×

Chuyên Viên Kinh Doanh Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Kinh Doanh

Ngày đăng: 18/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

chuyên viên kinh doanh là gì

Bạn có niềm đam mê với kinh doanh, ham học hỏi và mong muốn được tiếp xúc với môi trường đầy thử thách? Chuyên viên kinh doanh chính là một công việc đáp ứng đủ các yếu tố trên, nó đòi hỏi bạn phải là cầu nối giữa khách hàng và công ty, nhằm tăng lợi nhuận cũng như doanh thu cho doanh nghiệp. 

Nếu bạn chưa biết chuyên viên kinh doanh là gì? Cùng Glints tìm hiểu thêm để có thể lựa chọn công việc cho mình phù hợp nhé!

Chuyên viên kinh doanh là gì? 

Chuyên viên kinh doanh là một thuật ngữ chỉ người làm việc trong bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, phát triển chiến lược, môi giới và tiếp thị. Mục tiêu của hoạt động này nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Trên thực tế, chuyên viên kinh doanh cần được tuyển dụng trong hầu hết tất cả các ngành nghề. Các công ty, khu công nghiệp và tập đoàn lớn đều cần một số lượng nhân sự ở vị trí này. 

Vì thế các kỹ năng của các chuyên viên kinh doanh đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt, bạn cần suy nghĩ và cân nhắc để theo đuổi hay không. Tuy vậy, khi đạt mức doanh thu mà công ty ban hành, bạn sẽ nhận lại mức lương tương xứng với công sức đã bỏ ra.

chuyên viên kinh doanh là gì
Tìm hiểu vị trí chuyên viên kinh doanh là gì?

Phân biệt nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh 

Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh học ngành gì để ra làm? Thực chất, ngành học để theo đuổi vị trí này khá đa dạng, điển hình nhất là quản trị kinh doanh. Nhưng nếu bạn theo một ngành học khác, bạn vẫn có thể làm trái ngành, miễn sao ý thức và kỹ năng của bạn tốt là được.

Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp và ở khu công nghiệp đều tương tự nhau thường sẽ bao gồm:

  • Tìm kiếm và liên hệ đến khách hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng bạn cho là tiềm năng, thông qua quá trình trao đổi với họ.
  • Duy trì những mối quan hệ với khách hàng mà bạn phụ trách,  nhanh chóng hỗ trợ khi khách hàng tìm đến
  • Giải quyết một số khiếu nại hoặc các thông tin chưa rõ của khách hàng và báo cáo lên cấp trên khi cần thiết.
  • Lên các kế hoạch và thực hiện nghiên cứu thị trường để phục vụ cho các dự án kinh doanh mới.
  • Thực hiện các cuộc gọi chào hàng với khách hàng tiềm năng.

Mô tả công việc của chuyên viên kinh doanh

Từ việc tìm hiểu chuyên viên kinh doanh là gì, chúng ta phần nào hình dung được công việc của họ. Và đầu mục các việc cụ thể như sau:

  • Đề xuất các kế hoạch AOP trong kinh doanh cho tổ chức, công ty và doanh nghiệp.
  • Thiết lập và duy trì về các mối quan hệ với đối tác và khách hàng. So với nhân viên kinh doanh, đối tác và khách hàng của chuyên viên sẽ lớn hơn, thường là các tổ chức hoặc công ty, còn đối tượng khách hàng mục tiêu của nhân viên kinh doanh là cá nhân. Vì vậy chuyên viên cần xác định một mục tiêu dài hạn và tốn nhiều thời gian hơn, bỏ nhiều công sức, mới có thể mang lại khách hàng lớn về cho công ty.
  • Kết hợp với các phòng ban, bộ phận trong tổ chức để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru, nhịp nhàng.
  • Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về doanh số trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên báo cáo công việc với cấp trên.

Có thể nói rằng các đầu công việc của chuyên viên kinh doanh sẽ thiên về những vấn đề vĩ mô hơn, trong khi các công việc của nhân viên kinh doanh lại cụ thể hơn. 

Đọc thêm: Business development executive là gì?

So sánh mức lương nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh 

lương nhân viên kinh doanh
So sánh mức lương giữa nhân viên và chuyên viên kinh doanh 

Mức lương nhân viên kinh doanh

Mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ chia làm hai loại: lương cứng và lương mềm. Trong đó lương cứng là lương bạn sẽ nhận hàng tháng khi đạt đủ KPI và lương mềm là lương hoa hồng khi bán dịch vụ/sản phẩm và thưởng. Khoảng lương trung bình rơi vào khoảng 7 – 9 triệu VNĐ chưa tính hoa hồngcác loại bonus khác nếu có.

Mức lương chuyên viên kinh doanh

Xét về mức lương của chuyên viên kinh doanh, vẫn sẽ có cách tính lương giống với nhân viên kinh doanh là có cả lương cứng và mềm, nhưng cao hơn. Mức lương cứng sẽ rơi vào khoảng 10 – 11 triệu, cộng thêm phần trăm doanh số mà chuyên viên kinh doanh đem về cho công ty.

