi! Nhìn 1 phải thấu 10. Bởi vì bên trong một con người… không thân thiện như cái miệng của họ thể hiện.
  • Có những người cả đời chỉ cố gắng để sống trọn vai diễn của mình: lừa dối chính bản thân mình, lừa dối người khác và bị người khác lừa dối.
  • Nhân quả thường hay đến muộn. Kẻ gian dối có ngày sẽ gặp người dối gian.
  • Những người giả tạo luôn cố gắng hạ gục bạn.
  • Giàu chưa chắc đã sang, nghèo chưa chắc đã hèn. Tất cả còn tùy thuộc vào “nhân cách” con người.
  • Bề ngoài sang chảnh không giúp bạn trở nên giá trị hơn.
  • Ánh mắt và nụ cười là cửa sổ tâm hồn hay là tấm màn hoàn hảo cho độ sâu cay và thâm độc của lòng người.
  • Nửa cái bánh mì thì vẫn là cái bánh mì. Nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật.
  • Lời nói dối không có chân, nhưng tai tiếng thì có cánh.
  • Thứ quý giá nhất trên đời này là sự tin tưởng. Bạn có thể mất một khoảng thời gian dài để xây dựng nhưng có thể đánh mất nó trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi mà thôi.
  • Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu nhỡ không may, họ không tôn trọng bạn, thì hãy cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn bởi vì bạn chính là bạn chứ không phải là ai khác.
  • Kẻ thù nguy hiểm nhất chính là kẻ bên cạnh và sống hai mặt.
  • Người ta luôn cố gắng, sắp đặt mọi thứ để diễn tròn vai một vở kịch dối trá. Vậy nên tôi phải xuất sắc khi làm một khán giả có tâm.

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về thói đạo đức giả mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về một kẻ sống đạo đức giả là gì, cũng như biết cách đối phó với họ.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X