Ngày đăng: 06/10/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 07/09/2023
Phòng kinh doanh là cơ sở cho sự phát triển của mỗi công ty. Ngoài nhiệm vụ chính ở mảng bán hàng, bộ phận kinh doanh còn là mắt xích quan trọng đảm bảo mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty.
Vậy cụ thể chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì? Đâu là các tiêu chí đánh giá độ hiệu quả của bộ phận kinh doanh? Hãy cùng Glints giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây!
Để hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh, đầu tiên, bạn cần nắm sơ lược về phòng ban này.
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, phát triển và bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Bộ phận này bao gồm một nhóm các nhân viên với chuyên môn khác nhau cùng làm việc để phát triển và ra mắt sản phẩm, bán hàng, tăng lợi nhuận, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Họ có nhiệm vụ lên các chiến lược nhằm khuyến khích khách hàng quay lại với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Từ đó, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu.
Bộ phận kinh doanh liên kết trực tiếp giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty với khách hàng. Một phòng kinh doanh được đào tạo bài bản sẽ làm được nhiều việc hơn là bán hàng. Trong các vị trí trong công ty kinh doanh, nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Hơn nữa, một nhân viên kinh doanh lành nghề sẽ giúp xác định nhu cầu riêng của khách hàng và đảm bảo rằng những nhu cầu đó được đáp ứng. Một chuyên gia bán hàng được đào tạo chuyên sâu có khả năng thiết kế những lời chào bán cho từng khách hàng dựa trên những tìm hiểu về nhu cầu của họ.
Ngoài ra, bộ phận kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như giữ chân khách hàng. Một nhân viên kinh doanh chất lượng xây dựng mối quan hệ lâu dài, liên tục với khách hàng của họ. Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong kinh doanh.
Kết nối cá nhân khiến khách hàng cảm thấy có giá trị và khuyến khích họ trung thành với công ty của bạn. Thêm vào đó, một khách hàng hài lòng sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn cho những người khác. Từ đó, danh tiếng của công ty sẽ được lan toả một cách tự nhiên.
Đọc thêm: Cem Là Gì? Vai Trò Của Cem Trong Kinh Doanh
Sự đa dạng trong chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp mượt mà giữa các thành viên trong nhóm. Một bộ phận kinh doanh thông thường sẽ bao gồm nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh, quản lý bán hàng, đại diện bán hàng, giám đốc kinh doanh và các vị trí liên quan khác.
Tất cả các thành viên trong phòng kinh doanh đều làm việc để đảm bảo thực hiện mục tiêu về doanh số bán hàng. Dưới đây là một vài chức năng, nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh do Glints tổng hợp:
Bộ phận kinh doanh xác định các mục tiêu và tầm nhìn của công cuộc bán hàng. Họ có trách nhiệm chuẩn bị một kế hoạch bán hàng bài bản và có tính thực thi cao. Các mục tiêu thường bao gồm những thứ như đạt được hạn ngạch và khối lượng bán hàng.
Những mục tiêu này có xu hướng ngắn hạn. Kế hoạch kinh doanh bao gồm các chi tiết như lịch sử, mục tiêu và tầm nhìn của công ty, cấu trúc đội ngũ, thị trường mục tiêu, quy trình bán hàng, các công cụ và nguồn lực. Chi tiết hóa quy trình bán hàng là cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh.
Quy trình bán hàng bao gồm các bước mà bộ phần này phải tuân theo để xác định khách hàng tiềm năng nhằm chốt giao dịch. Quy trình bán hàng có cấu trúc tốt sẽ cải thiện chuyển đổi và kết thúc giao dịch. Nó cũng hoạt động như một hướng dẫn cho các đại diện bán hàng. Cụ thể hơn là giúp họ cung cấp những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng tiềm năng.
Đọc thêm: Phòng marketing có chức năng gì?
Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và xác định các khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu. Tìm nguồn cung ứng bao gồm nghiên cứu trực tuyến trên các trang web khác nhau, tham dự các sự kiện hoặc hội nghị trong ngành hoặc yêu cầu giới thiệu từ khách hàng hoặc đồng nghiệp hiện tại.
Khi phòng kinh doanh đã xác định được các khách hàng tiềm năng, bộ phận sẽ đưa họ vào quy trình bán hàng. Bằng cách liên hệ với họ thông qua telesale, email hoặc các phương tiện khác, nhân viên kinh doanh nỗ lực và tìm nhiều cách khác nhau để tiếp cận với khách hàng.
Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện là một cá nhân được xác định có thể đáp ứng các yêu cầu kinh doanh cụ thể. Ngoài ra, họ còn có khả năng trở thành một phần trong hành trình của người mua.
Để xác định điều này, nhân viên kinh doanh sử dụng các điểm dữ liệu, chẳng hạn như khách hàng tiềm năng yêu cầu bản demo hoặc báo giá, sở thích của người dùng, ý định mua, quy mô công ty và số lượng nhân viên hoặc vai trò trong công ty. Tương tụ, đại diện phát triển bán hàng chịu trách nhiệm về bước này trong quy trình bán hàng.
Đọc thêm: Các Nhóm Đối Tượng Khách Hàng Phổ Biến & Cách Phân Biệt Chính Xác Nhất
Một chức năng nhiệm vụ quan trọng khác của phòng kinh doanh là xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề kinh doanh. Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa ra hoạt động kinh doanh mới, quảng cáo chiêu hàng và hoàn thành một thương vụ bán hàng. Các cá nhân chịu trách nhiệm về quy trình này viết đề xuất, tạo bản trình bày hoặc chạy trình chiếu để thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng đầu cuối.
Do sự phức tạp của các cuộc thảo luận, bộ phận kinh doanh chỉ dành chúng cho những khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn. Họ làm cho mỗi bài thuyết trình phù hợp với từng khách hàng tiềm năng, theo mong muốn và nhu cầu của họ.
Khi khách hàng tiềm năng chấp nhận đề xuất của họ, họ sẽ thương lượng các điều khoản và kết thúc giao dịch. Vị trí Account thường chịu trách nhiệm về sự thành công của bước này.
Những vấn đề kinh doanh này có thể bao gồm trả lời các câu hỏi phức tạp từ khách hàng tiềm năng, xử lý phản hồi, giải quyết các thách thức bán hàng hoặc trình bày sản phẩm. Các cá nhân đảm nhận các trách nhiệm này là các chuyên gia bán hàng. Họ là những người có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về ngành hàng cũng như các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.
Thông qua các câu hỏi và phản hồi của khách hàng tiềm năng, họ có thể điều chỉnh các sản phẩm của công ty để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cuối cùng, phòng kinh doanh còn có trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Họ giải quyết các khiếu nại, ghi lại các vấn đề phức tạp và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền thích hợp để giải quyết. Điều này còn phù thuộc vào mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty.
Họ cũng gia hạn đăng ký với khách hàng hiện tại. Họ xác định các cơ hội bán hàng khác và quảng cáo chiêu hàng cho khách hàng để tiếp tục được bảo trợ và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Mối quan hệ khách hàng tuyệt vời sẽ dẫn đến các cơ hội bán hàng bán tiềm năng dựa trên tệp khách có sẵn hay lời giới thiệu từ phía đối tác.
Đọc thêm: Relationship Marketing Là Gì? Xây Dựng Quan Hệ Với Khách Hàng Không Hề Khó
Vậy làm thế nào để đánh giá độ hiệu quả của phòng kinh doanh? Dưới đây là một vài tiêu chí mà Glints tổng hợp được:
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu tổng quát về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Hi vọng kiến thức trên sẽ hữu ích trong quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân bạn. Nếu có gì thắc mắc về bài viết trên, hãy điền vào phần comment để chúng mình có thể giải đáp sớm nhất.
Ngoài ra, hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích đến từ Glints về chủ đề trên nhé!
Leave a Reply