×

Thẩm Phán Là Gì? Chi Tiết Lộ Trình Trở Thành Thẩm Phán

Ngày đăng: 05/04/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/04/2023

thẩm phán là gì

Thẩm phán là gì? Thẩm phán tiếng Anh là gì? Điều kiện để trở thành Thẩm phán? Lương Thẩm phán có cao không? Nếu bạn có mong muốn trở thành một Thẩm phán tài năng trong tương lai thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Glints.

Thẩm phán là gì?

Thẩm phán là chức danh xét xử chuyên nghiệp, và là người có trình độ chuyên môn cao nhất về pháp luật trong hội đồng xét xử. Thẩm phán là một công chức nhà nước.

hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Thẩm phán là gì?

Tại nước ta, Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đó bao gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện (gồm các Thẩm phán nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh)
  • Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Thẩm phán tiếng Anh được gọi là Judge.

Đọc thêm: Top 7 Các Công Ty Luật Hàng Đầu Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán

Thẩm phán là người có chức năng xét xử của tòa án, và xuất hiện trong tất các các hội đồng xét xử. Do đó, Thẩm phán được xem là sự hiện diện của nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử.

thẩm phán tiếng anh
Thẩm phán được bao gồm 4 ngạch chính

Thẩm phán được chia làm 4 ngạch bao gồm: 

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán cao cấp
  • Thẩm phán trung cấp
  • Thẩm phán sơ cấp

Do đó, nơi làm việc của từng ngạch Thẩm phán cũng sẽ khác nhau. Nhưng thời gian làm việc đều giống nhau theo nhiệm kỳ 5 năm cho lần đầu tiên và 10 năm cho nhiệm kỳ tiếp theo – điều này đã được thể hiện rõ trong Điều 66 và 74 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

Ngạch Thẩm phán/nơi làm việcTA nhân dân tối caoTA nhân dân cấp caoTA nhân dân cấp tỉnhTA nhân dân cấp huyệnTA quân sự trung ươngTA QS cấp quân khuTA QS cấp khu vực 
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caox
Thẩm phán cao cấpxx
Thẩm phán trung cấpxxxx
Thẩm phán sơ cấpxxxx

Điều kiện để trở thành Thẩm phán là gì?

Để trở thành Thẩm phán cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán bao gồm điều kiện chung và tiêu chuẩn riêng cho từng ngạch Thẩm phán.

Điều kiện chung

Điều kiện chung bao gồm các tiêu chí sau:

  • Nhân thân và đạo đức: là công dân Việt Nam; phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần bảo vệ công lý, sức khỏe tốt, liêm khiết và bản lĩnh chính trị vững vàng.
  • Trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn luật trở nên, có kinh nghiệm công tác pháp luật thực tế; có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử.

Tiêu chuẩn riêng đối với từng ngạch Thẩm phán:

Tiêu chuẩn riêng đối với từng ngạch Thẩm phán bao gồm:

  • Thẩm phán sơ cấp: Thâm niên công tác pháp luật tối thiểu 5 năm; sở hữu năng lực xét xử tốt; trúng tuyển vào kỳ thi chọn Thẩm phán sơ cấp.
  • Thẩm phán trung cấp: Thâm niên công tác Thẩm phán sơ cấp tối thiểu 5 năm, và pháp luật tối thiểu 13 năm; năng lực xét xử tốt, trúng tuyển vào kỳ thi chọn ngạch Thẩm phán trung cấp.
  • Thẩm phán cao cấp: Thâm niên công tác Thẩm phán trung cấp tối thiểu 5 năm, và pháp luật tối thiểu 18 năm; năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TA nhân dân các cấp và TA quân sự trung ương, trúng tuyển vào kỳ thi chọn ngạch Thẩm phán cao cấp.
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Thâm niên công tác Thẩm phán cao cấp tối thiểu 5 năm; năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TA nhân dân tối cao.