4. Một chuyên viên kinh doanh xuất sắc cần gì? 

Yêu cầu công việc cơ bản của một chuyên viên kinh doanh 

Một số yêu cầu cơ bản dành cho chuyên viên kinh doanh bao gồm:

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan
  • Có kinh nghiệm làm ở vị trí Nhân viên kinh doanh hoặc vị trí liên quan
  • Thành thạo, thao tác nhanh các công cụ MS Office
  • Quen thuộc với phần mềm CRM là một ưu thế
  • Có khả năng lên kế hoạch mục tiêu rõ ràng, biết tự hoàn thiện bản thân
  • Thông thạo các kỹ năng bán hàng, giao tiếp khéo léo, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Thông thạo các kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc và quản lý thời gian
  • Cởi mở, thân thiện, biết tiếp thu những góp ý, phản hồi.

8 Tố chất cần có để trở thành chuyên viên kinh doanh xuất sắc 

Để thành công trong một lĩnh vực nào đó chúng ta đều phải có những yếu tố cần thiết. Và muốn trở thành những chuyên viên kinh doanh xuất sắc phải có những yếu sau đây cần trang bị.

kỹ năng chuyên viên kinh doanh
Các kỹ năng của một chuyên viên kinh doanh
  • Có kiến thức và hiểu biết sâu rộng đa ngành

Có thể nói, một chuyên viên kinh doanh sẽ cần hiểu biết rõ và có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Ngoài ra, họ cũng cần hiểu biết sâu rộng với các lĩnh vực khác trong đời sống để có thể trò chuyện cùng khách hàng.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt và quản trị mối quan hệ

Trong thời đại 4.0 hiện nay, kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp là rất cần thiết và nó luôn đóng vai trò quan trọng. Chúng ta có nhiều mối quan hệ khác nhau: mối quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng, kinh doanh, v.v.

Và đặc biệt trong kinh doanh, sử dụng kỹ năng này nhiều sẽ giúp bạn có nhiều đối tác làm ăn, nhiều khách hàng từ đó việc bán sản phẩm cũng sẽ thuận lợi hơn.

Không kém phần quan trọng, nếu bạn giao tiếp tiếng Anh tốt cũng sẽ là một lợi thế.

Đọc thêm: Cách Giao Tiếp Hiện Tại Của Bạn Đã Hiệu Quả Chưa?

  • Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt

Luôn có những tình huống bất ngờ trong công việc, kể cả trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta vẫn luôn phải chuẩn bị thật tốt để xử lý các trường hợp đó. 

Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống một cách linh hoạt, nhạy bén sẽ giúp chúng ta thấu hiểu toàn diện vấn đề, luyện tập được kỹ năng này, bạn sẽ chủ động trong mọi vấn đề.

  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Mọi khía cạnh trong cuộc sống của mỗi người đều mong muốn tối ưu lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, để giao dịch hợp tác thành công và để làm được điều này, không thể thiếu kỹ năng đàm phán và thuyết phục.

Thấu hiểu được chính xác nhu cầu của đối phương, đưa ra được phương án khéo léo khiến khách hàng hài lòng, sẽ thuyết phục được khách hàng lựa chọn phương án do chính bạn đề ra.

  •  Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Việc sắp xếp được hệ thống công việc ở quy mô chiến lược. Biết cách phân phối một nguồn lực lớn một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác và luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát đó là kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Cá nhân mỗi người luôn phải học hỏi được những kỹ năng tốt nhất cho bản thân để có thể phát triển một cách thành công nhất.

  • Có bản lĩnh và quyết tâm cao độ

Ngành nghề kinh doanh luôn phải tiếp xúc với rất nhiều người trong xã hội, việc xảy ra nhiều tình huống tốt có, trái chiều cũng có. Bản thân chúng ta phải luôn rèn luyện sự bản lĩnh để xử lý các tình huống đầy thử thách đó.

  • Có sự chỉn chu về ngoại hình

Một buổi gặp có thể tạo được sự thiện cảm sẽ nhờ một phần vào cách chúng ta ăn mặc, quần áo hoặc tóc tai chỉn chu thể hiện tôn trọng dành cho đối phương. Từ đó, buổi nói chuyện sẽ thuận lợi và nhẹ nhàng hơn.

  •  Luôn giữ thái độ niềm nở và đặt khách hàng làm trọng tâm

Tưởng chừng như đơn giản nhưng để giữ một thái độ luôn niềm nở và đặt khách hàng là trọng tâm trong toàn bộ cuộc trò chuyện không hề dễ dàng. 

“Thái độ” hơn “trình độ”, khách hàng có thể dễ dàng bỏ qua một doanh nghiệp vì họ có rất nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm, tiêu dùng hoặc một dịch vụ nào đó. 

Chính vì thế, chỉ vì một sự không hài lòng nhỏ, bạn có thể rất dễ dàng khiến họ rời bỏ lựa chọn sản phẩm của phía doanh nghiệp bạn và đến với đối thủ cạnh tranh. 

Lời kết

Vừa rồi Glints cũng đã cho các bạn một cái nhìn tổng thể về vị trí chuyên viên kinh doanh là gì, lương cũng như các công việc cụ thể cần phải làm cho ngành nghề này. Hãy nhanh tay ứng tuyển tại các công ty đang có mặt trên trang tuyển dụng của Glints để có cơ hội trở thành một chuyên viên kinh doanh nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 8

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X