×

Chức Năng Của Phòng Marketing Là Gì?

Ngày đăng: 18/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Chức Năng Của Phòng Marketing Là Gì?

Các phòng marketing thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong nội bộ hoặc bên ngoài công ty. Bất kể ngành nghề nào, bộ phận này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các bộ phận marketing hiệu quả có thể giúp các công ty phát triển và mở rộng để đạt được tiềm năng và doanh thu cao nhất.

Trong bài viết này, Glints sẽ  định nghĩa về phòng marketing là gì và các chức năng của phòng marketing. Cùng theo dõi những nội dung dưới đây nhé!

Phòng Marketing là gì?

Phòng marketing là một bộ phận của công ty, chịu trách nhiệm về tiếp thị. Một trong những mục tiêu chính của bộ phận này là bán được càng nhiều sản phẩm cho công ty càng tốt. 

Nhóm sẽ thiết kế các chiến lược tiếp thị và kết hợp một số phương thức quảng bá phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của công ty họ.

Họ thiết kế các sản phẩm với mức giá phù hợp cho đúng từng phân khúc người tiêu dùng, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Họ cũng chịu trách nhiệm phát triển các chương trình khuyến mãi và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Phòng marketing có vai trò hết sức quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp với người tiêu dùng và quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu. Ngoài ra, bộ phận này cũng phải hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để giúp đạt được các mục tiêu lớn nhỏ của công ty.

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Phòng Marketing: Đâu Là Nơi Dành Cho Bạn?

Chức năng, nhiệm vụ của phòng Marketing 

Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm và tăng doanh số bán hàng, phòng marketing cũng có vai trò quảng bá doanh nghiệp, từ đó tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Để đi vào chi tiết hơn, sau đây là một số chức năng của phòng marketing, những công việc mà bộ phận này đảm nhận: 

Xây dựng, phát triển thương hiệu, hình ảnh cho công ty

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hai hoạt động rất quan trọng của doanh nghiệp vì nó góp phần giúp doanh nghiệp đạt được thành công và giúp tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường. 

Doanh nghiệp ngay từ đầu cần phải chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt thời gian hoạt động, tất cả các hình ảnh và thông điệp phải được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, thú vị, hấp dẫn nhằm gây thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng. 

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, bộ phận marketing trong công ty cần thực hiện một loạt những nhiệm vụ phổ biến sau đây:

  • Xây dựng, quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng theo hướng chuyên nghiệp, tận tâm.
  • Tích cực tham gia làm nhà tài trợ cho một số hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu. 
  • Thiết kế nhiều chương trình hậu mãi, và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp.
  • Đăng ký tham gia một số chương trình liên quan đến chất lượng về sản phẩm như là Hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO, v.v.
Xây dựng thương hiệu là một trong những chức năng của phòng marketing
Xây dựng thương hiệu là một trong những chức năng của phòng Marketing

Đọc thêm: Marketing Director Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Marketing Director 

Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm

Phòng marketing đảm nhận việc thực hiện nghiên cứu khách hàng và thị trường mua sắm. Hoạt động nghiên cứu giúp bạn xác định thị trường mục tiêu và cơ hội, đồng thời giúp bạn hiểu cách nhìn nhận về sản phẩm và dịch vụ của mình.

Ngoài ra, bộ phận Marketing thường chịu trách nhiệm lựa chọn và quản lý các đại lý cũng như các nhà cung cấp sản xuất tài liệu tiếp thị và hoặc cung cấp hỗ trợ marketing. Chúng có thể bao gồm các đại lý quảng cáo, nhà in ấn, đại lý hoặc chuyên gia PR, nhà cung cấp website, v.v.

Các bộ phận marketing cũng có thể thực hiện nghiên cứu thị trường để xác định những gì khách hàng quan tâm nhất và những gì họ có thể sẽ quan tâm trong tương lai. Các nhà tiếp thị có thể xem xét các xu hướng liên quan đến sở thích hoặc việc sử dụng sản phẩm ở các độ tuổi, giới tính và khu vực khác nhau.

Họ sẽ thu thập dữ liệu, thực hiện phân tích và lập ra báo cáo về những xu hướng thị trường đó có thể có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức của họ, và cách tốt nhất để sử dụng chúng nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, có một số công cụ tiếp thị tự động được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho phương thức phân tích này mà các bộ phận tiếp thị có thể sử dụng.

