×

Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì? Các Chuẩn Mực Của Đạo Đức Kinh Doanh 

Ngày đăng: 23/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 14/12/2023

dao-duc-kinh-doanh-la-gi

 Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng, đối tác, nhân viên nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn như thế nào. Đạo đức kinh doanh không chỉ nằm trong phạm vi đúng sai mà còn là nền tảng để dung hòa các hành vi hợp pháp khác của tổ chức song song với việc duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy đạo đức kinh doanh là gì? Đạo đức kinh doanh có những chuẩn mực nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

1. Đạo đức kinh doanh là gì? 

Có thể hiểu một cách đơn giản, đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức tuân theo các nguyên tắc như công bằng, minh bạch, v.v. Mục đích chính của đạo đức kinh doanh là hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh các hành vi của chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. 

Đạo đức kinh doanh còn là cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, chính phủ, doanh nghiệp khác, với chính nhân viên và với dư luận tiêu cực. Đây không phải là một khái niệm mơ hồ mà là một phạm trù đạo đức được vận dụng và hoạt động kinh doanh, gắn với lợi ích và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. 

dao-duc-trong-kinh-doanh
Đạo đức trong kinh doanh

Đọc thêm: Đạo Đức Trong Marketing – Nguyên Tắc Cơ Bản Và Ví Dụ Thực Tế

2. Vai trò của đạo đức kinh doanh là gì?

Đối với một doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong môi trường kinh doanh hiện đại hiện nay. Đạo đức kinh doanh thể hiện sự đúng đắn, trung thực, có trách nhiệm với các bên liên quan kể cả khách hàng, đối tác, nhân viên, cộng đồng và môi trường, cụ thể:

  • Giúp điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Giúp kiểm soát hành vi doanh nghiệp, ngăn ngừa tổ chức làm việc trái với chuẩn mực đạo đức chung. 
  • Nâng cao giá trị thương hiệu: Tạo được sự tin tưởng với khách hàng, đối tác. Bởi thực tế khách hàng chỉ muốn tìm kiếm một đối tác tin cậy, uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài. 
  • Đem đến xác hội văn minh: Loại bỏ được các tệ nạn xã hội như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối nhân viên, v.v. 
  • Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc nhóm: Giúp nhân viên cởi mở và hòa nhập với nhau, nhờ đó năng suất công việc được cải thiện. Đồng thời giúp nhân viên tìm gia giá trị của mình trong tổ chức để có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp tránh bị phạt: Giúp doanh nghiệp tránh xác các hành vi vi phạm pháp luật, nhờ đó tránh được cáo trạng, hình phạt do pháp luật quy định.
  • Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình giá trị và nguyên tắc đạo đức trong doanh nghiệp, góp phần tạo nên một văn hóa mạnh mẽ, đáng tin cậy.

3. Ví dụ về đạo đức kinh doanh 

Dưới đây là ví dụ cụ thể về đạo đức kinh doanh của một công ty chế biến thực phẩm xanh A, bạn có thể tham khảo để biết được cách họ tuân thủ đạo đức kinh doanh như thế nào, cụ thể:

  • Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng: Công ty A cam kết đem đến cho khách hàng sản phẩm thực phẩm an toàn, đạt chuẩn quốc gia và tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty đảm bảo các sản phẩm họ sản xuất đều đạt chất lượng cao và không gây hại cho sức khỏe của khách hàng. 
  • Thân thiện với môi trường: Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên từ thiên nhiên và xem xét các tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường. Công ty A áp dụng phương pháp sản xuất và đóng gói bảo vệ môi trường, nhờ đó giảm được lượng chất thải và ô nhiễm. 
  • Trách nhiệm với cộng đồng: Luôn đóng góp tích cực vào các hoạt động của xã hội, hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ giáo dục và đảm bảo vệ sinh môi trường. Công ty A đặt yếu tố cộng đồng lên hàng đầu và xem đó là phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Đảm bảo công bằng: Công ty A luôn duy trì môi trường làm việc công bằng, minh bạch, tôn trọng quyền lợi của nhân viên. Công ty luôn cung cấp nhưng cơ hội tốt cho tất cả nhân viên, không có tình trạng phân biệt đối xử. 

4. Ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh là gì?

Ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh bao gồm các tiêu chí sau:

  • Sử dụng sức lao động của trẻ em: Sử dụng lao động trẻ em để giảm chi phí là một trong những hành vi vi phạm đạo đức đáng lên án, gây nên tổn hại nghiêm trọng về vật chất lẫn tinh thần, nghiêm trọng hơn là đánh đổi cả sinh mạng.
  • Ăn gian thời gian làm việc: Nhiều nhân viên lợi dụng thời gian của công ty để làm việc riêng như chơi game, sử dụng mạng xã hội, kéo dài thời gian nghỉ trưa, v.v. Đây là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
  • Môi trường làm việc cạnh tranh quá mức, thù địch: Môi trường làm việc cạnh tranh sẽ giúp năng suất và thành tích của từng nhân viên được cải thiện. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh quá mức hoặc không được lành mạnh sẽ khiến nhân viên bị áp lực, khiến họ có những hành động vi phạm đạo đức như: nịnh bợ, bè phái, phá hoại công việc của nhân viên khác, v.v.
  • Quảng cáo sản phẩm sai sự thật: Đưa ra những lời kẽ PR sản phẩm không đúng sự thật cũng là một hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. 

5. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là gì? 

Chuẩn mực đạo đức kinh doanh là tập hợp các quy tắc và tiêu chuẩn mà doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần tuân thủ để quá trình hoạt động đúng đắn, trung thực và có trách nhiệm. Dưới đây là các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, cụ thể:

  • Trung thực: Doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc trung thực trong mọi giao dịch và thông tin công bố.
  • Trách nhiệm xã hội: Cần đảm bảo rằng hoạt động của họ không gây hại đến môi trường, xã hội và cổ đông.
  • Tôn trọng quyền con người: Nên đối xử tôn trọng và công bằng với tất cả nhân viên và tránh bất kỳ hành vi kỳ thị hay lạm dụng.
  • Tuân thủ pháp luật: Phải tuân thủ tất cả các quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động của mình.
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Nên cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
  • Minh bạch và trung thực trong thông tin: Nên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và minh bạch đối với khách hàng, đối tác và cộng đồng.

6. Cách thực hiện các nguyên tắc đạo đức kinh doanh 

Các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây cùng là lời cảnh báo cho những doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh. Dưới đây là một số cách thực hiện nguyên tắc đạo đức kinh doanh mà bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp mình, cụ thể:

  • Doanh nghiệp cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, yêu cầu nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra. Nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp có trách nhiệm làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình. 
  • Đưa ra những hình phạt thích đáng cho những cá nhân vi phạm đạo đức, mục đích là để răn đe và ngăn ngừa các hành vi tương tự có thể xảy ra. 
  • Tăng cường công tác phổ biến, nâng cao khả năng nhận thức trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho cá nhân kinh doanh, khách hàng, v.v.
  • Khuyến khích doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện hình thức tôn vinh, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt các chuẩn bị đạo đức kinh doanh. 
  • Nâng cao vai trò của cơ quan, ban ngành có thẩm quyền kiểm soát, ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. 

Lời kết

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi đạo đức kinh doanh với lợi nhuận. Tuy nhiên, tính đến giá trị lâu dài thì đạo đức kinh doanh luôn là nền tảng để doanh nghiệp phát triển trường tồn. Do đó, bạn cần hiểu rõ đạo đức kinh doanh là gì để từ đó giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững theo hướng tích cực nhất. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X