Nhìn chung, điều kiện để trở thành Thẩm phán liên quan nhiều đến trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trước đó. Nhưng điều kiện này không phải là tuyệt đối theo pháp luật hiện hành.

Đọc thêm: Cập Nhật Bảng Lương Kiểm Sát Viên Năm 2023

Lộ trình trở thành Thẩm phán

Sau khi đã tìm hiểu về điều kiện để trở thành một Thẩm phán, trong phần này Glints sẽ chia sẻ đến bạn lộ trình để trở thành Thẩm phán.

Giai đoạn 1 – Thi đỗ và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân chuyên ngành Luật tại các trường đại học. 

Bạn có thể tham khảo chuyên ngành Luật tại các trường đại học uy tín như: Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh; Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế  – Luật TP Hồ Chí Minh; v.v.

Đọc thêm: Học Luật Ra Làm Gì? Tất Tần Tật Về Ngành Học Đặc Thù Ở Việt Nam   

Giai đoạn 2 – Tham gia kỳ thi công chức ngành Tòa án

Bạn bắt buộc phải tham gia kỳ thi công chức ngành Tòa án để trở thành Thư ký Tòa án – đây là tiền đề để bạn trở thành Thẩm phán trong tương lai. Bạn có thể tham khảo các thông tin về kỳ thi trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

lương thẩm phán
Chi tiết lộ trình trở thành Thẩm phán trong tương lai

Giai đoạn 3 – Đi học nghiệp vụ Thư ký Tòa án

Đây là một điều kiện bắt buộc để trở thành Thư ký Tòa Án.

Giai đoạn 4 – Được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án

Sau khi kết thúc khóa học nghiệp vụ và đáp ứng các điều kiện trong Quyết định 1718/QĐ-TANDTC. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Giai đoạn 5 – Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử

Trong giai đoạn này, bạn cần cố gắng để được cử đi học các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử và trở thành một Đảng viên.

Giai đoạn 6 – Tham gia kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp 

Bạn cần cố gắng để vượt qua bài thi và trúng tuyển trong kỳ thi này. 

Giai đoạn 7 – Được bổ nhiệm thành Thẩm phán 

Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển chọn, Chánh án tòa án nhân tối cao sẽ ra quyết định bổ nhiệm chức danh Thẩm phán cho bạn. Lúc này, bạn đã chính thức trở thành Thẩm phán tại ngạch Thẩm phán sơ cấp.

Để tiếp tục phát triển lên các ngạch cao hơn, bạn cần tiếp tục nỗ lực công tác và vượt qua kỳ thi tuyển chọn của các ngạch khi đủ điều kiện tham gia.

Mức lương của Thẩm phán có cao không?

Mức lương của Thẩm phán bao nhiêu? Theo đó, lương Thẩm phán được tính theo công thức lương cơ sở x hệ số lương cụ thể theo từng cấp bậc và chức vụ.

Tiền lương của thẩm phán = lương cơ sở *hệ số lương

Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên đến 7/2023, lương cơ sở sẽ được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Mức lương của Thẩm phán Tòa án nhân tối cao được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn và nghiệp vụ trong ngành Tòa án và ngành Kiểm sát loại A3. Hệ số lương từ 6.20 – 8.00.

Mức lương của Thẩm phán Tòa án nhân cấp tỉnh được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn và nghiệp vụ trong ngành Tòa án và ngành Kiểm sát loại A2. Hệ số lương từ 4.40 – 6.78.

Mức lương của Thẩm phán Tòa án nhân cấp huyện được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn và nghiệp vụ trong ngành Tòa án và ngành Kiểm sát loại A1. Hệ số lương từ 2.34 – 4.98.

Đọc thêm: Bậc Lương Công Chức Mới Nhất, Áp Dụng Từ 01/07/2023

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về nghề “Thẩm phán là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn góc nhìn tổng quan về nghề nghiệp này, cũng như lộ trình để trở thành Thẩm phán trong tương lai.

Nếu bạn có thêm bất kỳ góp ý nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X