Phòng marketing có chức năng nghiên cứu thị trường
Phòng marketing có chức năng nghiên cứu thị trường

Lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược Marketing

Các bộ phận marketing chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện nhiều dự án quảng bá khác nhau cho thương hiệu của họ. Chúng có thể bao gồm email, video, bài đăng trên mạng xã hội, áp phích, bảng quảng cáo, tờ rơi và các sự kiện quảng bá trực tiếp. Họ cũng có thể làm việc với các nhà báo, các đơn vị truyền thông và các phương tiện đưa tin để sắp xếp các bài báo hoặc các cuộc phỏng vấn. 

Bên cạnh việc lập kế hoạch và tạo nội dung, các nhà tiếp thị còn theo dõi các công cụ quảng cáo khác nhau đã và đang hoạt động tốt như thế nào để họ có thể kịp thời sửa đổi các chiến lược của mình sao cho phù hợp hơn.

Hiện nay, có những công cụ tiếp thị qua email tự động theo dõi, xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị. Ngoài ra còn có các phần mềm khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định và liên hệ tới những khách hàng tiềm năng. Các ứng dụng phần mềm này giúp các nhà tiếp thị điều phối chiến lược của họ trên nhiều nền tảng khác nhau.

Quảng bá sản phẩm của công ty với khách hàng

Bộ phận marketing sẽ luôn theo dõi xu hướng thị trường để xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sau đó, họ sẽ phát triển một chiến lược tiếp thị nhằm tạo ra cách thức nhận biết về khả năng, nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, họ còn thực hiện các nhiệm vụ và các hoạt động khác nhau như nghiên cứu thị trường, tiếp thị thử nghiệm, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Phòng marketing chịu trách nhiệm thông báo và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty bằng cách kết hợp các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và quan hệ công chúng.

Không những thế, bộ phận này còn có nhiệm vụ thu hút khách hàng, cố gắng hiểu họ và lắng nghe những gì họ chia sẻ. Những việc này góp phần theo dõi sự cạnh tranh, tạo ra các ý tưởng mới, xác định các mục tiêu và lập kế hoạch chiến lược để thu hút khách hàng nhằm giữ chân họ.

Thiết lập và duy trì mối quan hệ với báo chí, truyền thông

Để đảm bảo hình ảnh, quyền lợi của công ty được thể hiện một cách tốt đẹp nhất trong mắt công chúng, phòng marketing cần quan tâm trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí. Giới truyền thông chính là đối tác đắc lực, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỗ đứng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng phát sinh.

Một khi đã hoạt động trong lĩnh vực marketing, các mối quan hệ với truyền thông sẽ theo bạn đến hết những năm tháng sự nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp đặc biệt là bộ phận marketing tuyệt đối không thể để xảy ra hiểu lầm với giới truyền thông.

Nếu xảy ra mâu thuẫn bạn cần phải giữ bình tĩnh để xử lý một cách ổn thỏa và chân thành nhất.

Điều hành, quản lý, và đào tạo nhân viên Marketing

Ngoài việc thực hiện một số công việc liên quan đến hoạt động marketing cho toàn công ty, phòng marketing còn có nhiệm vụ liên quan đến điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận của mình, bao gồm:

  • Lên kế hoạch hoạt động, phân công và giao việc cho nhân viên bộ phận.
  • Có kế hoạch kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.
  • Xem xét, đánh giá và ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng giảm lương hoặc thăng chức theo đúng quy định của công ty.
  • Thực hiện việc điều động và thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.
Phòng marketing còn có nhiệm vụ điều hành nhân viên trong bộ phận của mình
Phòng Marketing còn có nhiệm vụ điều hành nhân viên trong bộ phận của mình

Đọc thêm: Công Việc Marketing Executive Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Marketing Executive Giỏi?

Kết luận 

Bài viết mà Glints cung cấp nhằm mang lại hiểu biết cơ bản nhất về một bộ phận quan trọng của công ty, ở đây là phòng Marketing và các chức năng của phòng Marketing, qua đó rút ra được vai trò của bộ phận này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X